Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về cải tạo các khu chung cư cũ:

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý và cải tạo nhà chung cư cũ ở Hà Nội. (Trang 52 - 54)

III) Giải pháp quản lý và cải tạo nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội:

3.3.Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về cải tạo các khu chung cư cũ:

chuyển lên tầng cao hơn sau khi dự án hoàn thành thì được ưu tiên 1 đơn vị diện tích nhà, công trình kinh doanh trong phạm vi dự án (nếu có) với thời hạn và giá thuê theo thoả thuận.

3.3. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về cải tạo các khuchung cư cũ: chung cư cũ:

Tại Trung Quốc, Chính phủ áp dụng các biện pháp cải tạo tương đối mạnh mẽ, phá bỏ các khu chung cư cũ tại trung tâm các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến,… xây dựng các khu nhà cao tầng để khai thác tối đa giá trị đất đai đô thị. Do diện tích rộng lớn nên việc di dân, giải phóng mặt bằng ở các thành phố này có nhiều thuận lợi. Trung Quốc xác định mnhu cầu về nhà ở rất lớn, đây là 1 thị trường kinh doanh hiệu quả. Trên cơ sở thương lượng đền bù thoả đáng, Chính phủ Trung quốc thực hiện thành công chương trình di dân tái định cư kết hợp với đào tạo nghề, chuyển đổi cơ cấu lao động.

Tại Hàn Quốc, Chính Phủ thực hiện chương trình cải tạo, nâng cấp nhà ở trên phương diện có sự hợp tác của người dân đang sinh sống trong các khu chung

cư cũ với các nhà thầu tư nhân bằng cách hỗ trợ cho người dân vay vốn, lãi xuất thấp, thời gian chi trả dài. Các dự án mua đát từ chính quyền thành phố trong phạm vi quy hoạch của dự án, sau đó dỡ bỏ hoàn toàn các nhà chung cư cũ để xây dựng lại chung cư cao tầng mới với mật độ xây dựng cao hơn tăng cường diện tích ở, những người dân góp tiền doanh nghiệp tư nhân để kinh doanh thu lợi nhuận về cho dự án và cho chính bản thân. Nhờ có chương trình này mà những khu nhà mới hiện đại đã thay thế những khu nhà ở cũ nát, người dân được tái định cư tại chỗ, cuộc sống không bị xáo trộn nhiều.

Nhìn chung các nước trên thế giới có 2 xu hướng cải tạo các khu chung cư cũ là phá bỏ để xây mới và phục hồi, cải tạo nâng cao giá trị. Trong những năm 1970, quá trình đổi mới các đô thị phương tây chủ yếu áp dụng các biện pháp thứ nhất. Sau khi phá bỏ các chung cư cũ, tuỳ thuộc vào đặc điểm tự nhiên và dân số của từng khu để lựa chọn hình thức và mật độ xây dựng nhà chung cư cao tầng mới xây dựng để tiết kiệm đất đai, khai thác tiềm năng tài nguyên đất đô thị. Xu hưóng thứ nhất cải tạo triệt để, mang tính kinh tế cao, tuy nhiên các khu chung cư mới thay thế sau khi đưa vào sử dụng lại cũng không giải quyết được những vấn đề cũ như mặt thẩm mỹ vẫn đơn điệu và nghèo nàn, dập khuôn do thiết kế và thi công nhanh, hàng loạt, thiếu các không gian sinh hoạt công cộng do tận dụng triệt để đất đai. Vì thế, ngay sau khi phá huỷ hết các khu chung cư cũ, dân cư và các nhà chuyên môn trong kiến trúc quy hoạch lại cảm thấy sai lầm và nuối tiếc.

Xu hướng thứ 2 phục hồi và nâng cấp giá trị là xu hướng cải tạo thạn trọng và mang tính nhân văn, tuy nhiên chi phí cao và thời gian thực hiện kéo dài. Ngày nay, những yêu cầu đặt ra đối với việc cải tạo các khu chung cư cũ là cải tạo nhà ở về mặt vật thể, đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện đại mà không làm tổn hại đến các giá trị văn hoá, xã hội. Quá trình cải tạo nhà ở hiện nay ở các nước thực hiện được thành công khi huy động được sự tham gia của cộng đồng trong thiết kế, huy động vốn, quản lý đầu tư, xây dựng và vận hành khai thác.

IV) Kết luận:

Luôn luôn âu lo, luôn luôn thấp thỏm- đó là tâm trạng của những người dân sống tại những chung cư cũ, nguy hiểm đang ngày càng xuống cấp mà họ đang hàng ngày hàng giờ phải đối mặt. Ngày nào mà những chung cư này chưa được cải tạo, ngày đó những người dân ở đây luôn phải sống trong lo sợ. Có người đã ví rằng: vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ chỉ làm chết 54 người đã gây chấn động cả nước vừa qua, nhưng nếu như 1 khu chung cư bất ngờ sập xuống đúng lúc người dân đang ngủ thì thiệt hại về người và của sẽ đến mức nào dù đã có dự báo. Mặc dù hiện nay chưa có sự đồng thuận, nhất quàn về quan điểm và lợi ích giữa 3 bên: người dân, doanh nghiệp, và chính quyền (người dân cần chỗ ở mới an toàn với diện tích và mức đền bù thoả đáng; doanh nghiệp theo đuổi lợi nhuận; thành phố muốn chỉnh trang bộ mặt đô thị…). Vì vậy, cần có sự vào cuộc quyết liệt, cụ thể của chính quyền thành phố trong việc chỉ đạo công tác quản lý cải tạo, xây dựng mới nhà chung cư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Bởi việc thực hiện công tác này là rất cần thiết để tạo tiền đề quan trọng góp phần nâng cao đời sống của người dân, từng bước ổn định xã hội, tạo tác động tích cực trong việc duy trì và phát triển quỹ nhà của thành phố, đồng thời tạo 1 bộ mặt đô thị khang trang hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý và cải tạo nhà chung cư cũ ở Hà Nội. (Trang 52 - 54)