tổng quát tính tiền lương bình quân:
' ' ' L F XL =
X L': Tiền lương bình quân F’ : Tổng quỹ lương
L’ : Số lượng lao động đã hao phí cho sản xuất kinh doanh _Tiền lương bình quân giờ (X g)
g
X =
GN Fg
Fg: Tổng quỹ lương giờ
GN : Tổng số giờ-người thực tế làm việc _Tiền lương bình quân ngày ( Xn)
n
X =
NN Fn
Fn : Tổng qũy lương ngày
NN :Tổng số ngày-người thực tế làm việc
_Tiền lương bình quân tháng( hay quý, năm ) ( XL)
L F XL =
F: Tổng quỹ lương tháng ( hay quý, năm )
L: Số lao động có bình quân
Trường hợp một tổng thể bao gồm nhiều bộ phận cùng tham gia sản xuất,
kinh doanh , mức tiền lương bình quân một công nhân sản xuất của tổng thể ( ký hiệu X ) được xác định bởi công thức :
∑ ∑ = L F X ; Do F = XLL cho nên =∑∑L L X X L Hay : X =∑XLk
k= L ∑L-kết cấu lao động của từng bộ phận trong tổng số lao động của tổng thể .
3.2.2 Đánh giá chung tình hình biến động quy mô và cơ cấu thu nhập trong doanh nghiệp, thông qua tính và so sánh các chỉ tiêu :
_Tổng thu nhập lần đầu của người lao động ( V) _Tổng thu nhập lần đầu của doanh nghiệp ( M) _Giá trị gia tăng thuần ( NVA)
_Tỷ trọng thu nhập lần đầu của lao động trong trong tổng thu nhập lần đầu của doanh nghiệp ( V/M)
_Tỷ trọng thu nhập lần đầu của người lao động trong giá trị gia tăng thuần ( V/NVA)
II.CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG.
1.Phương pháp phân tổ
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến
hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau .
Phân tổ thống kê giúp hệ thống hoá một cách khoa học các tài liệu thu thập được trong điều tra; giúp ta phân chia tổng thể phức tạp thành các tổ khác nhau, trong đó các đơn vị khác tổ thì khác nhau về tính chất theo tiêu thức dùng làm căn cứ phân tổ. Thông qua tài liệu đã được phân tổ có thể nhận xét khái quát đặc trưng cơ bản của hiện tượng. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tổng hợp thống kê .
Phân tổ cũng là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích thống kê , đồng thời là cơ sở để thực hiện các phương pháp phân tích thống kê khác. Bởi vì , chỉ sau khi đã phân chia tổng thể phức tạp thành các tổ có tính chất đặc điểm khác nhau thì các chỉ tiêu phân tích khác tính ra mới có ý nghĩa.
Lao động và tiền lương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính , tuổi tác , bậc thợ, trình độ, năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh.... do vậy khi phân tổ lao động và tiền lương theo các tiêu thức trên có thể phát hiện các nhân tố ảnh hưởng và chiều hướng tác động của chúng.
Khi phân tổ lao động và tiền lương theo các tiêu thức như theo khoản mục cho phép nhìn nhận lao động và tiền lương trên các góc độ khác nhau từ đó có những đánh giá khái quát về đặc trưng cơ bản của chúng .
2.Phương pháp chỉ số
Chỉ số là một số tương đối được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm tính
được bằng cách so sánh hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu
Phương pháp chỉ số dùng để phân tích mối liên hệ phụ thuộc, xác định mức độ biến động trong không gian và thời gian , mức độ hoàn thành kế hoạch và phân tích ảnh hưởng của các nhân tố .
Trong thống kê chỉ số có tác dụng :
-Dùng chỉ số để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian gọi là chỉ số phát triển
-Dùng chỉ số để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua không gian gọi là chỉ số không gian
-Dùng chỉ số để nêu lên nhiệm vụ kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch gọi là chỉ số kế hoạch .
-Dùng chỉ số để phân tích ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng.
Phương pháp chỉ số dùng để nghiên cứu sự biến động theo thời gian của các chỉ tiêu tổng hợp như : tổng quỹ lương, tổng thu nhập,...; nghiên cứu tình
hình hoàn thành kế hoạch của số lượng lao động , nghiên cứu biến động thời gian lao động , năng suất lao động, phân tích biến động của mức lương bình quân , các quỹ lương .
3.Phương pháp dãy số thời gian
Phương pháp dãy số thời gian là phương pháp tìm quy luật trong thời gian .Phương pháp này cho phép tìm quy luật về xu thế, quy luật thời vụ, xác định mức độ biến động và dự báo thống kê ngắn hạn.
Yêu cầu cơ bản khi xây dựng 1 dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số thời gian, tức là phải đồng nhất về nội dụng, phương pháp tính về không gian và thời gian, đơn vị tính . Dùng phương pháp dãy số thời gian để dự báo ngắn hạn quy mô và cơ cấu lao động , phân tích biến động về quy mô và cơ cấu thời gian lao động. Đặc điểm của việc vận dụng dãy số thời gian theo chỉ tiêu quy mô thời gian lao động là ở chỗ đây là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ. Việc vận dụng phương pháp này cho phép nêu tính quy luật biến động của cơ cấu thời gian lao động, mức độ biến động thời gian lao động, dự báo ngắn hạn quy mô thời gian lao động. Do đặc điểm của chỉ tiêu này, nên có thể áp dụng phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian để biểu hiện tính quy luật biến động của nó. Đặc điểm của việc vận dụng dãy số thời gian theo chỉ tiêu cơ cấu thời gian lao động là ở chỗ đây là chỉ tiêu tương đối . Việc vận dụng phương pháp này cho phép nêu tính quy luật biến động của cơ cấu thời gian lao động, mức độ biến động của cơ cấu thời gian lao động, dự báo ngắn hạn cơ cấu thời gian lao động. Dãy số thời gian cho phép biểu hiện tính quy luật biến động của năng suất lao động , xác định mức độ biến động của năng suất lao động .
Vận dụng dãy số thời gian theo chỉ tiêu mức lương và mức lương bình quân là ở chỗ, đây là chỉ tiêu thời kỳ. Việc vận dụng cho phép nêu tính quy luật biến động của mức lương, mức độ biến động của mức lương, dự báo ngắn hạn mức lương và mức lương bình quân .
CHƯƠNG III-VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG Ở NHÀ
MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG THỜI KỲ 1995-2004
I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG
1.Quá trình hình thành và phát triển