Những vướng mắc đối với hoạt động M&A ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tổng quan về mua bán- sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 67 - 69)

I. Thị trường MA tại Việt Nam

a. Những vướng mắc đối với hoạt động M&A ở Việt Nam

- Thiếu thông tin cản trở mua bán doanh nghiệp

Khi Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường thì cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, một dạng của hoạt động M&A, là một mục tiêu quan trọng cần đạt được. Tuy nhiên, đó sẽ là một công việc hết sức khó khăn để thành công. Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước hiện đang được cho là diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, gần đây Chính phủ lại công bố kế hoạch làm chậm lại quá trình này và khởi xướng việc phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu trên thị trường chứng khoán.

Dù Quốc hội đã thông qua rất nhiều đạo luật trong năm 2005 và 2006, rất nhiều người hoạt động trong lĩnh vực M&A vẫn than phiền rằng các quy định về nó vẫn còn chưa cụ thể và toàn diện.

Một trong những vấn đề đối với các hoạt động M&A ở Việt Nam là sự không rõ ràng. Nói chung là còn thiếu các thông tin tin cậy. Đó là lý do tại sao các nhà đầu tư nước ngoài cần đến những dịch vụ như của TCK Group và TigerInvest để thực hiện việc kiểm tra và xác minh cho họ.

Người nước ngoài khi không ở Việt Nam thì sẽ không có một bức tranh toàn diện về những gì đang diễn ra ở đất nước này. Họ có thể tra thông tin trên Internet nhưng những thông tin mà họ tìm thấy là không cụ thể và thường là lạc hậu

- Kiểm soát mua bán doanh nghiệp còn thiếu phối hợp

Thị trường M&A Việt Nam ngày càng phát triển nhanh chóng, và thông qua thị trường giao dịch chứng khoán, các hoạt động mua bán, sáp nhập sẽ có môi trường thuận lợi để phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn và minh bạch hơn.

Thị trường này sẽ còn tăng mạnh hơn bởi đây là xu hướng phát triển của nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, là biện pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp tăng vốn một cách nhanh nhất.

Tuy nhiên, bên cạnh mục tiêu tạo ra những doanh nghiệp lớn hơn trên cơ sở tập trung sức mạnh của nhiều doanh nghiệp khác, làm giảm số lượng các đối thủ cạnh tranh và mức độ cạnh tranh thì M&A cũng có thể thay đối cơ cấu thị trường, làm xuất hiện những doanh nghiệp độc quyền, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Vì vậy, pháp luật các nước đều có các quy định rất chặt chẽ về kiểm soát hoạt động M&A, đặc biệt là M&A thông qua thị trường chứng khoán.

Tuy vậy, tại Việt Nam, theo nhiều chuyên gia, hiện vẫn chưa có cơ chế kiểm soát hoạt động này phù hợp với thực tiễn phát triển. Việc kiểm soát các hình thức mua bán, sáp nhập doanh nghiệp mới dừng ở mức giám sát thông qua Luật Chứng khoán và Luật Cạnh tranh, và cũng mới chỉ dừng ở vấn đề giao dịch nội bộ, giao dịch của cổ đông lớn.

Luật Cạnh tranh đã sử dụng "ngưỡng thị phần" làm cơ sở phân loại nhóm tập trung kinh tế và làm tiêu chí để xác định khả năng gây hại của các trường hợp tập trung kinh tế. Tuy nhiên, ở khía cạnh quản lý cạnh tranh, hiện chưa có một quy định nào về “ngưỡng thị phần” mà buộc các công ty, doanh nghiệp tiến hành hoạt động M&A phải thông báo cho Cục Quản lý cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Tổng quan về mua bán- sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w