Định giá mục tiêu

Một phần của tài liệu Tổng quan về mua bán- sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 30 - 33)

Gía trị của một doanh nghiệp bao gồm giá trị hữu hình và giá trị vô hình

Giá trị hữu hình: Chỉ giá trị căn bản của công ty, không liên quan đến việc mua bán sáp nhập

Có 2 phương pháp định giá phổ biến là chiết khấu dòng tiền và so sánh thị trường

(1) Chiết khấu dòng tiền: chiết khấu dòng tiền có 3 mảng

• Dự tính dòng tiền: Dòng tiền tương lai có thể được tính từ một số nhân tố sau:

- Doanh thu: vấn đề được đặt ra ở đây là doanh thu thực của dự án như thế nào? Việc dự đoán doanh thu kém tin cậy thì phân tích chiết khấu dòng tiền càng kém chính xác.

- Giá vốn hang bán: Đây là phần chi phí lớn nhất của công ty, giá vốn hang bán phụ thuộc vào từng ngành. Dự báo giá vốn hang bán dựa vào giá bán cũ và các chiến lược, xu thế phát triển của ngành.

- Bảng cân đối kế toán: Mọi sự thay đổi của các yếu tố trên bảng cân đối kế toán đều có tác động đến dòng tiền. Nhưng tập trung chủ yếu ở các thay đổi như: vốn hoạt động, cơ cấu vốn kỳ trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp.

• Giá trị cuối cùng: Dòng tiền cuối cùng của dự án phải ổn định và tăng trưởng ở mức tỷ suất ổn định

• Tỷ lệ chiết khấu: Dòng tiền và giá trị của doanh nghiệp được chiết khấu về thời điểm hiện tại theo một tỷ lệ chiết khấu nhất định

Ke = Rf + βj( Rm- Rf)

Ke : chi phí vốn chủ sở hữu yêu cầu ( tỷ suất lợi nhuận cổ đông)

Rf : Lợi nhuận phi rủi ro ( thường lấy bằng lãi suất trái phiếu chính phủ) Βj(Rm-Rf) : phần bù rủi ro hệ thống

Rm : tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu Βj: rủi ro thị trường

(2) Phương pháp so sánh thị trường:

Phương pháp này dựa trên lợi nhuận của công ty( là đối tượng mua bán sáp nhập), thường là lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Phương pháp căn cứ vào cơ sở rằng thị trường phản ánh một cách hiệu quả mọi thông tin cho nhà đầu tư. Giả định rằng công ty luôn được thị trường định giá

và giá của công ty là giá thị trường của các loại cổ phiếu. Mức độ chính xác của giả định được phản ánh thông qua hành vi của nhà đầu tư trên thị trường.

Việc sử dụng phương pháp này phức tạp hơn trong thực tế là cực kỳ khó khăn để tìm được những công ty có thể so sánh thực sự cho bất kỳ bộ phận mua bán nào. Không có hang hóa so sánh, nó không tạo ra cơ sở trong để kiềm tìm một số lượng lớn các công ty là đối tượng mua bán- sáp nhập để đạt đến một giá trị nhất định.

Giá trị vô hình: Xem giá trị tăng thêm như kết quả cuộc mua bán giữa hai công ty. Một điều đặt ra là bằng cách kết nối sức mạnh, hai công ty có thể hoạt động tốt hơn rõ rệt so với phép cộng đơn giản kết quản hoạt động của từng công ty với nhau. Khái niệm này được gọi là sự cộng hưởng, và được biểu diễn bởi công thức sau:

1+1=3

Mặc dù đây là một phương trình sai về mặt toán học, nhưng nó là mục tiêu chính của tất cả các thương vụ mua bán- sáp nhập doanh nghiệp.

Bất cứ ở đâu, việc tính toán giá trị thực chất là hoàn toàn đơn giản và mang tính công thức, giá trị cộng hưởng lại là một quá trình phức tạp hơn bởi mọi giả định đều có thể xảy ra.

Tất nhiên, có rất nhiều các vấn đề cần phải được xem xét khi tính toán giá trị của sự cộng hưởng, kể các lợi thuế cũng được quy về sự cộng hưởng, giá trị của sự chia sẻ và trao đổi thông tin giữa các công ty. Tuy nhiên, nó dường như là những thành công trong dài hạn, hai nhân tố chính của giá trị cộng hưởng là lợi nhuận được quy về (1) cắt giảm chi phí và (2) sự bán chéo

(1) Cắt giảm chi phí: Phát sinh từ việc cắt giảm việc làm, phương tiện làm việc cùng các chi phí khác có được từ việc hợp nhất hai công ty. Tuy nhiên, có một vài mảng chỉ cắt giảm được rất ít , đó là lực lượng bán hang, đội ngũ kinh doanh. Nếu việc sáp nhập doanh nghiệp cố gắng mở rộng về mặt địa lý thì lực lượng đội ngũ kinh doanh cần phải bao phủ hết các khu vực địa lý đó và thậm chí có thể phải được mở rộng thêm.

Một trong những khó khăn của việc tính toán cắt giảm chi phí là vị trí của các cá nhân trên sơ đồ tổ chức của công ty không phản ánh được các trách nhiệm trong công việc. Một vị trí công việc có thể dễ dàng bị cắt bỏ về mặt lý thuyết nhưng lại rất quan trọng cho công ty mới thành lập. Do vậy, cho dù việc cắt giảm chi phí có thể tính toán dễ dàng nếu hiểu từng bộ phận và mức độ hoạt động cần thiết là gìm để loại bỏ hoặc giữ lại nhưng gì cần thiết.

(2) Bán chéo: Chỉ sự sáp nhập năng lực của hai công ty trong việc bán sản phẩm và dịch vụ tới khách hang.

Tính toán các yếu tố giá trị cộng hưởng phát sinh từ việc mua bán chéo thì khó khăn hơn cắt giảm chi phí. Không như chi phí- có thể được kiểm soát sát sao, doanh thu của doanh nghiệp sau khi sáp nhập khó dự báo. Càng khó khăn hơn trong việc dự báo doanh số trong tương lai của từng công ty sau khi đã sáp nhập, đặc biệt là dự báo các giả định thị trường. Dự báo doanh thu sau sáp nhập là khó khăn, tuy nhiên, một vài biến số như phản ứng của khách hang vẫn phải nghiên cứu.

Trên lý thuyết, sáp nhập chéo thường làm tăng doanh thu. Trên thực tế các khách hang của công ty có thể không quan tâm đến sản phẩm của công ty thứ hai, Hơn nữa, việc đưa thêm sản phẩm có thể làm thay đổi căn bản vị thế của công ty và cũng có thể mất hẳn khách hang khi khách hàng không nhận ra hình ảnh thương hiệu của công ty.

Một phần của tài liệu Tổng quan về mua bán- sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w