Quá trình hình thành và phát triển.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh ” (Trang 29 - 32)

I. Khái quát về Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh 1 Sự ra đời, chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức

1.1 Quá trình hình thành và phát triển.

Cơ sở của Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh được thành lập từ ngày 27/03/1964. Từ khi thành lập đến nay, qua nhiều thời kì của nền kinh tế đất nước Công ty đã phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau với những tên gọi khác nhau:

1.Giai đoạn 1964 – 1975:

Trong giai đoạn đầu được thành lập Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai Công ty của tỉnh Hải Ninh và khu vực Hồng Quảng theo quyết định số 128/BNT/QĐ-TCCB ngày 27 – 3 – 1964 của bộ Ngoại Thương thành “Công ty Xuất nhập khẩu kiêm kinh doanh hàng xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh”. Thời kì này nhiệm vụ chính của công ty được Bộ giao là tổ chức sản xuất khai thác thu mua hàng xuất khẩu giao cho các tổng Công ty thuộc Bộ Ngoại thương buôn bán trao đổi hàng hoá xuất nhập khẩu với Quảng Đông ( Trung Quốc ).

Trong thời kì này các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là lâm sản, hải sản, khoáng sản, và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ các ngành sản xuất, tiêu dùng trong nước và an ninh quốc phòng.

Kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 200.000 – 300.000 USD/năm

2.Giai đoạn 1976 – 1985:

Năm 1975 Công ty đổi tên là: “Công ty Ngoại Thương Quảng Ninh”. Nhiệm vụ của Công ty trong thời gian này là khôi phục và củng cố ngành Ngoại thương của tỉnh Quảng Ninh sau thời gian chiến tranh, đặc biệt là xây dựng trong điều kiện nước nhà hoàn toàn độc lập và thống nhất.

Năm 1980 Công ty đổi tên thành: “Công ty Liên hiệp xuất nhập khẩu

Quảng Ninh “. Mô hình tổ chức của Công ty lúc này gồm: các trạm ngoại

thương ở các huyện, thị xã trong tỉnh, các trạm chuyên doanh ở văn phòng Công ty và các phòng ban. Chức năng làm nhiệm vụ tham mưu quản lý toàn Công ty là đơn vị hạch toán kinh tế.

Đến tháng 3 năm 1982, được phép của Bộ Ngoại Thương Công ty là một trong ba doanh nghiệp của ba địa phương trên miền Bắc được phép kinh doanh

xuất nhập khẩu trực tiếp với thị trường nước ngoài ( chủ yếu là Hông Kông và Singapo ). Tháng 6 năm 1982 Công ty hoạt động với chức năng, nhiệm vụ và mô hình trên.

Nhiệm vụ chủ yếu xuyên suốt giai đoạn này là “ khai thác tiềm năng địa phương, đẩy mạnh xuất khẩu để nhập khẩu”.

Các mặt hàn xuất khẩu như: than, quế, hồi, ba kích, thảo quả, sa nhân, rau câu, tùng hương, tắc kè, khỉ, sắt vụn, hàng thủ công mỹ nghệ, … tiếp tục được khai thác và xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Hồng Kông và các nước XHCN.

Nhập khẩu các mặt hàng phục vụ các ngành sản xuất trong nước: gạo, phân đạm, tàu thuyền, xăng dầu, thiết bị phục vụ khai thác than, sắt thép, … và nhiều mặt hàng tiêu dùng khác.

Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn này đạt 42 triệu USD, trong đó: kim ngạch xuất khẩu là 26,8 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu là 15,2 triệu USD tăng mạnh so với giai đoạn trước.

3.Giai đoạn 1986 – 1993:

Nhiệm vụ chiến lược của giai đoạn này là “ ra sức tăng kim ngach xuất khẩu để nhập khẩu”.

Tháng 6/1988 Công ty tiếp tục cải cách mô hình tổ chức theo 2 khối:

- Khối văn phòng Công ty gồm các phòng ban

- Khối các đơn vị trực thuộc gồm các xí nghiệp thêu ren XK, Công ty XK thủ công mỹ nghệ; Xk nông lâm khoáng sản, giao nhận kho vận, xí nghiệp dịch vụ xuất khẩu …

Năm 1990, Công ty xúc tiến hoạt động kinh doanh với thị trường Trung Quốc, đồng thời đẩy mạnh XNK với thị trường Hồng Kông và Nhật Bản, thành lập chi nhánh tại Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, huyện Hải Ninh và hệ thống các cửa hàng bán lẻ tại Hòn Gai và Yên Hưng nhằm khai thác tối đa các tiềm năng của địa phương, chú trọng tạo nguồn hàng xuất khẩu cao, số lượng ổn lớn, ổn định.

Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu truyền thống còn mở rộng ra các mặt hàng khác như: chè vàng, lạc nhân, song mây, … nhưng riêng với hàng thủ công

mỹ nghệ có xu hướng giảm. Hàng nhập khẩu vẫn chủ yếu là các mặt hàng phục vụ nhu cầu sản xuất tiêu dùng trong nước (ô tô, xe máy, xăng dầu … ).

Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn này đạt 50,3 triệu USD.

4.Giai đoạn 1993 – 1998:

Tháng 11/1993, Công ty đổi tên thành “Công ty XNK Quảng Ninh”. Tháng 8/1998 Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Hòn Gai được sáp nhập vào Công ty .

Trong thời kì này, bên cạnh XNK trực tiếp, Công ty còn mở rộng một số loại hình hoạt động như tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan … đạt hiệu quả kinh doanh cao.

Sang năm 1998, Công ty đã mở rộng hướng đa dạng các hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh việc duy trì phát triển các hoạt động hiện có, Công ty đã mở rộng một số hoạt động mới như: chế biến hải sản xuất khẩu. dịch vụ du lịch … thực hiện đổ mới trong quản lý tài chính, sử dụng nguồn nhân lực có hiều quả … do đó Công tyvẫn duy trì tốt các hoạt động và kinh doanh có hiều quả.

Các mặt hàng XK đa dạng: Cao su, hạt tiêu, hạt điều, quế, … Mặt hàng chính qua kho ngoại quan gồm ô tô, thuốc lá … . Hàng tạm nhập tái xuất gồm: lông cừu, hạt dưa, đồng, nhôm, dầu cọ, …

Đến tháng 11 năm 1993 Công ty đổi tên thành Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh với tên đối ngoại là QUNIMEX.

Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn này đạt 344,5 triệu USD.

5.Giai đoạn từ 1999 đến nay:

Đây là thời kì phát triển, mở rộng hoạt động theo hướng Thương mại – Công nghiệp - Dịch vụ, tiến hành đổi mới một cách sâu sắc và toàn diện. Đẩy mạnh đầu tư trung, dài hạn vào các dự án nhằm khai thác tiềm năng của địa phương, tìm hướng mở rộng ra bên ngoài nhằm tăng tính hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo sự ổn định lâu dài và tăng tốc độ phát triển.

Hiện nay, Công ty Xuất nhập khẩu Quảng Ninh là một doanh nghiệp Nhà nước thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu của tỉnh Quảng Ninh, và đã có các chi nhánh tại các tỉnh thành khác.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh ” (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w