CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ THÔNG DỤNG

Một phần của tài liệu Bài giảng tài chính tiền tệ (Trang 71 - 73)

1. Các phương tiện thanh toán thông dụng1.1. Hối phiếu. 1.1. Hối phiếu.

Hối phiếu là một phương tiện thanh toán trong thương mại quốc tế, được sử dụng phổ biến. Theo “Luật thống nhất và hối phiếu” được ký kết tại Geneve năm 1930, thì “hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu, hoặc đến một ngày xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác, hoặc trả cho người cầm phiếu”. Như vậy hối phiếu có một số đặc điểm sau:

- Hối phiếu có tính trừu tượng - nội dung của hối phiếu không ghi cụ thể nội dung quan hệ tín dụng, mà chỉ ghi số tiền phải trả.

- Tính bắt buộc phải trả tiền.

- Hối phiếu có thể lưu thông được - chuyển nhượng quyền thụ hưởng từ người này sang người khác.

Trong thanh toán quốc tế, hối phiếu được phân ra nhiều loại dựa theo những tiêu thức phân loại khác nhau.

- Căn cứ vào thời hạn trả tiền, hối phiếu có hai loại: hối phiếu trả tiền ngay và hối phiếu có kỳ hạn. - Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu, hối phiếu cũng chia ra hai loại: hối phiếu đích danh và hối phiếu theo lệnh.

- Căn cứ vào người ký phát hối phiếu, hối phiếu có hai loại: hối phiếu thương mại và hối phiếu ngân hàng.

174

1.2. Séc.

Séc là một tờ một lệnh vô điều kiện của chủ tài khoản đối với ngân hàng, yêu cầu trích từ tài khoản của mình tại ngân hàng một số tiền nhất định để trả cho người thụ hưởng ghi trên séc.

Séc là một phương tiện chi trả rất thuận tiện và thông dụng trong thanh toán nội địa cũng như thanh toán quốc tế về hàng hoá lao vụ, dịch vụ…

Nguyên tắc cơ bản trong thành lập séc là người ký phát hành séc phải có tiền mở tài khoản tại ngân hàng, số tiền ghi trên tờ séc (mệnh giá) không được vượt quá số dư có trên tài khoản ở ngân hàng. Séc có thể được phát hành để chi trả một tổ chức, một cá nhân, séc cũng có thể do ngân hàng này phát hành để trả tiền cho ngân hàng khác.

Ngày nay trong thanh toán quốc tế người ta sử dụng khá nhiều các loại séc khác nhau, như: séc đích danh, séc vô danh, séc theo lệnh, séc xác nhận, séc chuyển khoản, séc du lịch.

2. Các phương tiện thanh toán quốc tế thông dụng

2.1. Phương thức chuyển tiền. Nội dung của phương thức này là - một khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một thời điểm nhất định. Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người thụ hưởng để thực hiện việc chuyển tiền.

Phương thức chuyển tiền có thể thực hiện bằng hai cách: Chuyển tiền bằng điện và chuyển tiền bằng thư. Trong trường hợp thanh toán bằng ngoại tệ, người chuyển tiền phải mua ngoại tệ theo tỉ giá hối đoái của nước đó.

2.2. Phương thức uỷ thác thu hay nhờ thu: Phương thức trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn tất nghĩa vụ xuất chuyển hàng hoá cho người nhập khẩu thì uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ phiếu do mình lập ra.

- Nhờ thu phiếu trơn: là người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hàng hoá, lập các chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (thông qua ngân hàng) đồng thời uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.

- Nhờ thu kèm chứng từ : Là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở

người nhập khẩu, không những chỉ căn cứ vào hối 175

phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo, với điều kiện là người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu để đi nhận hàng.

2.3. Phương thức tín dụng chứng từ. Phương thức này là một sự thoả thuận trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.

Như vậy trong phương thức này bắt buộc phải hình thành một thư tín dụng. Đây là một văn bản pháp lý quan trọng trong phương thức tín dụng chứng từ, vì nếu không có thư tín dụng thì người xuất khẩu sẽ không giao hàng.

Thư tín dụng là văn bản pháp lý trong đó NH mở thư tín dụng cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của thư tín dụng đã mở.

Thư tín dụng phải được hình thành trên cơ sở hợp đồng thương mại, có nghĩa là phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu của hợp đồng để người nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng. Khi đã được mở, thư tín dụng hoàn toàn độc lập với hợp đồng thương mại đó khi thanh toán, ngân hàng chỉ căn cứ vào nội dung thư tín dụng mà thôi.

Trong thanh toán quốc tế, người ta sử dụng nhiều loại thư tín dụng như: thư tín dụng có thể huỷ ngang, thư tín dụng không thể huỷ ngang, thư tín dụng không thể huỷ bỏ xác nhận và thư tín dụng chuyển nhượng..

Một phần của tài liệu Bài giảng tài chính tiền tệ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w