Chính sách tiền tệ của NHTW

Một phần của tài liệu Bài giảng tài chính tiền tệ (Trang 67)

1. Vai trò của NHTW trong điều tiết vĩ mô

NHTW ra đời trong quan điểm là ngân hàng phát hành với chức năng phát hành tiền cho lưu thông, về sau, khái niệm NHTW thay cho ngân hàng phát hành với chức năng vừa phát hành tiền vừa quản lý về lưu thông tiền tệ,có các vai trò sau:

1.1 Điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông cho phù hợp với yêu cầu ổn định và phát triển kinh tế

Khối lượng tiền trong lưu thông trong mối quan hệ với khối lượng hàng hóa có tác động rất lớn đến ổn định và phát triển kinh tế với tư cách là ngân hàng của các ngân hàng. NHTW giữ vai trò quyết định khối lượng tiền trong lưu thông qua các công cụ của nó như các chính sách về lãi suất, về dự trữ pháp định nhằm đảm bảo khối lượng tiền trong lưu thông đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển kinh tế

1.2 Ổn định đồng tiền nội địa

Sức mua của đồng tiền chịu tác động từ nhiều phía, cung cầu về tiền tệ, giá vàng, tỷ giá ngoại hối... NHTW phải tiềm mọi biện pháp ổn định sức mua của đồng tiền nội địa nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách kinh tế và quan hệ quốc tế. Khi sức mua của đồng tiền giảm tức là giá cả hàng hóa tăng lên chứng tỏ quỹ tiêu dùng bằng tiền của xã hội lớn hơn quỹ hàng hóa. NHTW tìm biện pháp giảm quỹ tiêu dùng và phát triển sản xuất.. Ngược lại khi sức mua của đồng tiền tăng tức là giá cả hàng hóa sẽ giảm, chứng tỏ quỹ tiêu dùng bằng tiền của xã hội nhỏ hơn quỹ hàng hóa. NHTW sẽ tìm biện pháp đưa thêm tiền vào lưu thông để kích thích tiêu dùng và kích thích sản xuất. Ngoài ra NHTW còn can thiệp để ổn định giá vàng và giá ngoại tệ tạo cơ sở cho ổn định tiền.

1.3 Điều tiết sản xuất, thiết lập cơ cấu kinh tế hợp lý

Là việc NHTW sử dụng các biện pháp cần thiết để phân phối tài nguyên của xã hội cho các ngành, lĩnh vực tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển nhịp nhàng và cân đối thể hiện trên 2 mặt:

163

+ NHTW tham gia vào việc xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế vì vậy ngay từ đầu đã góp phần vào việc hình thành cơ cấu kinh tế.

+ Tham gia thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế đó qua việc cung cấp tín dụng cho ngành này hoặc hạn chế tín dụng ở 1 ngành khác để đảm bảo sản xuất được ổn định và cân đối.

1.4 Vai trò chỉ huy đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng

- Thể hiện trong việc kiểm soát khối lượng tín dụng mà các tổ chức tín dụng cung cấp cho nền kinh tế đồng thời cũng nắm được khối lượng tín dụng đã và sẽ cung cấp cho nền kinh tế.

2. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ

· Ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, ổn định tỷ giá hối đoái:

Thực chất của mục tiêu này là kiểm soát lạm phát để bảo vệ giá đối nội và đối ngoại của đồng tiền quốc gia. Đây là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ.

· Ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế:

Đây là mục tiêu cơ bản và tất yếu của chính sách tiền tệ. Muốn ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế cần phải khuyến khích mở rộng đầu tư bằng cách khai thác các nguồn vốn tiềm năng trong nước và nước ngoài.

· Tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định trật tự xã hội:

Ở nước ta, trong 3 nhân tố thuộc yếu tố cung là lao động, nguồn vốn và tiến bộ kỹ thuật thì yếu tố lao động có tiềm năng lớn nhất. Vì vậy, để thúc đẩy phát triển kinh tế với thì chính sách tiền tệ phải khai thác tối đa lực lượng lao động tro xã hội, còn tiền tệ và tín dụng là chất xúc tác quan trọng.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng sử dụng chính sách tiền tệ để tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp thì rất có thể đi đến tình trạng lạm phát cao. Vấn đề quan trọng ở chỗ là làm thế nào để vừa kiềm chế và kiểm soát được lạm phát vừa tạo được công ăn việc làm.

Người ta cho rằng, nếu duy trì lạm phát ở một tỷ lệ vừa phải thì hình như đó lại là liều thuốc kích thích tăng trưởng kinh tế.

3. Các công cụ của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ của 1 quốc gia về cơ bản có 2 loại: 164

· Chính sách mở rộng tiền tệ

Còn được gọi là chính sách nới lỏng tiền tệ. Chính sách này được áp dụng trong điều kiện nền kinh tế bị suy thoái, nạn thất nghiệp gia tăng. Trong tình hình này, chính sách nới lỏng tiền tệ làm tăng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, mở rộng đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Chính sách mở rộng tiền tệ đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống suy thoái.

· Chính sách thắt chặt tiền tệ:

Còn được gọi là chính sách đóng băng tiền tệ. Loại chính sách này được áp dụng khi nền kinh tế có sự phát triển thái quá, đồng thời lạm phát ngày càng gia tăng. Chính sách thắt chặt tiền tệ đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống lạm phát.

Để thực hiện các chính sách trên NHTW sử dụng các công cụ sau:

3.1 Các công cụ trực tiếp

3.1.1 Ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay

NHTW có thể ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay và bắt buộc các NHTM áp dụng khi muốn tăng mức cho vay NHTW hạ lãi suất tiền gửi và tiền cho vay. Công cụ này có ưu và nhược điểm:

Ưu điểm: NHTW có thể tác động trực tiếp đến các dự án đầu tư bằng các điều kiện tín dụng

Nhược điểm: Lãi suất được ấn định có thể không phù hợp với nền kinh tế gây khó khăn cho việc thực hiện các dự án đồng thời tính linh hoạt của thị trường tiền tệ sẽ bị suy giảm.

Bên cạnh đó việc quy định lãi suất tiền gửi của các NHTM áp dụng có tác động trực tiếp đến thị trường tiền tệ nhưng lại làm cho hoạt động của tổ chức tín dụng kém linh hoạt.

3.1.2. Ấn định hạn mức tín dụng

Là việc NHTW ấn định 1 khối lượng sẽ cung cấp cho nền kinh tế trong 1 thời gian nhất định, sau đó tìm các kênh để đưa vào, biện pháp này được thực hiện rất lâu ở các nước XHCN theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, đây là cách vận dụng máy móc công thức của Mac: Kt=Kc, tức là nhận định rằng phải định được Kc sau đó tạo ra Kt và đưa vào nền kinh tế, thật ra đây là sự hiểu lầm công thức của Mac, ông chỉ đưa ra yêu cầu để hàng hóa lưu thông bình thường thì Kt=Kc chứ ông không định lượng Kc là 1 con số nào đó bởi vì Kc=P.Q/V là 1 đại lượng luôn biến

165

động và khó tính toán trong 1 thời gian tương đối dài, hiện nay người ta sự đoán 1 Kc mà nó có thể cần thiết cho nền kinh tế sau đó tạo điều kiện để thực hiện nó trên cơ sở để cho quy luật cung cầu vận động. Biện pháp này có ưu và nhược điểm

Ưu điểm: Có thể kế hoạch 1 cách chắc chắn khối lượng tiền trong lưu thông

Nhược điểm: Thiếu linh hoạt khi tình hình biến độ___________ng và chỉ thực hiện được trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung.

3.1.3 Phát hành trái phiếu Nhà nước

Nhằm làm giảm khối lượng tiền trong lưu thông qua việc NHTW thỏa thuận với Bộ Tài chính về việc phát hành 1 khối lượng trái phiếu nhất định, biện pháp này chỉ thực hiện khi không còn biện pháp nào khác. Nó có ưu điểm là làm giảm bớt khối lượng tiền trong lưu thông nhưng có nhược điểm là phục vụ cho mục tiêu chi tiêu của ngân sách

3.1.4 Phát hành tiền cho ngân sách và cho đầu tư

Khi ngân sách bị thiếu hụt, NHTW có thể phát hành tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của ngân sách. Biện pháp này dễ đưa đến lạm phát, thông thường biện pháp này được áp dụng để phát hành tiền cho đầu tư phát triển xem như là ứng trước cho sản xuất

Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường các công cụ trực tiếp thường được áp dụng trong những trường hợp nhất định. NHTW thường sử dụng các công cụ gián tiếp để điều hành chính sách tiền tệ

3.2 Các công cụ gián tiếp

3.2.1 Quy định tỷ lệ dự trữ pháp định

Là phương thức quản lý khối lượng tiền trong lưu thông bằng các quy định tỷ lệ mà các NHTM được phép cho vay khi nhận được 1 khối lượng tiền gửi, tỷ lệ dự trữ pháp định là tỷ lệ % trên số tiền gửi mà 1 NHTM nhận được phải gửi vào Tài khoản tại NHTW hoặc giữ tại ngân hàng theo quy định. Với biện pháp này NHTW nắm được khối lượng tín dụng mà các NHTM và các tổ chức tín dụng khác cung cấp và có khả năng cung cấp cho nền kinh tế. Do đó NHTW có thể tác động trực tiếp đến khối lượng tín dụng bằng cách tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ pháp định

3.2.2 Biện pháp thị trường mở

Nội dung của biện pháp này là NHTW tiến hành mau và bán các giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ theo mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

Trong trường hợp NHTW muốn tăng khối lượng tiền trong lưu thông NHTW sẽ mua vào 1 lượng chứng khoán nhất định, việc các NHTM bán chứng khoán cho NHTW sẽ làm tăng dự trữ cho các NHTM nhờ vào lượng tiền nhận được từ NHTW. Ngược lại, nếu NHTW muốn thu hẹp khối lượng tiền tệ NHTW sẽ bán ra 1 lượng chứng khoán nhất định, biện pháp này có ưu điểm là tác động trực tiếp đến dự trữ của các NHTM buộc các NHTM phải gia tăng hay giảm khối lượng ín dụng. Nhưng có nhược điểm chỉ thực hiện được trong điều kiện các khoản tiền trong lưu thông đều nằm tại các NHTM.

3.2.3 Biện pháp chiết khấu, tài chiết khấu và cho vay của NHTW

Là hình thức cung cấp tín dụng của NHTW cho các NHTM trong điều kiện có thế chấp, chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá của các NHTM. Việc ấn định lãi suất cho vay, lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu cao hay thấp có tác động đến khả năng cho vay của các NHTM và do đó làm cho khối cung tiền tệ tăng lên hay giảm đi. Biện pháp này có ưu điểm các khoản cho vay của NHTW đảm bảo thu được về. Việc cho vay gắng liền với yếu cầu phát triển kinh tế, do sự tác động của quy luật cung cầu nhưng có nhược điểm việc vay hay không vay phụ thuộc vào các NHTM.

3.2.4 Giới hạn khối lượng tín dụng trên số tiền gửi nhận được

NHTW quy định giới hạn tỷ lệ tín dụng mà các NHTM có thể cung cấp khi nhận được 1 lượng tiền gửi, biện pháp này thường được đi kèm bằng biện pháp quy định tỷ lệ dự trữ ổn định, thông thường NHTW thường quy định tỷ lệ dư nợ tín dụng của các NHTM không được vượt qua bao nhiêu nhiêu lần so với vốn tự có. Biện pháp này có ưu điểm quy định được 1 khối lượng tín dụng vừa phải theo yêu cầu phát triển kinh tế có tính đến mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư.

3.3 Một số công cụ khác

3.3.1 Dự đính công trái bắt buộc

Là việc NHTW quy định 1 tỷ lệ trên số tiền gửi mà 1 NHTM nhận được phải dùng vào việc mua công trái bắt buộc nhằm hạn chế khối lượng tín dụng của các NHTM và làm công cụ của NHTW thông qua việc chiết khấu các công trái này, khi

167

các NHTM cần vốn thông qua đó NHTW có thể sử dụng công cụ thị trường mở để điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông

3.3.2 Dự đính công trái tự nguyện

Ngoài việc buộc các NHTM mua công trái bắt buộc, NHTW còn kích thích các NHTM mua thêm công trái khi số tiền cho vay không hết.

3.3.3 Phát hành giấy bạc,cho phép lưu thông các công cụ thay tiền mặt

Thông thường khi các công cụ thay tiền mặt được sử dụng thì lưu thông tiền tệ sẽ nhanh hơn, tiết kiệm được chi phí lưu thông và đặc biệt làm tăng khả năng tín dụng của các NHTM bởi vì khi mọi khoản tiền đều được thanh toán qua ngân hàng bằng các công cụ thay tiền mặt như sec, the tín dụng, lệnh chuyển khoản... sẽ làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gần như không bao giờ mất khả năng cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. 168

CHƯƠNG IX

QUAN HỆ THANH TOÁN VÀ TÍN DỤNG QUỐC TẾ I. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

1. Các loại cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế là bản đối chiếu giữa các khoản tiền thu được từ nước ngoài với các khoản tiền trả cho nước ngoài của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Như vậy, thực chất cán cân thanh toán là một tài liệu thống kê, có mục đích cung cấp sự kê khai đầy đủ dưới nhiều khoản mục phù hợp với yêu cầu phân tích những quan hệ kinh tế tài chính của một nước đối với nước ngoài trong một thời gian xác định. Tùy theo những yêu cầu phân tích trong quản lý, cán cân thanh toán có thể được soạn thảo dưới những hình thức thích hợp.

- Cán cân thanh toán trong một thời kỳ: là bản đối chiếu giữa những khoản tiền thực tế thu được từ nước ngoài với những khoản tiền mà nước đó thực tế chi ra nước ngoài trong một thời gian nhất định. Như vậy loại cán cân này chỉ phản ánh số liệu thực thu và thực chi của một nước với nước ngoài trong thời kỳ đã qua.

- Cán cân thanh toán tại một thời điểm: là bản đối chiếu giữa các khoản tiền đã và sẽ chi ra và thu vào ở một thời điểm nào đó. Như vậy trong nội dung loại cán cân này chứa đựng cả các số liệu phản ánh các khoản nợ nước ngoài và nước ngoài nợ nước đó mà thời hạn thanh toán rơi đúng vào ngày của cán cân. Tình trạng của cán cân thanh toán là nhân tố ảnh hưởng có tính chất quyết định đến tỉ giá hối đoái và quan hệ thương mại quốc tế của một quốc gia..

2. Nội dung của cán cân thanh toán

Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế bao gồm những khoản mục sau đây:

2.1. Khoản mục hàng hoá.

Khoản mục hàng hoá phản ánh tổng giá trị hàng hoá xuất và nhập của một nước, mối tương quan giữa tổng thu và tổng chi của khoản mục này hình thành cán

168

cân thương mại. Khoản mục hàng hoá là khoản mục đóng vai trò quan trọng nhất trong cán cân thanh toán quốc tế.

Khoản mục dịch vụ phản ánh toàn bộ số thu và chi đối ngoại của một quốc gia về các dịch vụ đã cung ứng và được cung ứng, chẳng hạn như dịch vụ vận tải, bảo hiểm, bưu điện, ngân hàng… Các nghiệp vụ trên đây phản ánh những nghiệp vụ có tính chất hai chiều đối với nước ngoài.

2.3. Khoản mục giao dịch đơn phương.

Khoản mục giao dịch đơn phương phản ánh những nghiệp vụ xuất nhập hàng hoá, dịch vụ hay tiền vốn không cần có sự bù đắp, bồi hoàn. Chẳng hạn các khoản thu chi dưới hình thức viện trợ không hoàn lại, các khoản giúp đỡ nhân đạo, từ thiện, chuyển ngân kiều hối…

Tổng các khoản thu và chi của các khoản mục trên gọi là “cán cân thanh toán vãng lai”.

2.4. Khoản mục về vốn.

Khoản mục về vốn phản ánh các trao đổi đối ngoại có liên quan đến sự vận động của vốn ngắn hạn cũng như vốn dài hạn giữa một nước với nước ngoài.

Thông thường sự vận động của vốn dài hạn hay biểu hiện thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp với nước ngoài. Còn sự vận động của vốn ngắn hạn dưới hình thức chuyển dịch vốn để kiếm

Một phần của tài liệu Bài giảng tài chính tiền tệ (Trang 67)