0
Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

NGUỒN NHÂN LỰC THỰC HIỆN CÔNG TÁC YTTH TẠI TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÁN BỘ Y TẾ TRƯỜNG HỌC TẠI TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2007 (Trang 44 -44 )

LI ẢƠ

4.1. NGUỒN NHÂN LỰC THỰC HIỆN CÔNG TÁC YTTH TẠI TỈNH PHÚ THỌ

PHÚ THỌ NĂM 2007

Nghiên cứu được tiến hành tại 3 huyện/thành phố là: thành phố Việt Trì, huyện Thanh Sơn và huyện Tam Nông, đại diện cho 3 khu vực thành thị, nông thôn và miền núi, như vậy nghiên cứu sẽ phản ánh được tính khách quan và đầy đủ.

Trong tổng số 73 cán bộ YTTH nghiên cứu thì số cán bộ nữ là 60 người (chiếm 82%) và số cán bộ nam là 13 người (chiếm 18%), trong đó ở thành thị nam chiếm 8% còn ở nông thôn và miền núi nam chiếm 28% (bảng 3.5).

Theo Bộ Y tế năm 2007 [5] chỉ có khoảng 18,2 % số trường học trong cả nước có cán bộ YTTH, theo tổ chức Plan tại Việt nam [20] năm 2004 tại Thái Nguyên số trường có cán bộ YTTH chiếm 44,3%, nghiên cứu của Nguyễn Huy Nga, Lê Thu Hiền và cộng sự tại 1 số trường phổ thông của Hải Phòng [15] cho thấy số trường có cán bộ YTTH chiếm 55%. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ trường có cán bộ YTTH chiếm 96% (bảng 3.2) và không có sự khác biệt giữa 3 cấp, kết quả này cao hơn của các tác giả trên là do trình độ học vấn hiện nay của dân cư Phú Thọ vào loại khá so với cả nước, số người chưa biết chữ chỉ chiếm 0,5% so với tổng số dân toàn tỉnh, trong khi cả nước còn tới 3,5% số người chưa biết chữ so với tổng số dân cả nước [13]. Tuy nhiên kết quả này dựa chủ yếu vào báo cáo của Sở giáo dục và Sở Y tế.

Tỷ lệ cán bộ YTTH ở trường TH chiếm cao nhất 46% và trường THPT chiếm thấp nhất 12%. Kết quả này là do cấp TH có số lượng trường cao nhất 72 trường (45%) và THPT có số lượng trường thấp nhất(13%) (bảng 3.1).

Theo Bộ Y tế năm 2007 [5] trong số cán bộ làm công tác YTTH thì trên 50% làm kiêm nhiệm, theo tổ chức Plan tại Việt nam [20] năm 2004 tại Thái Nguyên thì 94,6 % làm kiêm nhiệm. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ cán bộ YTTH làm kiêm nhiệm (giáo viên, văn thư, kế toán, phụ trách đội) chiếm tỷ lệ cao nhất (58%) rồi đến theo hợp đồng (39%) và hình thức khác (cộng tác viên y tế trường học) chiếm thấp nhất 3% (bảng 3.7). Đặc biệt không có cán bộ YTTH nào là cán bộ trong biên chế của trường. Có sự khác biệt rõ rệt về phân bố hình thức công tác: ở nông thôn và miền núi 91% cán bộ YTTH làm kiêm nhiệm trong khi tỷ lệ cán bộ YTTH hợp đồng ở khu vực thành thị rất cao, chiếm 73%. Sự chênh lệch giữa hợp đồng và kiêm nhiệm là do ở thành thị kinh phí cho YTTH nhiều hơn (nhà trường, phụ huynh học sinh quyên góp...) còn nông thôn và miền núi kinh phí eo hẹp, nên thường phải sử dụng ngay cán bộ nhà trường. Thiết nghĩ phải quan tâm hơn nữa đến khu vực nông thôn và miền núi như: tăng kinh phí cho hoạt động YTTH, có chế độ đãi ngộ đặc biệt cho cán bộ YTTH (phụ cấp, biên chế...).

Tỷ lệ cán bộ y tế trường học ở độ tuổi 20-30 là cao nhất (48%) (bảng 3.4). Kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt về phân bố nhóm tuổi của cán bộ y tế trường học theo khu vực (biểu đồ 3.2): ở nông thôn và miền núi, nhóm tuổi của cán bộ YTTH từ 40 trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (42%) và thấp nhất ở nhóm tuổi 20-30 (28%), trong khi đó ở thành thị thì ngược lại lứa tuổi 20-30 chiếm tỷ lệ cao nhất (68%) và thấp nhất ở nhóm từ 40 trở lên (13%). Ở miền núi và nông thôn hình thức kiêm nhiệm là chủ yếu (91%), gắn bó lâu dài với trường (giáo viên, văn thư, kế toán...) còn ở thành thị chủ yếu là hợp đồng

(73%), thường là người mới ra trường, chấp nhận làm hợp đồng, khi xin được việc nơi khác tốt hơn (lương cao hơn, có biên chế) thì chuyển đi, không có sự gắn bó lâu dài với trường vì vậy có sự chênh lệch lứa tuổi như trên. Thực tế này đặt ra vấn đề là nên có biên chế riêng cho cán bộ YTTH, tăng chế độ đãi ngộ, có như vậy mới làm cho họ yên tâm công tác.

Tất cả 73 cán bộ YTTH( 100%) chỉ công tác ở trường học, điều này cho thấy chế độ đãi ngộ đối với cán bộ YTTH thấp hoặc chưa có chính sách khả thi về thực hiện công tác YTTH tại các cơ sở nên không thu hút được người có chuyên môn Y (có thể làm với hình thức hợp đồng) ở các cơ quan khác (Trạm y tế xã, Trung tâm y tế huyện, BV huyện...).

Theo Bộ Y tế năm 2007 [5] 50% số cán bộ đang làm công tác YTTH không có bằng cấp chuyên môn về y tế. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ cán bộ YTTH có chuyên ngành y (y sĩ, điều dưỡng, y tá, nữ hộ sinh) chiếm cao nhất 44% và tỷ lệ cán bộ YTTH có chuyên ngành sư phạm chiếm thấp nhất 23% (bảng 3.6). Như vậy kết quả này tương tự báo cáo trên. Tuy nhiên chúng tôi còn nhận thấy tỉ lệ cán bộ YTTH có chuyên ngành y ở thành thị chiếm rất cao 73% trong khi đó ở nông thôn và miền núi chiếm rất thấp 14%, ngược lại tỉ lệ cán bộ YTTH có chuyên ngành khác (văn thư, trung cấp kế toán, trung học chính trị và đoàn đội, sơ cấp dược) ở thành thị chỉ có 16% trong khi đó ở nông thôn và miền núi là 50%. Điều này do ở nông thôn và miền núi tỉ lệ cán bộ YTTH với hình thức kiêm nhiệm chiếm cao nhất 91% trong khi đó ở thành thị hình thức công tác hợp đồng chiếm cao nhất 73%. Tuy nhiên dù ở thành thị hay nông thôn thì cán bộ YTTH chỉ có trình độ trung cấp, sơ cấp, không có ai trình độ đại học. Vì vậy họ không thể đảm trách được nhiệm vụ khó khăn của YTTH, dẫn đến nhiều trường có cán bộ YTTH chỉ mang tính hình thức.

4.2. NĂNG LỰC CỦA ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC YTTH TẠI TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2007

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số năm kinh nghiệm làm công tác YTTH của cán bộ tham gia trong nghiên cứu này trung bình là 3,40 năm, người có thâm niên cao nhất là 28 năm và thấp nhất là 1 năm (bảng 3.9). Số năm làm công tác YTTH của cán bộ vùng nông thôn và miền núi là 3,97, cao hơn so với khu vực thành thị (là 2,84).

Kết quả trên do công tác YTTH chỉ mới được triển khai đồng bộ trong vòng 3-4 năm nay vì lâu nay công tác YTTH đã bị lãng quên, ngoài ra cho thấy thời gian gắn bó của cán bộ YTTH không dài do các nguyên nhân đã được đề cập ở trên như biên chế, đãi ngộ. Hơn nữa ở một số trường có sự thay đổi nhân sự YTTH thường xuyên, phụ trách YTTH được xem như hoạt động làm thêm cho những thầy cô chưa đủ trình độ hoặc trình độ giảng dạy hạn chế (theo tổ chức Plan tại Việt nam) [19]. Như vậy, vô hình chung đã coi YTTH là hoạt động ngoài trường học và không quan trọng.

Theo tổ chức Plan tại Việt Nam năm 2004 [20] tại Thái Nguyên có 85% cán bộ YTTH tham gia công tác khám sức khoẻ định kỳ và 68% cán bộ YTTH tham gia lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số cán bộ YTTH đã tham gia công tác (tự thực hiện được một mình,có sự hỗ trợ hoặc chỉ tham gia hỗ trợ) khám sức khoẻ định kỳ đạt cao nhất (75%), công tác lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh (37%) và thấp nhất là công tác khám và phát hiện bệnh cận thị cho học sinh(23%) (bảng 3.9). Trong đó tỷ lệ cán bộ YTTH tự làm được một mình hoạt động lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh chiếm tỷ lệ cao nhất 36 % và hoạt động khám sức khoẻ định kỳ thấp nhất 4% (bảng 3.16). Kết quả này cho thấy kỹ năng thực hành của cán bộ YTTH còn thấp, đây là thực trạng chung của YTTH Việt Nam hiện nay.

Tỷ lệ cán bộ YTTH tham gia ≥ 5 công tác chiếm 56%. Có sự khác biệt rõ theo khu vực: ở thành thị tỷ lệ cán bộ YTTH tham gia ≥ 5 công tác rất cao (78%) trong khi đó chỉ có 33 % cán bộ YTTH ở nông thôn và miền núi đã tham gia ≥ 5 công tác (bảng 3.10). Kết quả này cho thấy năng lực của cán bộ YTTH ở thành thị cao hơn so với nông thôn và miền núi. Ở thành thị đa phần là hợp đồng với cán bộ có chuyên ngành y, cán bộ ở đây có điều kiện thuận lợi để tìm hiểu, học tập, tiếp cận thông tin mới hơn, có cơ hội được đào tạo nhiều hơn. Bên cạnh đó, có sự quan tâm, chỉ đạo thực hiện của Sở, các ban ngành sâu sát hơn và có kinh phí cho nhiều chương trình và hoạt động hơn.

Theo báo cáo năm 2004 của Bộ Y tế [4] có 40% số cán bộ YTTH của 18/44 tỉnh được tham gia tập huấn hằng năm. Theo nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ cán bộ YTTH có tham gia tập huấn về YTTH trong 5 năm trở lại đây chiếm 42% (bảng 3.11). Đây là 1 thực trạng đáng lo ngại do bản thân mỗi cán bộ YTTH có trình độ chưa cao (không có ai trình độ đại học chuyên ngành y), nếu không thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ thì không thể đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ của YTTH. Bên cạnh đó mặc dù đã có tập huấn cho YTTH nhưng các khoá tập huấn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của công tác YTTH, cụ thể là nội dung chưa phù hợp hoặc còn sơ sài [20].

Có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ này theo khu vực (biểu đồ 3.6): ở thành thị tỷ lệ cán bộ YTTH có tham gia tập huấn về YTTH trong 5 năm trở lại đây chiếm 76% so với 8% ở nông thôn và miền núi. Rõ ràng thành thị có nhiều cơ hội để nâng cao trình độ cho cán bộ YTTH hơn và điều này đã góp phần giúp năng lực của họ thực hiện được hoạt động YTTH cao hơn ở khu vực miền núi và nông thôn như đã đề cập ở trên.

Theo tài liệu của bộ GD - ĐT, WHO, Bộ Y tế [7]: YTTH có 4 nội dung chủ yếu và 8 nhiệm vụ chính. Theo nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ cán bộ

chiếm thấp, lần lượt là 16% (bảng 3.12) và 5% (bảng 3.13). Trong đó nội dung “nâng cao hiệu quả GDSK trong chương trình học” và nhiệm vụ “theo dõi và khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh” được các cán bộ YTTH trả lời đúng nhiều nhất. Điều này cho thấy công tác YTTH được cán bộ YTTH nhận thức còn đơn giản và thiếu sót, và thực tế trong các trường học hiện nay cán bộ YTTH cũng chỉ thực hiện chủ yếu hai nhiệm vụ trên mà bỏ qua hầu hết các nội dung và nhiệm vụ còn lại (ví dụ nhiệm vụ “kiểm tra vệ sinh an toàn các cơ sở học tập, phương tiện đồ dùng dạy học, nhà ăn, ký túc xá,các công trình vệ sinh, nước sạch”...). Kết quả này do: trình độ cán bộ YTTH thấp, thiếu tài liệu (sách báo, tờ rơi...) nhiều cán bộ làm công tác YTTH mang tính hình thức. Một nguyên nhân nữa quan trọng không kém, đó là cán bộ YTTH thường phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ như vừa là giáo viên đứng lớp, vừa phụ trách công tác đội...Tình trạng này làm cho các cán bộ YTTH không có nhiều thời gian đầu tư cho công tác YTTH. Thực trạng này diễn ra như thế có phải các nhà quản lý không biết? Ai cũng biết, thậm chí còn được báo chí và dư luận xã hội phản ánh nhiều nhưng do sự thiếu quan tâm của lãnh đạo ngành giáo dục và đào tạo, ngành y tế, thiếu sự phối hợp giữa giáo dục với y tế (ngành giáo dục cho rằng đó là nhiệm vụ của ngành y tế hoặc ngược lại). Do đó đã đến lúc cần phải có một sự phối hợp rõ ràng, có văn bản pháp luật quy định rõ ràng trách nhiệm cho từng bên liên quan, như vậy cán bộ YTTH mới thật sự làm công tác YTTH được.

Theo tổ chức Plan Việt Nam năm 2004 [20] GDSK được đưa vào nội dung chính khoá theo chương trình của bộ Giáo dục - Đào tạo trong các môn học tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên hoạt động này còn chưa thường xuyên, chưa có tổ chức và kế hoạch rõ ràng. Theo nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ cán bộ YTTH tiến hành GDSK dưới hình thức lồng ghép chiếm 77%, bài giảng chính khoá 55% và tuyên truyền 68% (bảng 3.14). Kết quả này cho thấy hoạt

động GDSK còn chưa đồng bộ, mới chủ yếu tập trung vào việc cung cấp kiến thức mà chưa quan tâm vào theo dõi, khuyến khích các em trong việc cải thiện và thực hành các hành vi có lợi cho sức khỏe. Tỷ lệ cán bộ YTTH thực hiện đủ 3 hình thức GDSK chiếm 41% và tỷ lệ cán bộ YTTH tiến hành 2 hình thức GDSK chiếm 47% và tỷ lệ cán bộ YTTH tiến hành 1 hình thức GDSK chiếm 12%( bảng 3.15). Điều này một lần nữa cho thấy công tác YTTH còn yếu và thiếu đồng bộ mà một trong những nguyên nhân là thiếu sự chỉ đạo của cấp trên, không có sự thống nhất và phối hợp giữa giáo dục và y tế.

KẾT LUẬN

1. NGUỒN NHÂN LỰC THỰC HIỆN CÔNG TÁC YTTH TẠI TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2007 PHÚ THỌ NĂM 2007

• Tỷ lệ % trường phổ thông có cán bộ YTTH chiếm 96% và không có sự khác biệt theo cấp học. Tỷ lệ trường THPT có cán bộ YTTH ở thành thị

cao hơn ở miền núi và nông thôn.

• Cán bộ YTTH chủ yếu ở độ tuổi 20-30. Có sự khác biệt về phân bố nhóm tuổi của cán bộ YTTH theo khu vực trong đó ở thành thị cán bộ YTTH có xu hướng trẻ hơn ở nông thôn và miền núi.

• Tỷ lệ cán bộ YTTH có chuyên ngành y chiếm cao nhất 44% và tỉ lệ cán bộ YTTH có chuyên ngành sư phạm chiếm thấp nhất 23%. Có sự chênh lệch rõ rệt về trình độ chuyên môn của cán bộ YTTH giữa thành thị với nông thôn và miền núi trong đó ở thành thị có nhiều cán bộ YTTH có chuyên ngành y hơn.

• Không có cán bộ YTTH nào là biên chế, chủ yếu là làm kiêm nhiệm (58%) và hợp đồng (39%). Có sự khác biệt về phân bố hình thức công tác theo khu vực trong đó ở nông thôn và miền núi cán bộ YTTH chủ yếu làm kiêm nhiệm (91%).

2. NĂNG LỰC CỦA ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC YTTH TẠI TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2007 TẠI TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2007

• Cán bộ YTTH ít có cơ hội được tập huấn/đào tạo nâng cao trình độ. Tỷ lệ cán bộ YTTH có tham gia tập huấn về YTTH trong 5 năm trở lại đây chiếm 42%.

• Kiến thức về YTTH của cán bộ còn hạn chế. Tỷ lệ cán bộ YTTH có kiến thức đúng và đủ về 4 nội dung và 8 nhiệm vụ của YTTH rất thấp, chỉ có 16% và 5%.

• Năng lực thực hiện các hoạt động YTTH của các bộ còn hạn chế, chỉ có 36% có khả năng tự lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh, rất ít có khả năng khám sức khoẻ định kỳ và khám phát hiện bệnh cong vẹo cột sống, cận thị.

KIẾN NGHỊ

• Kiện toàn 100% các trường có cán bộ YTTH.

• Tăng kinh phí cho cho công tác YTTH đặc biệt chú ý đến khu vực nông thôn và miền núi.

• Có biên chế riêng cho cán bộ YTTH và có phụ cấp thích hợp cho cán bộ YTTH ở khu vực nông thôn và miền núi.

• Tạo cơ hội tập huấn hàng năm cho 100% cán bộ YTTH.

• Nâng cao năng lực tự thực hiện các hoạt động YTTH của cán bộ YTTH, đặc biệt là công tác khám sức khoẻ định kỳ và khám phát hiện bệnh cong vẹo cột sống, cận thị.

Kính gửi:

PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI HỘI ĐỒNG CHẤM THI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA Y TẾ

CÔNG CỘNG

Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm khoá luận một cách khoa học, chính xác và trung thực.

Các kết quả số liệu trong khoá luận này có thực và chưa từng được công bố trên bất cứ tài liệu khoa học nào.

Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2008 Sinh viên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Võ Kỳ Anh (1995), Nghiên cứu mối liên quan giữa một số yếu tố môi trường sống và tình hình sức khỏe - bệnh tật ở học sinh tiểu học một số địa phương miền núi phía Bắc, Luận án Phó tiến sỹ khoa học Y dược năm 1995, Đại học Y Hà Nội, tr. 79-130 2. Bộ giáo dục đào tạo (2001), Quy chế giáo dục thể chất và y tế

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÁN BỘ Y TẾ TRƯỜNG HỌC TẠI TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2007 (Trang 44 -44 )

×