Khái niệm chung:

Một phần của tài liệu Giao thức ,điều khiển RTP,RTCP, RTP control protocol (Trang 71 - 74)

Chơng V: các bộ RTP Translators và RTP Mixers

5.1.Khái niệm chung:

Một bộ translator/mixer đợc nối với một hay nhiều “clouds” ở tầng giao vận. Thông thờng, mỗi “cloud” đợc định nghĩa bởi một mạng chung và một giao thức giao vận (ví dụ IP/UDP) cộng với địa chỉ multicast và một cổng đích ở tầng giao vận, hoặc một cặp các địa chỉ unicast và các cổng tơng ứng.

Một hệ thống có thể đợc dùng nh một bộ “translator” hoặc “mixer” cho một tập các phiên RTP, tuy nhiên chúng nên đợc phân thành từng thực thể riêng. Để tránh việc xảy ra các vòng lặp khi ta cài đặt các bộ “mixer” hoặc “translator”, các qui tắc sau cần đợc đảm bảo:

- Các “cloud” đợc nối với nhau qua các bộ “mixer” và “translator”, để tham dự vào một phiên RTP, phải khác nhau ít nhất một trong những tham số sau: Protocol, address, port, hoặc phải hoàn toàn tách biệt với nhau ở lớp mạng. - Xuất phát từ yêu cầu của điều một, để tránh sự lặp vòng thì không đợc sử dụng nhiều bộ “translator” hoặc “mixer” mắc song song, trừ khi các ngồn đợc chuyển tiếp tại đầu ra đợc phân thành từng nhóm.

Tơng tự, mọi hệ thống cuối RTP đều có thể trao đổi thông tin với một hoặc nhiều bộ “translator” hoặc “mixer” chia sẽ cùng một miền SSRC, do vậy các định danh SSRC của mọi đầu cuối phải là đơn nhất trên toàn hệ thống. Phần sau ta sẽ đề cập cụ thể hơn về cơ chế đảm bảo điều này.

Thực tế có rất nhiều loại “translator” và “mixer” đợc thiết kế cho những mục đích, những ứng dụng khác nhau. Ví dụ nh để thêm hay loại bỏ mã bảo mật, thay đổi mã hoá dữ liệu, Chuyền đổi giữa địa chỉ Mutilcast và nhóm các địa chỉ Unicast. Sự khác nhau cơ bản giữa “translator” và “mixer” là “translator” thì chuyển tiếp các luồng dữ liệu từ các nguồn khác nhau một cách riêng rẽ, còn “mixer” thì kết hợp chúng lại trong một luống mới.

Translator: Chuyển tiếp các gói RTP mà không thay đổi định danh SSRC của

chúng. Điều này giúp cho phía nhận có thể xác định đợc từng nguồn gởi riêng biệt, cho dù chúng đợc chuyển qua cùng một “translator”. Một số loại “translator” sẽ chuyển tiếp dữ liệu một cách nguyên vẹn, nhng một số loại khác có thể thay đổi dạng mã hoá dữ liệu của phần tải và nhãn thời gian ngắn kèm của gói RTP.

Nếu nhiều loại dữ liệu (hình ảnh và âm thanh) đợc ghép lại hoặc trờng hợp ng- ợc lại, thì bộ “translator” sẽ phải tạo một số thứ tự mới cho các gói đầu ra. Ngoài ra sự thất lạc các gói gói tin đầu vào cũng có thể tạo lên sự không liên tục của các số thứ tại đầu ra. Phía nhận sẽ hoàn toàn không hề phát hiện ra đợc sự có mặt của “translator” trừ khi sử dụng một số phơng tiện đặc biệt, bởi vì kiểu định dạng tải, địa chỉ giao vận của các gói tin không hề bị thay đổi gì so với nguồn gốc.

Mixer: Thiết bị này sẽ nhận luồng các gói dữ liệu RTP từ một hoặc nhiều

nguồn, có thể thay đổi định dạng tải, kết hợp chúng theo một cách nào đó, sau đó truyền chúng đi trong một luồng kết hợp. Do nhãn thời gian gắn trên các nguồn tới khác nhau là không đồng bộ, “Mixer” sẽ điều chỉnh lại nhãn thời gian của các nguồn và tạo ra một nhãn thời gian riêng cho luồng ra kết hợp. Vì vậy một “Mixer” có vai trò nh mọt nguồn đồng bộ SC. Tất cả các gói dữ liệu đợc chuyển tiếp bởi bộ “Mixer” đều đợc đánh dấu với định danh SSRC của bộ “Mixer”. Để có thể duy trì định danh SSRC của từng nguồn phân tán trong một gói tổng hợp, bộ “Mixer” phải chèn các giá trị SSRC của chúng vào danh sách CSRC ngay sau phần

tiêu đề RTP của gói dữ liệu. Nếu không chèn thêm danh sách này thì cũng đợc trong một số ứng dụng cụ thể. Tuy nhiên việc này là hoàn toàn không nên bởi việc không phát hiện đợc nguồn gởi gốc có thể gây ra việc các gói tin giống nhau không đợc phân biệt.

Một bộ “Mixer” cũng có vai trò của một nguồn đồng bộ nên trong một số gói tin ta cũng nên chèn thêm giá trị SSRC của “Mixer” vào danh sách CSRC.

Trong một số trờng hợp bộ “Mixer” có u thế hơn hẳn so với bộ “translator”. Ví dụ, trong những ứng dụng audio, dải thông đầu ra bị giới hạn chỉ phục vụ cho một nguồn, mà trong khi đó lại có rất nhiều nguồn đầu vào. Hay trong trờng hợp đầu ra có băng thông hẹp, không thể tải hết các thông tin tại đầu vào.

Tuy nhiên “Mixer” cũng có một số hạn chế. Đó là việc bên nhận ở phía sau bộ “Mixer” sẽ không thể điều khiển các nguồn phát phía trớc “Mixer”, trừ khi bộ “Mixer” đợc cài đặt thêm một số cơ chế điều khiển từ xa. Việc tái tạo lại các thông tin đồng bộ của bộ “Mixer” làm cho bên nhận không thể thực hiện đồng bộ nội giữa các thành phần tín hiệu (âm thanh/hình ảnh) của cùng một nguồn phát. Việc này phải đo các bộ “multi-media Mixer” thực hiện.

Hình 5.1 : Mô hình mạng với các bộ traslator và mixer

Hình này minh hoạ tác động của “mixer” và “translator” tới giá trị của SSRC và CSRC. Chú ý rằng ký hiệu "M1: 48(1,17)" dùng để chỉ, gói tin đợc phát từ “mixer” M1có giá trị SSRC là 48 (đây là giá trị ngẫu nhiên), kèm theo 2 định danh trong danh sách SCRC là 1, 17 (2 giá trị này đợc lấy từ phần định danh SSRC của 2 gói tin từ E1, E2.

Một phần của tài liệu Giao thức ,điều khiển RTP,RTCP, RTP control protocol (Trang 71 - 74)