Bằng chứng thứ 5: Chiến tranh trên không và chiến tranh hạt nhân thời tiền sử

Một phần của tài liệu Các bằng chứng về sự tồn tại của nền văn minh nhân loại chu kỳ trước pot (Trang 64 - 69)

“Chúng tôi bật nút lên, nhìn những tia sáng lóe lên, nhìn trong 10 phút, rồi tắt tất cả mọi thứ. Đêm đó tôi biết cả thế giới chìm trong đau đớn”.

“We turned the switch, saw the flashes, watched for ten minutes, then turned everything off and went home. That night I knew the world was headed for sorrow”

Nhà vật lý Leo Szilard, người cha của bom nguyên tử – Physicist Leo Szilard, atomic bomb builder.

Vào ngày mùng 6 tháng 8 năm 1945 đại tá Colonel Paul W. Tibbets Jr leo vào khoang điều khiển của chiếc máy bay ném bom hiện đại nhất thế giới lúc đó và thẳng tiến đến Hiroshima Nhật Bản. Một vũ khí tối mật đang ở trong khoang chứa của chiếc pháo đài bay B29. Một thứ vũ khí sẽ vĩnh viễn thay đổi tiến trình lịch sử của nhân loại. Thời kỳ nguyên tử được khai sinh và Hiroshima đã bị hủy diệt hoàn toàn trong khoảnh khắc cùng với sức mạnh của Mặt Trời. Kinh ngạc thay, đó có thể là lần thứ 2 vũ khí hạt nhân được dùng trong chiến tranh trên Trái Đất.

Chiến tranh thời tiền sử dùng vimana như các máy bay chiến đấu

Những đoạn phim của chính các khoa học gia Ấn Độ làm, trình bày những khám phá về nội dung các bộ Cổ văn của họ thực tế kể lại những gì.

Video 1 Video 2

Có nhiều những bằng chứng khác đề cập đến chiến tranh hạt nhân trước thời đại chúng ta. Childress (2000) đã thảo luận về chiến tranh nguyên tử thời tiền sử, đưa ra chứng cứ đầu tiên tại Hattusas (Bogazkoy) ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi mà “một phần thành phố bị biến thành thủy tinh, và những bức tường đá

có nhiều phần bị nóng chảy. Sau đó ông nói về Sodom và Gomorrah rồi Hiroshima and Nagasaki và so sánh chúng với nhau. Ông cho rằng Sodom, Gomorrah, Zoar, Admah và Zeboiim (Gen. 14:2) đã bị hủy diệt, hình thành nên Biển Chết, là bởi một cuộc chiến hạt nhân. L.M.Lewis, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Footprints on the Sands of Time”, “Những dấu chân trên cát của thời đại” cũng tán thành ý kiến này.

Những di tích của những thời quá khứ xa xôi vẫn còn lại cho đến ngày nay, và mới được khám phá trong khoảng thời gian không lâu, rải rác khắp thế giới. Điển hình là *Mohenjo-Daro và Harappa, Pakistan, *Parshaspur gần Srinagar, Kashmir, *Lưỡng Hà và bán đảo Sinai, *Sa mạc Sahara, Ai Cập, *Hồ Lonar gần Bombay, Ấn Độ, vv… đều có khả năng chứng tỏ những nơi này xưa kia đã từng xảy ra những vụ nổ nguyên tử.

Về Parshaspur gần Srinagar, Kashmir, David Childress (2000) phát biểu

“Đó là một cảnh tượng của sự phá hủy hoàn toàn; những khối đá lớn rải rác khắp một khu vực rộng lớn cho thấy dấu hiệu của một vụ nổ hủy diệt”.

Về Mesopotamia và bán đảo Sinai, Zecharia Sitchin (1985) dành nguyên một chương để thảo luận

trong quyển sách của ông, và khẳng định sự phá hủy của Sinai bởi những vũ khí nguyên tử. Ông đưa ra một bằng chứng:

“… lỗ thủng lớn ở trung tâm của Sinai và những đường nứt gãy sinh ra (xem hình), một vùng rộng lớn bằng phẳng xung quanh bao phủ đầy những tảng đá màu đen, dấu vết của bức xạ nhiệt ở phía Nam Biển Chết, phạm vi mới và hình dạng mới của Biển Chết – vẫn còn ở đó, sau 4000 năm”.

Ông cũng khẳng định rằng phóng xạ sinh ra từ vụ nổ này dọn sạch khu vực xung quanh Sumeria trong một khoảng thời gian 70 năm, cho đến 1953 TCN.

Trưởng dự án Manhattan tiến sĩ khoa học J. Robert Oppenheimer đã quen thuộc với các văn thư Phạn cổ từ lâu. Trong một phỏng vấn sau khi xem một vụ thử nghiệm hạt nhân đầu tiên, ông đã trích dẫn trong cổ văn Ấn Độ,

Bhagavad Gita: “Now I am become Death, the Destroyer of Worlds” - “Giờ đây ta trở thành tử

thần, Kẻ hủy diệt những thế giới”. Khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn tại trường đại học Rochester

7 năm sau vụ thử hạt nhân Alamogordo rằng đó có phải là quả bom nguyên tử đầu tiên nổ không, ông đã trả lời : “Ồ, vâng, trong lịch sử hiện đại” (“Well, yes, in modern history”).

Những nền văn minh vĩ đại gặp phải sự hủy diệt không thể tin được, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những bằng chứng tại Ấn Độ và Pakistan, cho thấy một vài thành phố đã bị hủy diệt trong những vụ nổ hạt nhân. Trong một địa điểm khảo cổ, các nhà khoa học Liên Xô cũ tìm thấy một bộ xương có mức phóng xạ gấp 50 lần hơn mức bình thường. Nhà khảo cổ học người Nga A. Gorbovsky, trong năm 1966 đã xuất bản một quyển sách “Riddles of Ancient History” đề cập đến tỉ lệ bức xạ cao bất thường, liên hệ với những bộ xương tương tự tìm thấy ở Mohenjo-Daro và Harappa, Pakistan và Ấn Độ. Hơn nữa, hàng

ngàn tảng đá nóng chảy, được đặt tên là “đá đen” cũng được tìm thấy tại Mohenjo-Daro. Chúng có vẻ như là những mảnh vỡ của các bình gốm đã nóng chảy dính lại với nhau dưới tác dụng của nhiệt độ rất cao. Những thành phố bị chôn sâu dưới mặt đất khác được các nhà khảo cổ phát hiện ra tại Bắc Ấn Độ cho thấy những dấu hiệu của những vụ nổ khủng khiếp. Một thành phố như thế, tìm thấy nằm giữa vùng

Ganges và dãy núi Rajmahal cũng có dấu hiệu của tác động nhiệt như vậy. Những khối tường lớn và

không có dấu hiệu nào của một sự phun trào núi lửa tại Mohenjo-Daro hay những thành phố khác, nhiệt độ cao đến mức có thể làm chảy các bình gốm chỉ có thể giải thích một cách duy nhất là bởi tác dụng nhiệt của các vụ nổ hạt nhân hoặc những vũ khí không được biết đến nào đó mà thôi. Các thành phố nêu trên đều có những đặc trưng giống nhau và đều bị quét sạch hoàn toàn một cách đột ngột.

Bằng chứng tại Rajasthan, Ấn Độ

Tại một khu vực ở Ấn Độ là Rajasthan các nhà chức trách địa phương đã khám phá ra một khu vực có tỉ lệ ung thư và dị tật bẩm sinh cao. Một lớp tro có mức độ phóng xạ cực kỳ cao đã được khai quật và những đống đổ nát của một thành phố cổ đã được khám phá bên dưới. Các chức trách địa phương tin rằng thành phố đã bị hủy diệt bởi một vụ nổ hạt nhân hoàn toàn san phẳng thành phố và đã giết chết 500.000 người. Sau đó sự kiện bi thảm này được họ xác định đã xảy ra tại đây hơn 12000 năm trước. Khi những nhà khảo cổ đào đến mặt đường cổ xưa, các xác chết được tìm thấy đang nắm lấy tay nhau và ôm chặt lấy nhau. Toàn thể thành phố đã bị tác động một loạt. Những vụ nổ hạt nhân sản sinh ra thủy tinh và vô số những quả cầu thủy tinh đã được tìm thấy trong khắp thành phố. Những khối cầu được cho rằng vốn là những bình gốm đã bị nhiệt độ cực cao làm cho nóng chảy trong suốt vụ nổ.

Trong Thánh kinh của người Do Thái trong sách Khải Huyền sự hủy diệt của “Những thành phố của Tiếng kêu than” được mô tả. Sodom and Gomorrah trong số những thành phố này đã bị xóa sổ trong chốc lát bởi hàng loạt cơn mưa đá cùng với lửa và lưu huỳnh. Một trận lửa trút rơi xuống từ trời cao và biến mọi người thành những chiếc cột muối. Miêu tả này tương tự như câu chuyện trong Mahabharata và những sự kiện sau vụ nổ tại Hiroshima.

Những nhà khoa học nổi tiếng nhất có thể nói những tham chiếu cổ văn chỉ là những chi tiết mơ hồ có thể được làm cho phù hợp với ngữ cảnh hiện đại, những trùng hợp ngẫu nhiên và những chuyện đâu đâu đáng buồn cười. Có thể nào những người cổ xưa có những kiến thức và kỹ năng tinh thông để làm ra và sử dụng một thiết bị hạt nhân có thể giết hàng nửa triệu người? Câu trả lời là CÓ. Chúng ta đang dần dần trở nên tỉnh giác trước những khả năng tiềm tàng to lớn của những người cổ xưa. Khắp thế giới có nhiều những cổ vật, những ghi chép và khẩu truyền lịch sử thuộc về những thời đại rất xa xôi, đang ngày càng được khám phá nhiều hơn. Chỉ cần cố gắng tìm kiếm trong thời đại thông tin toàn cầu, điều bí ẩn đó sẽ sớm hé lộ cho tất cả những ai đang đi tìm sự thật về lịch sử vĩ đại của con người.

Từ những thiết bị bay Vimana, những thành phố khổng lồ trong không gian và những chiến binh khủng khiếp với những thứ vũ khí có sức mạnh không tưởng tượng nổi đều có thể tìm thấy trong những cổ văn vĩ đại của Ấn Độ, Mahabharata và Ramayana.

Bằng chứng tại Harappa và Mohenjo-Daro, Pakistan

David Davenport (1996), người đã dành 12 năm nghiên cứu những văn thư viết tay cổ Hindu và chứng cứ tại khu vực khảo cổ ở Mohenjo-Daro, đã công khai năm 1996 rằng thành phố đã bị hủy diệt đột ngột vào ít nhất 2000 năm TCN. Những đống đổ nát cho thấy một tâm chấn của vụ nổ đo được khoảng 50m. Tại địa điểm này mọi thứ đều bị tinh thể hóa, đốt chảy và dính chặt với nhau. Khoảng 60 m từ trung tâm các viên gạch đều chảy ra trên một mặt bên.

Harappa and Mohenjo-Daro là những thành phố chính của “Văn minh Harappa của thung lũng Indus”, một nền văn minh thành thị thống nhất phát triển đáng kinh ngạc tồn tại khoảng từ 2500 đến 1500 năm TCN.

Khi những cuộc khảo cổ tại những nơi này vươn đến mặt đường, họ khám phá những bộ xương rải rác khắp thành phố, nhiều trong số đó đang nắm tay nhau và nằm dài ngổn ngang trên những con đường như thể một sự tận diệt kinh hoàng đã đến rất đột ngột. Những xác người chỉ nằm ngay trên mặt đất, không được chôn cất, trên các con đường khắp thành phố. Và những bộ xương này hàng ngàn tuổi, ngay cả đối với những tiêu chuẩn giám định niên đại khảo cổ truyền thống. Điều gì có thể gây ra những điều như thế? Tại sao những xác chết không bị mục nát hoặc bị thú hoang ăn thịt? Hơn nữa, không có dấu hiệu của tổn thương vật lý gây ra cái chết. Những bộ xương nằm trong số những bộ xương có nhiều phóng xạ nhất được tìm thấy, ngang với mức của những bộ xương tại Hiroshima và Nagasaki. Tại một địa điểm, các học giả Liên Xô cũ tìm thấy một bộ xương có mức phóng xạ cao hơn đến 50 lần bình thường.

Những thành phố khác được tìm thấy tại miền Bắc Ấn Độ cũng cho thấy những bằng chứng những vụ nổ tương tự. Trong một thành phố như thế, khám phá thấy tại giữa vùng Ganges và vùng núi Rajmahal, có những dấu hiệu giống hệt như thế. Những khối tường lớn và nền móng của thành phố cổ xưa này bị chảy ra dính chặt với nhau và thủy tinh hóa!

Khi những bộ xương này được giám định C14 là 2500 TCN, chúng ta nên nhớ rằng phương pháp C14 dựa trên cơ sở của lượng phóng xạ còn lại trong mẫu vật. Khi những vụ nổ hạt nhân xảy ra, phóng xạ của những vụ nổ này khiến lượng phóng xạ trong mẫu vật nhiều hơn so với nguyên thủy, khiến chúng trở nên có vẻ trẻ hơn nhiều so với tuổi thực của chúng. Có nghĩa là những chứng cứ này có thể có tuổi cao hơn 4500 rất nhiều.

Hình ảnh khôi phục mô tả quang cảnh sinh hoạt của dân chúng trong thành cổ Harappa thời tiền sử, trước khi bị hủy diệt bởi một vụ nổ hạt nhân

Những gì còn lại của Harappa hơn 4500 năm sau ngày hủy diệt

Lonar, hố sâu kỳ lạ gần Bombay, Ấn Độ

Một phần của tài liệu Các bằng chứng về sự tồn tại của nền văn minh nhân loại chu kỳ trước pot (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)