Bằng chứng thứ 3: Trình độ kiến trúc và xây dựng siêu đẳng
Thành phố 9500 năm tuổi được tìm thấy dưới đáy biển Ấn Độ
Western Archaeologists to Rewrite History
Hôm nay, một nền văn minh cổ đã được tìm thấy cũng cổ xưa như những chủ nhân của các Kim tự tháp Ai Cập.
Theo các nhà khoa học hàng hải Ấn Độ, các phần còn lại của thành phố này được khám phá ra tại độ sâu 36 m dưới mực nước biển tại vịnh Cambay ở vùng biển phía Tây Ấn Độ. Và các giám định niên đại bằng C14 cho thấy nó khoảng 9500 năm tuổi.
Thông tin này hoàn toàn trái ngược với quan điểm của hầu hết các nhà sử học và khảo cổ học Châu Âu vốn luôn phủ định, lờ đi, hoặc lấp liếm các bằng chứng (do nó không phù hợp với các học thuyết của họ) của một cái nhìn sâu hơn về sự tồn tại của con người trên hành tinh Trái Đất. Nền văn minh con người là cổ xưa hơn nhiều so với những gì mà nhiều người vẫn luôn suy nghĩ.
Theo BBC's Tom Housden, tường trình trên sự kiện khám phá Cambay:
Thành phố rộng lớn – khoảng 5 dặm chiều dài và 2 dặm chiều rộng – tin rằng sẽ đẩy lui niên đại của các tàn tích đã biết tại tiểu lục địa Ấn Độ thêm hơn 5000 ngàn năm nữa.
Công trình đã được khám phá một cách tình cờ bởi các nhà hải dương học từ Học viện công nghệ đại dương quốc gia Ấn Độ, trong khi đang chỉ đạo các nghiên cứu về tình trạng ô nhiễm môi trường. Dùng máy quét sonar, họ đã xác định được các cấu trúc hình học tại độ sâu 120 bộ. Các mảnh vụn được khám phá từ công trình – gồm các vật liệu xây dựng, đồ gốm, các dãy tường, các đường gân nổi hình chuỗi hạt, các trang trí điêu khắc, và xương cùng với răng người – đã được xác định niên đại bằng phương pháp C14 và chứng tỏ chúng khoảng 9500 tuổi.
Hình chụp sonar cho thấy các cấu trúc dưới đáy biển không phải là kiến tạo tự nhiên
The vast city — which is five miles long and two miles wide — is believed to predate the oldest known remains in the subcontinent by more than 5,000 years.
The site was discovered by chance last year by oceanographers from India's National Institute of Ocean Technology, who were conducting a survey of pollution. Using sidescan sonar, which sends a beam of sound waves down to the bottom of the ocean, they identified huge geometrical structures at a depth of 120 feet. Debris recovered from the site — including construction material, pottery, sections of walls, beads, sculpture, and human bones and teeth — has been carbon dated and found to be nearly 9,500 years old (BBC article).
Hình chụp sonar cho thấy các cấu trúc đang bị chôn vùi dưới lớp cát biển
Xem thêm hình ảnh tại đây
Nhiều bản tường trình khác cũng khẳng định lại đánh giá này. Housden cũng nói: “Toàn bộ các mô hình về nguồn gốc của nền văn minh hiện đại sẽ phải được xây dựng lại từ đầu”.
Tác gia đồng thời là nhà làm phim Graham Hancock, tác giả của các công trình điều tra nghiên cứu về các nền văn minh cổ xưa, đã báo cáo rằng bằng chứng này là rất thuyết phục. Ví dụ, ông nói các nhà hải dương học đã tìm thấy 2 tảng đá lớn lớn hơn bất kỳ thứ gì đã từng được khám phá. “Các thành phố theo quy mô này, là không được biết đến trong các ghi chép khảo cổ học cho đến khoảng 4500 năm trước khi các thành phố lớn đầu tiên bắt đầu xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà”.
“Vào giữa tháng giêng năm 2002, các nhà khoa học hàng hải tại Ấn Độ đã tuyên bố rằng họ đã có các bức ảnh sonar (phương pháp phản xạ âm học để định vị, đo đạc các vật thể và các cấu trúc nằm sâu dưới nước) của các vật thể hình vuông và hình chữ nhật khoảng 130 m dưới mặt nước tại vùng bờ biển Tây Bắc Ấn Độ ở vịnh Cambay… các vật thể có các góc vuông. Bộ trưởng bộ khoa học và kỹ thuật Ấn Độ đã ra lệnh khu vực sẽ được khoanh vùng bảo vệ. Những gì được khám phá đã làm ngạc nhiên các nhà khảo cổ học toàn cầu” (GrahamHancock.com/news).
Linda Moulton Howe, nhà nghiên cứu các sự kiện kiểu này trên khắp thế giới, đã phỏng vấn Michael Cremo về khám phá mới này. Cremo là nhà nghiên cứu và là tác giả của cuốn sách Forbidden Archaeology, đã đến thăm Ấn Độ và dự hội thảo về công trình Cambay.
“Trong vòng vài tháng trở lại đây, các kỹ sư đã bắt đầu tiến hành nạo vét tại đó và họ đã mang lên nhiều hóa thạch xương người, các hóa thạch của gỗ, các dụng cụ đá, các mảnh đồ gốm, và nhiều thứ khác
khẳng định rằng đó thực sự là một khu vực định cư của con người. Họ đã có thể tiến hành nhiều hơn các công việc sonar ở đó và đã có thể xác định được nhiều cấu trúc. Chúng có vẻ đã nằm trên bờ một con sông chảy qua từ tiểu lục địa Ấn Độ ra ngoài biển”.
Theo Howe:
“Ngay cả nếu chúng ta không biết kiến thức văn hóa của họ là gì, nếu đó là một thành phố cổ 9500 năm tuổi, thì nó đã cổ xưa hơn nền văn minh Sumeria tới vài ngàn năm. Nó cổ hơn Ai Cập, cổ hơn Trung Hoa. Vì thế nó sẽ triệt để thay đổi bức tranh toàn thể của sự phát triển của các nền văn minh thành thị trên hành tinh này.
Giờ đây, nếu các nghiên cứu mở rộng có thể xác định được văn hóa của những người từng sống trong thành phố mà giờ đây đang nằm sâu dưới nước này – nếu đúng họ là những người Veda, thì tôi nghĩ hoàn toàn có khả năng xác định vị trí của nó tại vùng duyên hải Ấn Độ - Tôi nghĩ điều đó sẽ triệt để thay đổi bức tranh toàn cảnh của lịch sử Ấn Độ mà đã được viết ra bởi các nhà khảo cổ phương Tây trước đây”.
Để đọc thêm thông tin và các khám phá cổ xưa nhất trước đây, tại Harappan, và quan hệ của nó với Truyền thuyết Veda, hãy tìm đọc bài báo của Linda Moulton Howe tại website của cô EarthFiles.com
Tất cả những khám phá gần đây chỉ rõ rằng thực tế có nhiều nền văn minh phát triển cao hơn những gì hiện nay chúng ta tin tưởng, ngay cả trong thời kỳ Băng Hà. Bên cạnh đó, còn có nhiều các cấu trúc đền đài được tìm thấy trại nhiều vùng biển khác nhau trên thế giới. Từ Nhật Bản đến Cuba, những khám phá gần đây chứng tỏ rằng đã từng tồn tại những nền văn minh, những xã hội cao cấp hơn 10000 năm trước đây. Tuy nhiên, những khám phá này cũng chứng minh rằng sự kết thúc bất ngờ của những nền văn minh này có thể được lặp lại.
Các khám phá tại Bimini, Bahamas
Bimini Road và Proctor’s Road – ―Con đường Bimini‖ và ―Con đường của Proctor‖ được vẽ dưới sự trợ giúp của các máy dò sonar
Bimini Video phần 1 Bimini Video phần 2
Năm1968 Bimini Road được khám phá và công bố. Nó dài 1900 bộ hình chữ J làm bằng một loại đá nằm gần bờ biển thuộc khu vực Địa Trung Hải, gọi là beachrock. Bimini Road nằm tại vùng nước nông của Bimini. Các hình ảnh cho thấy đây là một con đường nhân tạo, được xây dựng vào một thời kỳ rất xa xưa.
Bimini Road – Con đường Bimini là tàn tích của một bến cảng với các hòn đá được tạo hình để xây dựng trong một bến cảng và con đê chắn sóng.
Người ta còn tìm thấy hàng tá các tảng đá dùng làm neo thuyền, với dấu vết các sợi dây xỏ qua lỗ đá. Điều này chứng tỏ đây đã từng là một bến cảng hoạt động.
Vào năm 2006, một công trình bến cảng tương tự như thế được phát hiện cách vị trí của Con đường Bimini khoảng 1 dặm. Trước đó nó bị cát biển che phủ, và chỉ hiện ra sau một trận bão năm 2006 đổ bộ lên Bimini bóc trần lớp cát đi.
Cuối năm 2006 và tháng 6/2007, hai đoàn thám hiểm đã được chỉ định đến Bimini nghiên cứu. Cả hai phương pháp quan trắc địa hình dưới đáy biển và phương pháp sonar được sử dụng tại vài địa điểm. Họ đã tìm thấy một dải các cấu trúc cách Bimini vài dặm về phía Tây tại độ sâu 100 bộ. Máy tính cùng với phương pháp sonar đã phát hiện vô số các mẫu vật hình chữ nhật dưới đáy biển. Họ cũng tìm thấy các cột trụ tròn bằng ximăng hoặc đá cẩm thạch làm liên tưởng đến các bến cảng Địa Trung Hải thời cổ đại. Tuy nhiên không thể khẳng định Bimini là một bến cảng La Mã, mà chỉ có thể khẳng định là công nghệ xây dựng tại Bimini thì giống với của La Mã cổ đại thôi. Thêm nữa, có dấu hiệu cho thấy các cột này dường như được dựng lên tại thời điểm sau này để thay thế cho phần đã bị hư hỏng từ trước. Xem thêm hình ảnh tại đây
Tại sao công trình này lại nằm dưới đáy biển, điều gì đã xảy ra cho hải cảng tiền sử này? Tại sao lại có nhiều công trình cùng chung số phận với nó như vậy? Ai là chủ nhân đích thực của các công trình dưới đáy biển, khi giám định cho thấy chúng đã tồn tại trước vài ngàn năm so với những nền văn minh sớm nhất mà chúng ta đã biết? Nền văn minh Lưỡng Hà, nền văn minh cổ Trung Hoa, nền văn minh cổ Ai Cập và nền văn minh cổ Ấn Độ không phải là điểm bắt đầu của lịch sử nhân loại. Với những dữ liệu và bằng chứng khảo cổ thu thập được càng ngày càng nhiều hơn, đã đến lúc cần phải xem xét lại toàn bộ lịch sử loài người một cách nghiêm túc.
Bằng chứng thứ 4: Kỹ thuật hàng không vũ trụ thời tiền sử