Giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty TNHH Công nghệ Tầm Nhìn (Trang 58 - 69)

tiêu thụ tại Công ty TNHH Công nghệ Tầm Nhìn.

Mục tiêu hàng đầu của bất kỳ một doanh nghiệp thương mại là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó thì việc thực hiện tốt khâu bán hàng là rất quan trọng. Nó không những góp phần tạo doanh thu của Công ty mà còn khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế nước nhà.

Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Công nghệ Tầm Nhìn, em xin đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả Tiêu thụ.

Về TK sử dụng:

Công ty nên dùng TK 1562 để hạch toán riêng chi phí thu mua hàng hóa. Thực tế tại Công ty chi phí thu mua được hạch toán trực tiếp vào TK632. Do đó, chi phí thu mua chỉ phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ mà không phân bổ cho hàng còn tồn kho. Như vậy, Công ty đã áp dụng sai nguyên tắc phù hợp, không đúng với chế độ, không phản ánh chính xác giá vốn hàng bán, dẫn đến việc xác định không chính xác kết quả kinh doanh của từng mặt hàng và từng kỳ kinh doanh. Bởi vậy, Công ty nên đưa TK 1562 để hạch toán chi phí thu mua hàng hóa liên quan tới số hàng đã nhập trong kỳ và phân bổ chi phí thu mua hàng hóa cho số lượng hàng tiêu thụ trong kỳ và tồn cuối kỳ. Hạch toán vào TK này các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến quá trình thu mua hàng hóa như : chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí thuê kho, bến bãi, phí bảo hiểm hàng hóa, các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa.

Khi phát sinh chi phí thu mua hàng hóa, kế toán ghi: Nợ TK 1562

Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331

Trong đó chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ và tồn kho cuối kú: + + Trị giá mua hàng tiêu thụ trong kỳ Trị giá mua hàng tồn kho cuối kỳ Trị giá mua hàng tiêu thụ trong kỳ = *

Chi phí thu mua phân bổ cho hàng

tiêu thụ

Chi phí thu mua tồn đầu kỳ

Chi phí thu mua phát sinh trong kỳ

Sau khi xác định được chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ, kế toán ghi:

Nợ TK 632:

Có TK 1562:

Về trích lập dự phòng phải thu khó đòi và giảm giá hàng tồn kho

Để đảm bảo nguyên tắc thận trọng và giảm mức tối đa những tổn thất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra đặc biệt là sự giảm giá của hàng hóa trong cơ chế thị trường nhiều biến động như hiện nay thì việc trích lập các khoản dự phòng là điều cần thiết vì:

- Các khoản nợ của khách hàng và giá trị hàng tồn kho là rất lớn nên nguy cơ giảm giá và mất khả năng thanh toán là rất dễ xảy ra-- Khách hàng Công ty là những khách hàng thường xuyên mua hàng với số lượng lớn nhưng lại thanh toán chậm, nợ nhiều nên việc thất thu là không thể tránh khỏi.

Do vậy, để đảm bảo phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ, cuối mỗi niên độ kế toán trước khi lập các báo cáo tài chính kế toán phải tính số nợ có khả năng khó đòi dựa vào kinh nghiệm hoặc vào tình hình thực tế của khách hàng và dự đoán khả năng của thị trường để lập các khoản dự phòng.

Đối với dự phòng các khoản phải thu khó đòi:

Để lập các khoản phải thu khó đòi kế toán sử dụng TK 139 "dự phòng phải thu khó đòi" và chi tiết cho từng khách hàng. Vào cuối niên độ kế toán, kế toán căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được thì phải trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi:

Nợ TK 642: Có TK 139:

Theo quy định khách hàng nợ quá hạn 2 năm trở lên kể từ ngày quá hạn thanh toán mới được quyền trích lập dự phòng và chỉ lập dự phòng đối với khách hàng thực sự mất khả năng thanh toán nợ cho Công ty. Trường hợp đặc biệt tuy chưa quá hạn 2 năm nhưng khách hàng đang trong thời hạn xem

xét giải thể, phá sản hoặc có dấu hiệu khác thì số nợ đó được coi là nợ khó đòi. Mức dự phòng phải lập tối đa không quá 20% tổng số dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm và đảm bảo cho doanh nghiệp không bị lỗ.

Đối với các khoản nợ được xóa sổ thì căn cứ vào các chứng từ sau: biên bản của hội đồng xử lý nợ, bảng kê chi tiết khoản nợ khó đòi, quyết định của tòa án, giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ đã chết hoặc không có TS, lệnh truy lã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với nợ bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lý số nợ không thu hồi được, kế toán tiến hành xóa sổ các khoản nợ không đòi được và theo dõi trong 5 năm. Khi tiến hành xóa sổ các khoản phải thu đã lập dự phòng, ngoài bút toán xóa sổ kế toán phải hoàn nhập số dự phòng đã lập:

BT1: Nợ TK 004: Nợ khó đòi đã xử lý

BT2: Nợ TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi

Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp (Phần chênh lệch giữa số nợ phải thu khó đòi xoá sổ lớn hơn số lập dự phòng)

Có TK 131: Phải thu của khách hàng. Phương pháp xác định mức dự phòng cần lập:

Ước tính trên doanh thu bán chịu (phương pháp kinh nghiệmm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ước tính đối với khách hàng đáng ngờ (dựa vào thời gian quá hạn thực tế):

Số dự phòng cần lập cho niên độ tới của khách

hàng đáng ngờ = Số nợ phải thu khách hàng đáng ngờ * Tỷ lệ ước tính không thu được của

khách hàng Số dự phòng phải thu cần lập cho năm tới = Tổng doanh thu bán chịu * Tỷ lệ phải thu khó đòi ước tính

Đối với các khoản phải thu khó đòi đã xử lý cho xoá sổ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112: Có TK 711:

Đồng thời ghi bên Có TK 004

Về trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Để trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán sử dụng TK 159 "dự phòng giảm giá hàng tồn kho" cho số hàng còn tồn kho cuối kỳ. TK 159 được mở chi tiết cho từng loại hàng.

Khi thấy giá thị trường giảm so với giá thực tế ghi trong sổ thì kế toán tiến hành trích lập dự phòng cho số hàng còn tồn kho cuối kỳ:

Nợ TK 632: Có TK 159:

Trong niên độ kế toán tiếp theo nếu hàng tồn kho không bị giảm giá đã tiêu thụ thì ngoài các bút toán ghi nhận doanh thu, giá vốn, kế toán phải hoàn nhập số dự phòng đã lập cho số hàng đó theo bút toán:

Nợ TK 159: Có TK 632:

Các khoản giảm trừ doanh thu như: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thanh toán.

Để giảm tối đa tình trạng chiếm dụng vốn từ phía khách hàng, Công ty nên áp dụng hơn nữa các khoản chiết khấu trong bán hàng. Công ty cần phải có những biện pháp thiết thực như nếu thanh toán ngay hoặc trước thời hạn thì sẽ chiết khấu bao nhiêu phần trăm trên tổng giá thanh toán tại thời điểm đó còn thanh toán chậm thì phải chịu một mức phạt nhất định hay để tăng lượng bán của hàng hóa khác, tiền thanh toán ngay Công ty cũng có thể

khuyến mại hàng.... Như vậy, Công ty mới có khả năng thu hồi vốn nhanh, luân chuyển được vòng quay của vốn lưu động và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Công ty cần áp dụng hơn nữa các biện pháp thúc đẩy giảm trừ doanh thu như giảm giá cho những khách hàng mua với số lượng lớn, ưu đãi sau bán hàng,...

• Đối với khoản chiết khấu thanh toán:

- Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua do người mua đã thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn thanh toán đã thoả thuận hoặc vì một lý do ưu đãi khác.

- Chiết khấu thanh toán được theo dõi chi tiết cho từng khách hàng và từng loại hàng bán.

- Trình tự hạch toán được tiến hành như sau: Nợ TK 635: Tập hợp chiết khấu thanh toán. Có Tk 111, 112, 131, 3388

Đối với khoản chiết khấu thương mại:

- Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ. Nợ TK 521: Chiết khấu thương mại

Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Có TK 111, 112, 131

Cuối kỳ kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua sang TK doanh thu.

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 521: Chiết khấu thương mại

Đối với khoản hàng bán bị trả lại:

- Hàng bán bị trả lại là số hàng hoá đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân như vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất và không đúng chủng loại.

- Các chi phí phát sinh liên quan đến việc hàng bán bị trả lại được hạch toán vào TK 641- chi phí bán hàng. Trong kỳ kế toán trị giá của hàng bán bị trả lại được phản ánh bên nợ Tk 531. Cuối kỳ tổng giá trị hàng bán bị trả lại được kết chuyển sang TK doanh thu bán hàng để xác định doanh thu thuần.

- Trình tự hạch toán: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khi doanh nghiệp nhận lại số hàng bán bị trả lại và đã chấp nhận số hàng này vào kho kế toán ghi:

Nợ TK 155- Nhập kho thành phẩm Nợ TK 157-Gửi tại kho của người mua Nợ TK 138 (1381)-Giá trị chờ xử lý

Có TK 632-Giá vốn hàng bán bị trả lại

-Các chi phí phát sinh liên quan đến khách hàng bán bị trả lại( (nếu có) ghi:

Nợ TK 641- Chi phí bán hàng Có TK 111, 112 , 141, 334...

-Thanh toán với người mua về số tiền của hàng bán bị trả lại: Nợ TK 531- Hàng bán bị trả lại

Nợ TK 33311- GTGT phải trả lại cho khách hàng tương ứng với ssố doanh thu của hàng bán bị trả lại

Có TK 111, 112, 131, 3388

-Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 531- Hàng bán bị trả lại

* Hạch toán giảm giá hàng bán

Giảm giá là khoản tiền được người bán chấp nhận một cách đặc biệt trên giá đã thoả thuận vì lý do hàng bán kém phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.

Các khoản giảm giá hàng bán được phản ánh vào tài khoản 532- Giảm giá hàng bán và chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá ngoài hoá đơn,tức là sau khi có hoá đơn bán hàng.Không phản ánh vào tài khoản này số giảm giá đã được ghi trên hoá đơn bán hàng và đã được trừ vào tổng giá trị gia bán ghi trên hoá đơn.

Trong kỳ hạch toán, khoản giảm giá hàng bán phát sinh thực tế được phản ánh vào bên Nợ TK 532- Giảm giá hàng bán.Nếu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì mức giảm giá ghi bên Nợ TK 532 vtính theo giá chưa có thuế, ngược lại nếu áp dụng phương pháp trực tiếp hoặc các loại thuế khác thì mức giảm giá ghi bên Nợ tTK 532 được tính trên giá bán có thuế.Cuối kỳ, kết chuyển tổng số tiền giảm giá hàng bán vào tài khoản doanh thu bán hàng để xác định doanh thu thuần thực hiện trong kỳ.

Trình hạch toán được tiến hành như sau:

+Khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán cho người mua về số lượng hàng đã bán.

-Nếu khách hàng đã thanh toán tiền mua hàng, doanh nghiệp thanh toán cho khách hàng khoản giảm giá đã chấp thuận ghi:

Nợ TK 532- Giảm giá hàng bán tính theo giá bán chưa có thuế GTGT. Nợ TK 333111- Thuế GTGT tương ứng.

Có TK 111- Tiền mặt.

Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng. Có TK 338 (3388)

-Nếu khách hàng chưa thanh toán tiền mua hàng, kế toán ghi giảm giá số phải thu của khách hàng bằng đúng số giảm giá đã chấp thuận ghi:

Nợ TK 532- Giảm giá hàng bán

Nợ TK 33311- Thuế GTGT tương ứng Có TK 131- Phải thu của khách hàng

-Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển sang tài khoản doanh thu bán hàng toàn bộ số giảm giá hàng bán ghi:

Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 532- Giảm giá hàng bán

Kết luận

Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau. Để đứng vững trên thị trường và không ngừng phát triển là một vấn đề hết sức khó khăn. Nhưng chính sự biến động này của nền kinh tế đã giúp nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.

Việc hoàn thiện quá trình hạch toán kế toán là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh của mình một cách có hiệu quả hơn, đồng thời nó giúp doanh nghiệp có thể quản lý tốt hơn hoạt động tiêu thụ của mình, đảm bảo lấy thu bù chi, có lãi và tăng trưởng. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty.

Trước những thách thức hiện nay của cơ chế thị trường và sự hội nhập, đặc biệt là ảnh hưởng của biến động kinh tế năm 2008, công ty TNHH Công nghệ Tầm Nhìn đang phải cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ kinh doanh. Hàng hoá do công ty kinh doanh là sản phẩm của công nghệ cao, có tác động trực tiếp đến người tiêu dùng (máy vi tính, máy ảnh kỹ thuật số, máy in,..) nên việc tìm hiểu thị trường, nắm bắt thị hiếu và đưa ra chính sách kinh doanh hợp lý là vô quan trọng. Bước đầu, công ty đã biết cách hoàn thiện công tác hạch toán kế toán để có thể giúp ban Giám đốc có những quyết định chiến lược, đưa công ty trở thành nhà phân phối hàng đầu của những hãng sản xuất nổi tiếng trên thế giới.

Do thời gian thực tập chưa nhiều, nên các vấn đề đưa ra trong chuyên đề này có thể chưa có tính khái quát cao và không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp chỉ bảo của cán bộ trong công ty, các thầy cô giáo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình hiệu quả của Ban lãnh đạo, phòng kế toán Công ty TNHH Công nghệ Tầm Nhìn và cô giáo Ths. Lê Kim Ngọc đã hướng dẫn chỉ bảo em hoàn thành chuyên đề này.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

QLDN: Quản lý doanh nghiệp K/C: Kết chuyển

TK: Tài khoản

TSCĐ: Tài sản cố định BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế KPCĐ: Kinh phí công đoàn GTGT: Giá trị gia tăng Mkh: Mức khấu hao NT: Ngày tháng

SHTK: Số hiệu tài khoản DTT: Doanh thu thuần CFBH: Chi phí bán hàng

CFQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp KQTT: Kết quả tiêu thụ

Danh mục tài liệu tham khảo

1. PGS. TS. Đặng Thị Loan. 2006. Giáo trình Kế toán Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân.

2. Bộ Tài Chính. 2006. Quyết định Số:15/2006/QĐ-BTC Về việc ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp.

3. PGS.TS.Nguyễn Văn Công. 2006. Kế toán Doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

4. Bộ Tài Chính. 2006. Hướng dẫn lập và sử dụng chứng từ.

5. PGS.TS. Nguyễn Minh Phương. 2004. Giáo trình Kế toán Quản trị. NXB Lao Động – Xã hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty TNHH Công nghệ Tầm Nhìn (Trang 58 - 69)