Mối quan hệ công tác

Một phần của tài liệu “ Một số giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổchức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Thủy sản khu vực I” (Trang 42 - 43)

II. Nhận xét đánh giá về công ty

2. Mối quan hệ công tác

Nhìn vào sơ đồ tổ chức bộ máy công ty ta thấy rằng mối quan hệ công tác trong công ty là mối quan hệ theo chiều dọc, chiều ngang. Liên hệ giữa cấp trên và cấp dưới có tính chất chỉ đạo, mệnh lệnh. Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo tuyến trên trong phạm vi chức năng và chuyên môn của mình.

 Mối quan hệ chiều dọc:

Hệ thống điều hành sản xuất kinh doanh ttrong Công ty là hệ thống quản lý theo tuyến. Mối quan hệ trong hệ thống là mối quan hệ theo chiều dọc. Các cán bộ quản lý và điều hành theo chiều dọc từ trên xuống dưới tới các phòng ban và các phân xưởng sản xuất. Nói cách khác, cán bộ quản lý ngành dọc có trách nhiệm quản lý kinh doanh thuộc bộ phận mình.

Qua sơ đồ ta thấy, đứng đầu công ty là Giám đốc, chịu trách nhiệm mọi mặt hoạt động của công ty. Giúp việc cho Giám đốc gồm các Phó Giám đốc. Họ phải thực thi quyết định của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước những công việc ở trên đưa xuống.

Tổ chức của công ty bao gồm 4 phòng chức năng và 4 phân xưởng. Các phòng ban và phân xưởng sản xuất với chức năng và nhiệm vụ cụ thể giúp cho việc nắm bắt thông tin trong khối mình phụ trách của các P. Giám đốc nhanh chóng, chính xác và kịp thời trình lên Giám đốc khi có yêu cầu. Đứng đầu các phòng ban là các cán bộ trưởng phòng có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của phòng ban mình phụ trách .

 Quan hệ chiều ngang

Toàn bộ hệ thống được chia ra thành nhiều chức năng. Công ty căn cứ vào chức năng này để phân công lao động. Việc phân bố theo chức năng là căn cứ vào trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động quản lý.

Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty ta thấy, Công ty có 4 phòng ban chức năng. Các phòng ban này vừa phải đảm nhiệm hoạt động tốt các nhiệm vụ trong phòng ban của mình vừa phối hợp với các phòng ban khác nhằm tạo ra sự nhịp nhàng trong hoạt động quản lý và việc xử lý các thông tin trong sản xuất kinh doanh .

Như vậy, để thực hiện tốt sự cộng tác này, đòi hỏi công ty phải có nội qui, qui chế rõ ràng, xem xét và phân bổ chính xác chức năng nhiệm vụ của từng phòng sao cho chúng không bị chồng chéo lên nhau. Mặt khác, phải qui định mối quan hệ giữa các phòng ban với nhau. Đặc biệt là những công việc mà các phòng ban phải sử dụng kết quả của nhau. Phải được qui định thời gian chuyển giao hoặc thông báo số liệu và kết quả có liên quan.

Một phần của tài liệu “ Một số giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổchức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Thủy sản khu vực I” (Trang 42 - 43)