e. Nhận xét từ kết quả tính sóng.
4.3. BỐ TRÍ MẶT BẰNG CÔNG TRÌNH 1 PHÂN TÍCH CHUNG.
4.3.1. PHÂN TÍCH CHUNG.
Như đã phân tích ở chương II, hiện tượng sa bồi tại Cửa Đáy là một thực tế khách quan gây trở ngại lớn đến công tác vận tải thủy.
Với mục đích bố trí tuyến đê là ngăn dòng bùn cát vận chuyển dọc bờ và bùn cát làm bồi lấp luồng tàu do sóng hướng Đông, Đông Nam vào mùa đông gây ra. Sóng hướng Tây và Tây Nam vào mùa hè gây ra, thu hẹp dòng chảy trong luồng đề tăng lưu tốc dòng triều khi triều rút nhằm đưa bùn cát trong luồng ra vùng nước sâu, giảm lưu tốc dòng triều khi triều lên để hạn chế bùn cát từ biển và các cửa sông lân cận vào bồi lấp luồng tàu. Đồng thời giảm chiều cao sóng khi đi qua đê vào luồng, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu khi qua Cửa Đáy.
Căn cứ để quy hoạch tuyến đê.
- Quy hoạch tuyến đê cần dựa trên tuyến luồng thiết kế và yêu cầu của quy hoạch quản lý đới bờ nhằm khai thác và phát triển tiềm năng kinh tế biển. Đê phải có nhiệm vụ từ hại và hưng lợi, xem xét đến các yêu cầu lấn biến, nuôi trồng thủy sản, tiêu úng, thoát lũ, giao thông thủy và yêu cầu ẩn
nấp và tránh bão của tàu thuyền. Kết hợp quy hoạch tuyến để với quy hoạch chỉnh trị cửa sông.
- Tuyến đê phải đáp ứng những yêu cầu bảo vệ môi trường và sinh thái, tránh gây ảnh hưởng xấu tới các vùng lân cận.
- Vị trí và hình dạng tuyến đê cần đảm bảo đi qua vùng có địa chất tương đối tốt địa thế cao, nối tiếp với các vị trí ổn định, tận dụng công trình phụ trợ đã có.
- Về bố trí trên mặt bằng tuyến đê cần đơn giản, tốt nhất là đường thẳng, tránh gãy khúc, ít lồi lõm để không gây ra các vùng cục bộ tập trung năng lượng sóng. Đồng thời nên chọn hướng tuyến có lợi cho việc chống sóng, tránh tuyến đê vuông góc với phương sóng mạnh. Nhưng cũng không nên vì để kéo thẳng tuyến đê mà làm cho khối lượng công trình tăng lên quá nhiều.
- Không tạo ra mắt xích yếu tại nơi tiếp nối với các công trình lân cận, không ảnh hưởng đến các vùng đất liên quan.