CÁC KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HÌNH THÁI CỤC BỘ TRONG PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN VÀ SA BỒI LUỒNG CỬA ĐÁY (Trang 92 - 93)

Cần cải tạo các thiết bị bảo đảm hàng hải. Ngày nay, việc đánh số các phao luồng thường xuyên thay đổi, làm xáo trộn, lẫn lộn đối với mục đích hàng hải. Hơn thế nữa, cần phải ưu tiên tuyệt đối cho việc chiếu sáng các phao luồng vừa để an toàn vừa cải thiện cho tàu đi lại ban đêm. Việc chiếu sáng này còn cải thiện khả năng thông luồng chung và làm giảm đi thời gian neo đợi ra vào cảng.

Nên tiến hành khảo sát địa vật lý trước bất kỳ công tác nạo vét cơ bản nào để đánh giá.

Các yếu tố sóng dòng chảy, bùn cát và độ mặn là các yếu tố chủ yếu tác động đến mức độ ổn định của luồng khi đi vào khai thác. Vì vậy, cần tiếp tục khảo sát theo dõi định kỳ trong một số năm đầu nhằm đề ra các biện pháp kiểm soát môi trường cũng như các biện pháp khai thác luồng một cách phù hợp về phương diện kinh tế kỹ thuật.

Cần tiến hành đánh giá tác động môi trường một cách chi tiết. Phần lớn đất nạo vét nên đổ xuống biển tại một nơi đổ được lựa chọn để làm giảm những tác động lên môi trường:

+ Tối ưu hoá các khối lượng đất đổ + Cải thiện chất lượng bùn cát lắng

+ Giảm thiểu các ảnh hưởng do bố trí đổ đất nạo vét gây ra.

Cần tiến hành cải tiến việc nạo vét duy tu cho luồng vào Cảng Ninh Phúc - Ninh Bình:

- Tiến hành đo sâu đều đặn luồng vào chẳng hạn cứ 2 hoặc 3 tuần một lần.

- Thực hiện đổ đất nạo vét xa khu vực nạo vét và ở nơi có các chiều sâu nước lớn để tránh hiện tượng quay vòng trở lại.

CHUYÊN ĐỀ

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HÌNH THÁI CỤC BỘ TRONGPHÂN TÍCH DIỄN BIẾN VÀ SA BỒI LUỒNG CỬA ĐÁY PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN VÀ SA BỒI LUỒNG CỬA ĐÁY

1.MỞ ĐẦU

Mô hình tính toán lượng vận chuyển trầm tích cục bộ dưới tác dụng của liên hợp sóng - dòng chảy đã xây dựng cho phép tính toán vận chuyển bùn cát ở lân cận các công trình như: công trình bảo vệ bờ biển, cầu cảng, kè mỏ hàn, cửa lấy nước, diễn biến trên ngưỡng cạn và sa bồi luồng lạch. Mô hình hình thái cục bộ đã xây dựng trong chương 5 sách: "Nghiên cứu tính toán lòng dẫn cửa sông vùng triều có khai thác vận tải thuỷ" của TS Trần Văn Sung chỉ áp dụng riêng cho luồng tầu. Từ số dư bùn cát trên khu vực nghiên cứu, sau mỗi thời đoạn khảo sát, cho phép chúng ta đánh giá lượng bồi xói địa hình đáy, phân tích xu thế diễn biến và đề ra các giải pháp công trình phòng chống sa bồi.

Trong ứng dụng này, chúng tôi chọn đối tượng tính toán là đoạn luồng tàu Cửa Đáy. Đây là một trong những điểm nóng đang gây những trở ngại lớn cho vận tải thuỷ trên luồng Ninh Cơ - Cửa Đáy.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HÌNH THÁI CỤC BỘ TRONG PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN VÀ SA BỒI LUỒNG CỬA ĐÁY (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w