Khó khăn, tồn tại:

Một phần của tài liệu “Cải tiến hoạt động đào tạo và phát triển cán bộ công chức tại Tổng cục Hải quan”. (Trang 45 - 49)

III. Công thức thực thi 5318 66 3027

2.2.4.2Khó khăn, tồn tại:

Đội ngũ giáo viên, giảng viên của Tổng cục và Cục Hải quan tỉnh thành phố còn hạn chế về chất lượng và thiếu về số lượng.

Hệ thống giáo trình chưa được hoàn thiện còn hạn chế về nội dung và tính sư phạm.

Trung tâm đào tạo mới thành lập đang trong quá trình ổn định bộ máy và nhân lực, phần lớn đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trung tâm chưa có kinh nghiệm trong quản lý đào tạo và giảng dạy, chưa có cơ sở đào tạo, chủ yêu phải thuê các địa điểm

để đào tạo phần nào ảnh hưởng đển hiệu quả đào tạo bồi dưỡng; thiết bị phục vụ đào tạo, giảng dạy hầu nhua chưa có.

Việc phân bổ kinh phí đào tạo cho các đơn vị chưa kịp thời trong khi các đơn vị chưa chủ động triển khai thực hiện chỉ chờ có kinh phí mới triển khai.

Để đảm bảo kế hoạch đề ra, một số cục hải quan địa phương cũng như Tổng cục còn tổ chức dồn các khoá đào tạo và tập huấn ngắn ngày vào thời điểm cuối năm, một số đơn vị cử cán bộ đi học nhiều đã ảnh hưởng đến công tác cuối năm.

Nhìn chung sự quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng của Lãnh đạo một số đơn vị chưa sâu sát, chưa xác định được yêu cầu đòi hỏi trình độ, năng lực công chức trước yêu cầu cải cách hiện đại hoá ngành Hải quan.

Sự tự nguyện cũng như phong trào đào tạo, bồi dưỡng của công chức chưa cao. Chất lượng đào tạo hiện tại còn chưa đáp ứng được yêu cầu, nội dung đào tạo của các lớp còn đan xen. giữa lớp nghiệp vụ hải quan tổng hợp và các lớp nghiệp vụ chuyên sâu, giữa các lớp dành cho công chức thừa hành và các lớp dành cho lãnh đạo chi cục. Do vậy có trường hợp học đi học lại chương trình đó hoặc trong một lớp học sẽ có nhiều đối tượng khác nhau cùng nghiên cứu về một vấn đề nên gây nhiều khó khăn cho giảng viên truyền tải kiến thức.

Đội ngũ giảng viên còn thiếu về số lượng và hạ chế về chất lượng; giảng viên chủ yếu dựa vào đội ngũ giáo viên kiêm chức, hiện tại toàn ngành có khỏan 50 giáo viên kiêm chức, một số có chuyên môn sâu, nhiệt tình với công việc nhưng thiếu khả năng sư phạm, một số cán bộ lãnh đạo có năng lực giảng dạy nhưng lại bận công việc chuyên môn...

Chất lượng giáo trình, giáo án bài giảng chưa cao:

+ Tàiliệu giảng dạy chủ yếu do giáo viên biên soạn dựa trên các văn bản hiện hành của Nhà nước về Hải quan và những tài liệu của Hải quanthế giới, của Hải quancác nước, đưa vào giảng dạy đẻ cậo nhật, hướng dẫn cho công chức Hải quan thực thi nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu trước mắt

+ Giáo trình nghiệp vụ hải quantổng hợp: Đây là tài liệu phải đạt yêu cầu chuẩn để phục vụ cho việc đào tạocông chức mới tuyển dụng. Tuy giáo trình dang đượcliên

tục sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới nhưng hệ thống tài liệunày vẫn còn thiếu tính thực hành và tính sư phạm còn chưa cao

Hợp tác đào tạo quốc tế: Chú trọng quan hệ với hải quan các nước láng giềng, hải quan các nước đang phát triển; Đẩy mạnh hợp tác sâu về nghiệp vụ hải quan để phục vụ cho hiện đại hoá ngành hải quan, cụ thể:

+ Về cử các đoàn đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài: Từ năm 2004 - 2006, Tổng cục Hải quan đã cử một số đoàn đi nghiên cứu khảo sát về hiện đại hoá phục vụ cho tiến trình hội nhập khu vực như: Malaysia, Hàn Quốc, Indonesia, Singapore, Niu- Di-Lân, Pháp và cử cán bộ tham gia các chương trình đào tạo về nghiệp vụ Hải quan ngắn hạn do Hải quan nước ngoài mời như: Bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ, Kiểm tra sau thông quan, Thu thập và Xử lý thông tin tình báo, HS...

+ Nhìn chung kế hoạch cử cán bộ của Tổng cục Hải quan đã được thực hiện tốt, đáp ứng yêu cầu thời gian. Số lượng đoàn cũng như thành phần cán bộ tham gia các đoàn ra về cơ bản là đúng tiêu chí và đảm bảo yêu cầu của nhiệm vụ công tác đặt ra. Những đoàn ra có sự hỗ trợ kinh phí của Bạn cũng được cân nhắc kỹ về thành phần đoàn, thời gian công tác để đảm bảo hiệu quả làm việc tốt nhất. Cán bộ tham gia các đoàn ra đã chấp hành tốt quy định của pháp luật trong quá trình đi công tác. Tuy nhiên do các kế hoạch, thư mời đến gấp dẫn đến việc lựa chọn cán bộ, làm thủ tục gấp từ khâu thông báo chọn cử đến các khâu phê duyệt hạn chế đến chất lượng cử đoàn đi.

+ Về hợp tác kỹ thuật: Được sự hỗ trợ của WB và Hải quan các nước năm 2004-2006, Hải quan Việt Nam đã nhận được sự trợ giúp về hỗ trợ kỹ thuật nghiệp vụ của Hải quan các nước về các lĩnh vực nghiệp vụ được tổ chức tại Việt Nam như: bồi dưỡng kiến thức Hải quan hiện đại cho cán bộ lãnh đạo quản lý do WB tài trợ; và các lớp Trị giá Hải quan, Thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ tình báo Hải quan, Kiểm tra sau thông quan, Mạng Kiểm soát Hải quan(CEN), Sở hữu trí tuệ...

+ Năm 2004- 2007, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản(JICA) đã hỗ trợ cho Hải quan Việt Nam dự án “Tăng cường năng lực cho đội ngũ giản viên chủ chốt thực hiện cho tiến trình hiện đại hoá Hải quan ” cho 33 cán bộ hải quan Việt nam

gồm 03 lĩnh vực: Trị giá Hải quan, Phân loại hàng hoá theo HS, Kiểm tra sau thông quan…Hiện nay dự án đang ở giai đoạn cuối các giảng viên đi giảng dạy tập huấn về các lĩnh vực được các chuyên gia Hải quan Nhật Bản giúp đỡ tại cở sở địa phương.

+ Đánh giá bước đầu đã phát huy tác dụng, các cán bộ này đã đi tổ chức giảng dạy tại nhiều đơn vị cũng như cử sang giảng dạy giúp Hải quan Lào, ngoài ra so cán bộ này tham gia tích cực vào các Tổ nghiên cứu nghiệp vụ của Tổng cục như Tổ HS và nghiên cứu Biểu Thuế AHTN...

Một phần của tài liệu “Cải tiến hoạt động đào tạo và phát triển cán bộ công chức tại Tổng cục Hải quan”. (Trang 45 - 49)