Công ty XD phát triển hạ tầng và SXVLXD Hà Tây
1. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào Công ty
Là doanh nghiệp nhạy bén trong nền kinh tế thị trường. Công ty đã trang bị một dây chuyền sản xuất đá hiện đại, đội ngũ công nhân viên có trình độ cao luôn tự nâng cao năng lực bắt kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Song Công ty vẫn chưa trang bị cho bộ máy quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói riêng một hệ thống máy vi tính nhằm giảm bớt cho đội ngũ cán bộ quản lý và kế toán một khối lượng công việc tương đối vất vả, làm cho bộ máy của Công ty hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả hơn.
2. Việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất
Công ty vẫn chưa thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất trực tiếp, mà số tiền lương này phát sinh tương đối lớn, không đồng đều trong năm. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sản xuất, đến việc quản lý lao động trong Công ty.
III. Thực trạng về lao động và quản lý lao động ở Công ty XD phát triển hạ tầngvà SXVLXD Hà Tây và SXVLXD Hà Tây
1. Nội dung về quản lý lao động tại công ty XD phát triên hạ tầng và SXVLXD Hà Tây
1.1. Sự phân bố lao động của công ty năm 2002: Hiện nay đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty tổng cộng có 153 người
Tại các bộ phận như sau:
+ Bộ phận quản lý doanh nghiệp có 17 người
+ Bộ phận quản lý các tổ, đội sản xuất có 02 người, trong đó phân xưởng II có 04 người
+ Lao động Nam là 95 người chiếm 62,09% + Lao động Nữ là 58 người chiến 37,9%
Phân công lao động quản lý là việc phân chia quá trình quản lý ra thành các quá trình, bộ phận có tính chất chuyên môn hoá; thành những công việc riêng biệt và giao công việc đó cho những người có trình độ chuyên môn và nghề nghiệp thích hợp để thực hiện, chẳng hạn như các công việc về thống kê, kế toán , lao động tiền lương... Có thể thấy số lao động Nam so với số lao động Nữ có sự chênh lệch lớn. Điều này đã thể hiện đặc thù của công việc sản xuất của công ty.
* Số lượng, kết cấu trình độ chuyên môn của lao động quản lý.
- Về số lượng lao động quản lý của công ty chiếm tỷ lệ 23/153 người = 15,03% và được phân bố đều giữa các bộ phận chức năng.
- Về trình độ, bộ phận lãnh đạo có trình độ cao đồng đều, trong đó trình độ đại hoc chiếm 5,9%
- Về chuyên môn: Bộ phận lãnh đạo của công ty đa số đều được đào tạo đúng ngành nghề một cách hệ thống, chính quy nên có trình độ chuyên môn phù hợp với chức năng quản lý. Toàn công ty có 19 người đạt trình độ đại học và 33 người có trình độ trung cấp.
- Phân công lao động quản lý: Việc phân chia các công việc quản lý tương đối đầy đủ và phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp có trình độ đại học nhưng không được bố trí công việc ngang bằng với khả năng của mình.
*Mối liên hệ chức năng giữa các bộ phận quản lý.
Nhìn chung, tình hình thực hiện mối liên hệ chức năng giữa các bộ phận quản lý của công ty tương đối tốt. Các bộ phận chức năng thực hiện phối hợp hoạt động, trao đổi thông tin khá nhịp nhàng, giúp cho Giám đốc công ty ra quyết định tương đối kịp thời và đạt hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình phối hợp hoạt động, do chưa được phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn giữa các bộ phận chức năng và từng cá nhân trong các bộ phận chức năng, do vậy hiệu quả phối hợp còn có lúc chưa cao.
1.2 Tình hình tổ chức và tổ chức nơi làm việc của quản lý lao động.
Phòng làm việc của ban giám đốc và các phòng nghiệp vụ được bố trí gần nhau thuận tiện cho việc trao đổi và xử lý thông tin, giúp cho ban giám đốc hội họp, trao đổi công việc và tiếp khách một cách thuận tiện. Các phòng tổ chức lao động, tài chính kế toán, kinh doanh… được bố trí thành một khu vực khép kín thuận tiện cho việc tác nghịêp và hợp tác giữa các phòng này. Trong đó các phòng thường xuyên giao dịch với khách hàng, đón tiếp khách như phòng kinh doanh, phòng tài vụ, ... được ưu tiên bố trí ở tầng một.
Công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc cho quản lý lao động công ty thực hiện tương đối hoàn thiện, với các trang thiết bị văn phòng hiện đại, thuận tiện. Ban giám đốc và lãnh đạo các bộ phận chức năng có điều kiện làm việc độc lập, nơi làm việc được bố trí riêng biệt, ít bị ảnh hưởng và chịu sự tác động của những người trong và ngoài phòng. Các thiết bị văn phòng ở công ty hiện đại đã khai thác tương đối hiệu quả. Tuy nhiên công tác tổ chức nơi làm việc cho quản lý lao động của công ty còn một số tồn tại: Diện tích làm việc cho nhân viên quản lý của các phòng chức năng còn hạn hẹp ; Nơi làm vịêc còn chưa thật thuận tiện, do chưa có phòng lưu trữ hồ sơ, nên nhân viên quản lý gặp khó khăn trong việc tra cứu tài liệu.
Về tuyển chọn quản lý lao động: Công ty vận dụng phương thức nghiên cứu hồ sơ kết hợp với phương thức phỏng vấn, tiếp xúc. Tuy nhiên, công ty chưa xây dựng được một hệ thống tiêu chuẩn đầy đủ, chặt chẽ cho từng chức danh lao động.
1.3 Theo dõi thời gian lao động
Để ghi chép, theo dõi thời gian lao động Công ty sử dụng “Bảng chấm công” (Mẫu số 01- LĐTL). Thời gian lao động của công nhân viên được phản ánh đầy đủ trên bảng chấm công, thực tế do các do các phòng ban, đơn vị lập hàng ngày. Theo dõi thời gian lao động phục vụ cho quản lý tình hình sử dụng thời gian lao động là cơ sở tính lương ở các bộ phận gián tiếp.
2. Nội dung quản lý tiền lương tại Công ty
Quỹ tiền lương của Công ty bao gồm các khoản sau: + Tiền lương tính theo thời gian
+ Tiền lương tính theo sản phẩm
+ Tiền lương có tính chất thường xuyên + Tiền phụ cấp trách nhiệm
+ Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan
Quỹ lương của Công ty được quy định theo số lượng sản phẩm nhập kho nhân với Đơn giá tiền lương. Hàng quý phòng Hành chính căn cứ vào kế hoạch sản xuất đã được Giám đốc ký duyệt hình thành lên đơn giá tiền lương dựa trên những hướng dẫn cơ bản của Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội.
Cuối tháng phòng Hành chính tổ chức thống kê toàn bộ số lượng sản phẩm nhập kho nhân với Đơn giá tiền lương, sau đó tính ra quỹ tiền lương của tháng đó rồi rồi trình lên Giám đốc duyệt hệ số lương, thưởng.
2.2 Các hình thức trả lương tại Công ty
Hiện nay Công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương là: Trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.
a. Phương pháp tính lương theo thời gian
Công ty áp dụng hình thức này đối với bộ phận nhân viên gián tiếp như: Nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên quản lý phòng ban, nhân viên quản lý doanh nghiệp, nhân viên bán hàng.
Tiền lương được tính trên cấp bậc, thang lương và thời gian làm liệc thực tế của người lao động
Lương cơ bản = Mức lương tối thiểu x Hệ số cấp bậc
Lương cơ bản
Lương thời gian = x Số ngày làm việc thực tế Số ngày làm việc theo chế độ
BIỂU SỐ 03:
ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG
STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Đơn giá (đồng)
1 2 3 4 5 6 Đá Granite Đá Marble Đá Mỹ nghệ Đá chẻ Đá thủ công Đá hồng đào m2 m2 Tấm Tấm m2 m2 30. 000 15. 000 15. 800 8. 300 10. 450 10. 450
ví dụ 1: Chị Lê Minh Nga ở phòng Hành chính có: Lương cơ bản = 210.000 x 2 = 420.000
Trong tháng 12 số ngày làm việc thực tế của chị là 22 ngày Suy ra: Lương thời gian Chị nhận được trong tháng 12 là:
= (420.000 : 22) x 22 = 420.000 đ
Chứng từ dùng để hạch toán Lương thời gian là Bảng chấm công và một số chứng từ khác như: Phiếu nghỉ BHXH, phiếu báo làm thêm giờ, sau khi các chứng từ thanh toán tiền lương đã được nộp cho phòng Hành chính và chuyển cho phòng Tài vụ, Kế toán tiền lương sẽ vào Bảng thanh toán lương cho từng bộ, phòng ban.
b. Phương pháp tính lương theo sản phẩm
Hình thức trả lương này được Công ty áp dụng trực tiếp cho bộ phận trực tiếp sản xuất sản phẩm. Để tính lương sản phẩm cho từng cá nhân người ta sử dụng Phiếu giao việc, Bảng kê khối lượng công việc thực hiện tổ trưởng lập cho từng công nhân sản xuất.
Trong quá trình sản xuất do mất điện hoặc máy móc hỏng do các nguyên nhân khách quan, công nhân buộc phải ngừng sản xuất thì chấm ngừng việc và vẫn được hưởng nguyên 100% lương.
Tiền lương sản phẩm Khối lượng công việc
= x Đơn giá
hoàn thành đủ tiêu chuẩn hoàn thành đủ tiêu chuẩn
Lương cơ bản Số ngày nghỉ
Nghỉ việc, ngừng việc = x
Số ngày làm việc theo chế độ (ngừng)việc thực tế trong tháng (22 ngày )
Cuối tháng phụ trách bộ phận chuyển các phiếu như: Phiếu giao việc, phiếu kiểm tra chất lượng ( KCS ), phiếu nhập kho, bảng kê khối lượng thực hiện công việc lên phòng Hành chính xác nhận rồi chuyển sang phòng Tài vụ cho kế toán tiền lương làm căn cứ tập hợp và tính lương.
Ví dụ 2: Chị Lý ở tổ mài trong tháng 12 mài được 90 m2 đá với Đơn giá tiền lương cho công việc mài đá là: 6.500đ/m2
Vậy tiền lương trong tháng (theo sản phẩm) của chị là : = 90 x 6.500 = 585.000 đồng
c. Phương pháp tính thưởng
Bên cạnh việc trả lương cho cán bộ công nhân viên theo phương pháp trên, Công ty còn có chế độ tiền thưởng, quỹ tiền thưởng của cả Công ty là số tiền còn lại của quỹ lương thực tế sau khi đã trả lương cho cán bộ công nhân viên, Kế toán lương tính hệ số tiền rồi trình lên Giám đốc ký duyệt…
Quỹ tiền thưởng của từng tháng là khác nhau và ai nghỉ 10 ngày trở lên theo bất cứ hình thức nào đều không được tính thưởng.
Lương cơ bản Ngày công Hệ số
Tiền thưởng = x hưởng lương x thưởng Số ngày làm việc theo chế độ theo thời gian(SP)
trong tháng ( 22 ngày )
Quỹ lương thực tế - Tổng lương thực chi
Hệ số thưởng =
Quỹ lương cơ bản
Ví dụ 3: Trong tháng 12/2002 các số liệu về lương của Công ty như sau: Tổng quỹ lương thực tế: 268. 555. 382 đ
Tổng lương thực chi : 228. 859. 683 đ Quỹ lương cơ bản : 132. 319. 000 đ
Hệ số thưởng = (268. 555. 382- 228. 859. 683): 132. 319. 000 = 0.3 Chị Lê minh Nga ở phòng Hành chính có lương cơ bản : 420. 000đ Tháng 12 Chị có 22 ngày công (hưởng lương theo thời gian)
Vậy tiền thưởng chị nhận được trong tháng 12 là
=(420. 000 : 22) x 22 x 0.3 = 126. 000 đồng
d. Phương pháp xác định tiền lưởng thực tế của Cán bộ công nhân viên tại Công ty
lương = thời gian + có tính + ngừng + hưởng + trách nhiệm
thực tế (lương SP) chất lương việc chế độ BH (nếu có)
Thu nhập Tiền lương Các khoản Các khoản
= - -
thực lĩnh thực tế khấu trừ đã tạm ứng
Ví dụ 4: Chị Nga ở phòng Hành chính có lương cơ bản (theo thời gian) : 420. 000đ (xem ví dụ 1).Trong tháng 12 Chị có 22 ngày công
+ Cũng trong tháng 12 chị có 03 ngày nghỉ phép hưởng 100% lương = ( 420. 000 : 22 ) x 3 = 57. 273 đồng
+ Chị có 01 ngày nghỉ con ốm được hưởng 75% lương: = ( 420. 000 : 22 ) x 75% = 14. 318 đồng
+ Vì là trưởng phòng nên Chị được hưởng phụ cấp trách nhiệm (20% lương/Tháng ) = 420. 000 x 20% = 84. 000 đồng
+ Tiền thưởng Chị nhận được trrong tháng 12 là : 126.000 đồng ( xem ví dụ 3) Vậy tổng thu nhập Chị nhận được trong tháng 12 là
= 420. 000 + 57. 273 + 14. 318 + 126. 000 + 84. 000 = 701.591 đồng + Các khoản phải khấu trừ vào thu nhập của Chị gồm có BHXH, BHYT(6%)
= 420. 000 x 6% = 25. 200 đồng
+ Ngày 20/12 Chị được tạm ứng lương kỳ I : 300. 000 đồng Vậy lương thực nhận được kỳ II ( tháng 12) của Chị là: = 701. 591 – 25. 200 – 300. 000 = 376. 391 đồng
Biểu số 04:
Công ty XD phát triển hạ tầng và SXVLXD Hà Tây
Bộ phận văn phòng
BẢNG KÊ KHỐI LƯỢNG CÔNG VỊÊC THỰC HIỆN
Tháng 12 năm 20002 Họ và tên: Nguyễn Thị Hà
Nơi công tác: Tổ mài Ngày tháng Tên sản phẩm, Công việc Đơn vị tính Số Lượng Đơn giá (đồng/m2) Thành tiền (đồng) Ghi chú 01/12 02/12 03/12 04/12 05/12 … Mài đá Marble Mài đá Marble Mài đá Hồng đào Mài đá Marble Mài đá Granite … Tổng cộng m2 m2 m2 m2 m2 … 3,2 3,7 3,55 3,6 3,65 … 87 6.500 6.500 6.500 6.500 6.500 … 20.800 24.050 23.075 23.400 23.725 … 565.500
Tổng số tiền ( viết bằng chữ ): Năm trăm sáu mươi lăm nghìn năm trăm đồng
chẵn
Phụ trách bộ phận Người kiểm tra chất lượng Thủ trưởng đơn vị
( ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên)
3 Nội dung các khoản trích theo lương tại Công ty
+ Quỹ bảo hiểm xã hội ( BHXH ): Theo chế độ hiện hành ( Nghị định 12 CP ngày 25/01/1995 ), tỷ lệ trích BHXH là 20%, trong đó 15% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp, được tính vào chi sản xuất phí kinh doanh, 5% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương hàng tháng của người lao động.
+ Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)
Quỹ này được dùng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh viện phí, thuốc thang… cho người lao động.
Theo quy định (của chế độ Tài chính hiện hành) Công ty trích lập 3% trên tổng mức lương cơ bản, trong đó 2% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh còn 1% trừ trực tiếp vào thu nhập của người lao động.
+ Kinh phí công đoàn (KPCĐ): Công ty trích nộp 2% trên tiền lương thực tế của người lao động và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Ví dụ 5: Tháng 12/2002 Quỹ lương cơ bản của phòng kinh doanh là : 3. 350. 000 đ, Quỹ lương thực tế của phòng kinh doanh là: 5. 124. 000 đ
* Tính BHXH phải nộp:
Tính vào chi phí sản xuất kinh doanh : 3. 350. 000 x 15% = 502. 500 đ Trừ vào lương của nhân viên : 3. 350. 000 x 5% = 167. 500 đ Tổng số phải nộp : 502. 000 + 167. 500 = 670. 000 đ * Tính BHYTphải nộp :
Trừ vào lương của nhân viên : 3. 350. 000 x 1% = 33. 500 đ Suy ra tổng số tiền phải nộp là :67. 000 + 33. 500 = 100. 500 đ * Tính kinh phí công đoàn phải nộp:
5. 124. 000 x 2% = 102. 480 đ
+ Nhà nước quy định chính sách BHXH góp phần ổn định đời sống cho người lao động khi họ bị thất nghiệp, gặp rủi ro…
+ Trường hợp ốm đau, thực hiện kế hoạch hoá,trông con ốm được hưởng 75% lương cơ bản
Cách tính trợ cấp BHXH trả cho CNV:
Lương bình quân một Lương cấp bậc
=
ngày trợ cấp BHXH Số ngày làm việc trong tháng
số tiền Lương bình quân Tỷ lệ Số ngày nghỉ
hưởng = một ngày x được hưởng x được hưởng
BHXH trợ cấp Trợ cấp BHXH
Ví dụ 6: Chị Lý ở Tổ mài trong tháng 12/2002 chị nghỉ ốm 03 ngày, 03 ngày này chị được hưởng 75% lương cơ bản
Lương cơ bản của chị là : 275. 520 đ/tháng Trong tháng chị có 22 ngày công
Lương bìng quân một ngày của chị: 275. 520 : 22 = 12. 524 đ