Nguyên nhân của những tồn tại trên:

Một phần của tài liệu ĐTTTNN ở Việt Nam giai đoạn 1996-2001, thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 46)

III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996-2001:

3. Nguyên nhân của những tồn tại trên:

Ngoài những nguyên nhân là sự yếu kém về môi trường đầu tư (như đã trình bày ở phần I chương II), cũng còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến những hạn chế của ĐTTTNN ở Việt Nam. Đó là:

- Thiếu một hệ thống luật pháp về đầu tư hoàn chỉnh. - Khâu quy hoạch thu hút ĐTTTNN còn nhiều yếu kém.

- Công tác quản lý Nhà nước với ĐTTTNN còn kém hiệu quả, vừa buông lỏng, vừa can thiệp sâu vào các hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể là: tập trung quá sâu vào khâu cấp phép đầu tư, buông lỏng quản lý sau khi cấp phép.

- Đội ngũ cán bộ làm việc trong các DNLD còn hạn chế nhiều mặt: kiến thức chuyên môn yếu, không lắm vững luật pháp, thương trường, trình độ ngoại ngữ hạn chế. Một số cán bộ nghiêng về phía nước ngoài, gây mâu thuẫn với người lao động.

- Chi phí kinh doanh cao, khả năng sinh lợi thấp. Căn cứ vào kết quả điều tra của JETRO (hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản) tại 24 thành phố lớn thuộc 14 nước Châu Á (12-1999), lương công nhân tại Việt Nam cao gấp 1,6 lần tại Jakarta; giá điện gấp 2 lần Thượng Hải và Băngkok; cước phí chuyển congtainer cao gấp đôi Singapore và Kualalumpua; cước phí điện thoại quốc tế cao gấp đôi các nước khác.

- Việc cung cấp nguyên liệu, phụ tùng tại chỗ cho các doanh nghiệp ĐTTTNN là gặp khó khăn và không ổn định, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh và làm tăng giá thành sản phẩm. Theo như điều tra của JETRO, Việt Nam hầu như không có phụ tùng có thể sử dụng được; 3/4 số doanh nghiệp do JETRO điều tra chỉ tự cung tự cấp được tại chỗ dưới 20%.

- Hạn chế về mặt thông tin cũng là vấn đề làm hạn chế ĐTTTNN vào Việt Nam. Đại diện của UN-ESCAP cho rằng có đến "99%" nhà đầu tư trên thế giới không biết gì về đất nước Việt Nam.

Từ những đánh giá sơ lược trên đây cho thấy tình hình ĐTTTNN ở Việt Nam còn nhiều vấn đề bất cập. So với thời kỳ trước khủng hoảng thì vốn ĐTTTNN vào Việt Nam đã giảm xút đáng kể và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu khôi phục. Thực tế này đòi hỏi Nhà nước cũng như các doanh nghiệp phải có được những giải pháp thiết thực và hiệu quả để tăng cường hơn nữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới. Đó cũng là nội dung sẽ được trình bày trong chương III.

Một phần của tài liệu ĐTTTNN ở Việt Nam giai đoạn 1996-2001, thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w