2.1 LỊCH SỬ CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA HẠ LONG
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
− Công ty cổ phần Hạ long I Viglacera tiền thân là xí nghiệp gạch Yên Hưng được thành lập từ những năm 1960 thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp sành sứ Việt nam.
− Đến tháng 8/1997 Xí nghiệp gạch Yên Hưng sát nhập về vào Công ty gốm xây dựng Hạ long theo quyết định của Tổng Công ty thuỷ tinh và Gốm xây dựng.
− Ngày 3/12/2003 Bộ Xây dựng có quyết định số 1643/QĐ- BXD chuyển Xí nghiệp gạch Yên Hưng thuộc Công ty gốm xây dựng Hạ long chuyển thành Công ty cổ phần Hạ long I- Viglacera. Công ty cổ phần Hạ long I – Viglacera chính thức hoạt động từ ngày 22/12/2003 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2203000191 và đăng ký thay đổi lần 2 ngày 28/7/2006.
− Năm 2006, Công ty tiến hành cổ phần hoá, đổi tên thành Công ty cổ phần Viglacera Hạ long, tháng 3/2008, Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết 7 triệu cổ phiếu của công ty, đây là một mốc mới trên con đường phát triển của Công ty Cổ phần Viglacera Hạ long trong thời kỳ hội nhập. Đến nay, Gốm Hạ long thực sự đã có những bước phát triển vững chắc và trở thành doanh nghiệp hàng đầu về gạch ngói đất sét nung tại Việt Nam.
2.1.2 Giới thiệu về công ty cổ phần Viglacera Hạ long
Công ty cổ phần Viglacera Hạ long – thành viên của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng - Bộ xây dựng, đóng trên địa bàn phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh- nơi có nguồn đất sét Giếng Đáy tốt nhất Việt Nam dùng cho sản xuất gốm xây dựng, do người Pháp tìm ra từ hơn 100 năm nay.
Công ty có trên 50 năm kinh nghiệm chuyên sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm gạch ngói đất sét nung. Cùng với nguồn nguyên liệu Giếng Đáy, công nghệ sản xuất tiên
tiến, thiết bị hiện đại được nhập từ Italy, Đức…đội ngũ CBCNV lành nghề, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế
Công ty cổ phần Viglacera Hạ long hiện nay hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần với 45% vốn nhà nước. Công ty hiện có 04 đơn vị thành viên là: 1- Nhà máy gạch cotto đóng tại phường Giếng Đáy, thành phố Hạ Long. 2 - Nhà máy gạch Tiêu Giao đóng tại phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long. 3- Nhà máy gạch Hoành Bồ đóng tại xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ. 4- Xí nghiệp kinh doanh đóng tại phường Hà Khẩu, thành phố Hạ long
Tên tiếng Việt : Công ty cổ phần Viglacera Hạ long
Tên tiếng Anh : VIGLACERA HA LONG JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : VIGLACERA HA LONG
Trụ sở chính :Phường Hà Khẩu, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại : (033) 3845927
Fax : (033) 3846577
Email : halongceramic@hn.vnn.vn
Website : www.halongceramic.com.vn
Lĩnh vực hoạt động:
- Sản xuất và kinh doanh gốm xây dựng bằng đất sét nung
− Tư vấn thiết kế, chuyển giao công nghệ ngành sản xuất vật liệu xây dựng đất sét nung
− Kinh doanh tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của Gốm hạ long
Hiện nay công ty bao gồm một trụ sở chính tại Quảng Ninh, một chi nhánh tại Hà Nội, một chi nhánh tại Tây Bắc, một chi nhánh tại khu bốn, một chi nhánh tại Miền Trung, một chi nhánh tại Miền Nam và hơn 254 đại lý trực tiếp, nhà phân phối trên cả nước.
2.1.3.2 Sơ đồ bộ máy quản lý của Viglacera Hạ long
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Viglacera hạ long
2.1.3.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
*Tổng giám đốc công ty:Tổng giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước Chủ
tịch hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị công ty, Đại hộ đồng cổ đông và trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của công ty theo luật doanh nghiệp, chịu trách nhiệm điều hành và quyết định toàn diện mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các phòng ban trong công ty (Phòng kế hoạch kỹ thuật, Phòng tổ chức hành chính, Phòng tài chính kế toán, Xí nghiệp kinh doanh, Phòng xuất nhập khẩu…).
*Các Phó tổng giám đốc công ty kiêm giám đốc các nhà máy có nhiệm vụ giúp việc Tổng giám đốc công ty điều hành các công việc thuộc lĩnh vực phân công về
CHỦ TỊCH HĐQT HĐQT TỔNG GĐ CÔNG TY P.TGĐ CÔNG TY P.TGĐ CÔNG TY PHÒNG KHKT PHÒNG TCHC PHÒNG TCKT GĐ XN KINH DOANH GĐ NM TIÊU GIAO GĐ NM COTTO GĐ NMHOÀNH BỒ PX TẠO HÌNH PX PHÂN LOẠI PX CO ĐIỆN BP BÁN HÀNG &TIẾP THỊ CÁC CHI NHÁNH PX BỐC VÁC PX SO CHẾ PX SẤY NUNG
hoạt động sản xuất kinh doanh. Lên kế hoạch sản xuất cho công ty trong thời gian ngắn hạn cũng như trong thời gian dài hạn để sản xuất kinh doanh ổn định.Và giao kế hoạch sản xuất cho các nhà máy: hàng tháng, hàng quý, hàng năm.Giám sát và đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch của các bộ phận được giao.Thông qua những công tác thực hiện lập báo cáo đến Tổng giám đốc công ty để báo cáo tình hình thực hiện công tác hàng năm, hàng tháng, hàng quý..và phản ánh kịp thời những thắc mắc của công nhân trong toàn nhà máy.
*Phòng kế hoạch – kĩ thuật
+Bộ phận kế hoạch đầu tư : Có nhiệm vụ lập các kế hoạch cho sản xuất kinh doanh và doanh thu tiêu thụ của từng tháng, từng quý và cả năm cho Tổng giám đốc. Lên kế hoạch nhập nguyên vật liệu vào kho công ty để kịp đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm. Bên cạnh đó bộ phận kế hoạch đầu tư còn lên kế hoạch giá cả cho từng loại sản phẩm từ trong quá trình sản xuất sản phẩm để làm lương cho cán bộ công nhân viên, cho đến khi sản phẩm hoàn thành giá thành tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
+Bộ phận kĩ thuật: Tham mưu về lĩnh vực quản lý kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật cơ điện. An toàn vệ sinh lao động và môi trường, công tác sáng kiến cải tạo kỹ thuật.Xây dựng quy trình sản xuất các loại sản phẩm của công ty.Xây dựng các loại tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật của các loại sản phẩm phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị trong từng thởi điểm.Lập kế hoạch thực hiện các thí nghiệm sản phẩm mới… Lập báo cáo về công tác quản lí kỹ thuật lên tổng giám đốc công ty.
*Phòng tổ chức – hành chính: Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc về công tác tổ chức lao động tiền lương.Nghiên cứu và đề xuất việc bố trí sắp xếp cán bộ, sắp xếp nhân lực tại các đơn vị trong công ty.Tổ chức đào tạo, tuyển dụng, nâng bậc cho cán bộ công nhân viên trong công ty.Nghiên cứu các chế độ chính sách và đề xuất chế độ khen thưởng, thực hiện các chính sách có liên quan đến người lao động.Tổ chức quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Tham mưu giúp Tổng giám đốc về lĩnh vực hành chính văn phòng.Thực hiện các công tác văn bản đến công ty và thực hiện chuyển công văn, văn bản công ty đến nơi khác.Thực hiện công tác đánh máy các văn bản của công ty, quản lý văn phòng phẩm,
thiết bị văn phòng của công ty. Sắp xếp lịch làm việc, công tác của thủ trưởng đơn vị và các công tác khác nhằm đảm bảo hoạt động hành chính của công ty.
*Phòng tài chính kế toán :Ghi chép phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng nguồn vốn, vật tư, tài sản, quá trình và kết quả sản xuất kinh doanh.Tình hình sử dụng kinh phí tài chính của công ty. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tình hình thu chi tàichính, nộp ngân sách, kiểm tra và giữ gìn cung cấp cho Tổng giám đốc về tình hình thực hiện tài chính của công ty.Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
*Phòng xuất nhập khẩu : Có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong công tác kinh doanh, đưa sản phẩm của công ty ra thị trường nước ngoài.Lập kế hoạch tìm kiếm, phát triển thị trường và các đối tác tham gia vào hoạt động xuất khẩu.Tiến hành các hoạt động tiếp xúc, các chương trình khảo sát thị trường nước ngoài, đánh giá các đối tác quan hệ bạn hàng…Lập báo cáo về tình hình xuất khẩu về sản lượng thị trường. Tiến hành tìm kiếm và xác định thị trường tiềm năng cho xuất khẩu sản phẩm công ty.Tham mưu cho Tổng giám đốc các chương trình, những chính sách về sản phẩm, giá bán ra trong thị trường , trong đối tác nhằm đảm bảo lượng xuất khẩu, doanh thu từ xuất khẩu…Lập báo cáo tài chính lên Tổng giám đốc về những chi phí cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài từ đó đánh gía hiệu quả từ hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công ty.
*Phó tổng giám đốc công ty kiêm giám đốc xí nghiệp kinh doanh: Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc về các hoạt động kinh doanh nội địa.Thực hiện triển khai các hoạt động xúc tiến bán hàng và triển khai hệ thống phân phối trong nước.Tiến hành các hoạt động kiểm soát tình hình kinh doanh trên thị trường nội địa nhằm giữ vững và ngày càng gia tăng thị phần của công ty ở thị trường trong nước.Lập các kế hoạch về sản xuất tiêu thụ sản phẩm như: khoán doanh thu cho các nhà phân phối, xem giá cả thị trường biến động như thế nào để áp dụng cho từng miền, vùng thị trường khác nhau để sản phẩm của Gốm hạ long đến được với người tiêu dùng…
Tại các nhà máy gồm có các phân xưởng trực thuộc, mỗi phân xưởng phụ trách một công đoạn sản xuất.
Phân xưởng cơ điện: Tạo khuôn mẫu sản phẩm, lắp đặt, sửa chữa, duy trì hoạt động của các máy móc thiết bị.
Phân xưởng sơ chế :Thu gom, phơi đảo đất.
Phân xưởng tạo hình: Phụ trách công đoạn nghiền đất, tạo hình sản phẩm.
Phân xưởng sấy nung: Phụ trách công đoạn sáy và nung sản phẩm, phân loại sản phẩm theo máy, vận chuyển sản phẩm xếp ra mặt bằng.
Phân xưởng phân loại sản phẩm: Tổ chức chọn, phân loại đóng gói sản phẩm, xếp kho.
2.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2006-20082.2.1 Các chỉ tiêu chính yếu 2.2.1 Các chỉ tiêu chính yếu
2.2.1.1 Doanh thu, chi phí bán hàng và lợi nhuận
Bảng 2.1 : Doanh thu, chi phí bán hàng và lợi nhuận sau thuế của công ty qua 3 năm
Đơn vị tính: ngàn đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1 Trong đó: Doanh thu 345.467.890 475.717.796 752.129.817 -Sán phẩm ngói lợp 239.423.044 322.536.665 440.748.072 %/Tổng doanh thu 75,3 67,8 58,6 - Sản phẩm gạch cotto 78.535.846 153.181.113 311.381.745 %/Tổng doanh thu 24,7 32,2 41,4 2 Chi phí bán hàng 34.792.016 64.840.336 98.990.678 %/Tổng doanh thu 10,1 13,63 13,16
3 Lợi nhuận sau thuế 12.245.603 31.706.296 44.802.543
%/Tổng doanh thu 3,54 6,67 5,96
Nguồn: công ty cổ phần Viglacera Hạ long