- Trình tự hạch toán:
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty
• Đối với hình thức sổ kế toán
Hiện tại, Công ty CP Vinaconex 6 đang sử dụng đồng thời 2 hình thức sổ là: Sổ Nhật Ký Chung và Chứng từ ghi sổ. Việc sử dụng đồng thời hai hình thức sổ kế toán này không phù hợp với Quy định trong Quyết định số 15/QD-BTC là mỗi doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán để lựa chọn 1 hình thức sổ kế toán phù hợp và mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm. Vì vậy Công ty nên bỏ bớt hình thức Sổ Nhật ký chung mà lâu nay Công ty chỉ (dùng để theo dõi các nghiệp vụ thanh toán liên quan đến tiền là chủ yếu) và chỉ nên sử dụng hình thức “Chứng từ ghi sổ” để phù hợp với yêu cầu của Quyết định trên.
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vai trò quan trọng trong công tác quản lý kinh tế của mỗi doanh nghiệp. Nó phản ánh và kiểm soát tình hình thực hiện các định mức lao động sống và lao động vật hóa. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay,việc hạch toán một cách chính xác, kịp thời đầy đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp chỉ đạo, quản lý sản xuất kinh doanh, đánh giá đúng kết quả, lợi nhuận đạt được trên cơ sở đó đề ra những biện pháp tối ưu hơn nhằm đưa doanh nghiệp phát triển đi lên.
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu hạch toán chủ yếu trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh của nó được
phản ánh bằng nhiều loại chứng từ gốc bắt nguồn từ Tổ, Đội sản xuất qua các cán bộ kỹ thuật, thủ kho, lao động tiền lương rồi đến Kế toán tổng hợp để phân loại, tổng hợp chứng từ và chuyển về phòng Kế toán để kiểm tra hạch toán. Để bù đắp chi phí sản xuất và đảm bảo có lãi, trong quá trình sản xuất Công ty luôn phải đối chiếu giữa chi phí thực tế phát sinh với giá trị dự toán.
Chi phí Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp chiếm tỷ trọng rất lớn nên tiết kiệm vật tư là cần thiết. Tiết kiệm ở đây không có nghĩa là cắt xén bớt, mua vật tư kém chất lượng… mà thực chất là xuất dùng đúng việc, không lãng phí bừa bãi, có kế hoạch bảo quản rõ ràng, tránh mất mát, hư hỏng cũng như giảm chất lượng vật tư. Công ty nên cử ra một số cán bộ có trình độ, năng lực, trung thực, nhạy bén, chuyên nghiên cứu về thị trường vật tư bởi việc cung ứng vật tư phụ thuộc rất nhiều vào tình hình biến động của thị trường. Hơn thế Công ty có nhiều công trình nằm dải dác khắp các tỉnh thành do đó đối với những công trình lớn, có thời gian thi công dài Công ty nên tiến hành đấu thầu cung ứng vật tư.
Phải thường xuyên kiểm tra, đối chiếu và định kỳ phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí đối với chi phí trực tiếp, các dự toán chi phí đối với chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ yêu cầu hạch toán kinh tế. Đồng thời định kỳ lập báo cáo theo đúng chế độ và thời hạn quy định. Tổ chức kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành.