Mặt chưa được

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu hàng hàng hoá trong thời kỳ đổi mới ở Việt nam (Trang 41 - 44)

i1: tốc độ tăng trưởng về xuát khẩu chưa vững chắc, tình hình các năm khá chenh lệch. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 5 nâưm 1996-2000 chưa đạt mức đề ra, mức xuát khẩu bình quân tính theo đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực.

i2: Khả năng cạh tranh yếu cả ở tầm quốc gia lẫn ở cấp độ doanh nghiệp và mỗi loại sản phẩm Môi trươngf làmăn ở nước ta vẫn bị đánh giá là chưa thuận lợi. các doanh nghiệp còn lúng túng trong sản xuất kinh doanh. Phần lớn hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đều có sức cạnh tranh yếu , thậm chí rất yếu do công nghệ lạc hậu, năng xuấ thấp, giá thành cao,chất lượng không ổn định, mẫu mã, chủng loại nghèo nàn, bao bì thiếu hấp dẫn, khảnăng giao hàng không chắc chắn, dịch vụ kém, thậm chí gian dối, làm mất tín nhiệm. . .

i3: So với yêu cầu, sự chuyển đổi cơ cấ xuất khẩu còn chậm, kể cả mặt hàng lẫn thị trường. Tới nay,xuất khẩu hàng thôhàng sơ chế vẫn còn chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Sự tăng trưởng của các mặt hàng mới và thị trường mới chưa đáng kể. Tỷ trọng xuất khẩu hàng gia công còn lớn ; chưa quan tâm đúng mức đến các mặt hàng có lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động như rau quả, thịt,hàng thủ công mỹ nghệ.

Sự chuyển dịch tỷ trọng của các khu vực và các thị trường còn hạn chế. Tuy ta đã có quan hệ thương mại với tất cả châu lục, nhưng thị trường châu á vẫn còn chiếm tỷlệ rát cao: 75,5% giá trị xuất khẩu và trên 77% giá trị nhập khẩu ; thị trường các châu lục khác chiếm tỷ trọng nhỏ. Hàng xuất khẩu của ta vào thị trường trung gian chiếm tỷ trọng cao, hiêu quả xuất khẩu thấp.

Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đâu tư nước ngoài chưa tương xứng với tiềm năng. Nhiều doanh nghiệp không đạt tỷ trọng xuất khẩu như quy định tại giấy phép đầu tư, hàng hoá sản xuẩtachủ yếu được tiêu thụ trên thị trường trong nước. hơn nữa giá trị nguyên liệu nhập khẩu còn chiếm tỷ trọng cao trong trị giá xuất khẩu.

i4: Công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, tiếp thị. . . còn nhiều yếu kém. Các cơ quan nhà nước còn lúng túng ;nhiều doanh nhiều còn thụ động,trông chờ hoặc quá hạn hẹp về khả năng, ít quan tâm công việc này. Hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tuy gần đây đã có nhuiêù chuyển biến tích cực, song so với tiềm năng và yêu cầu còn nhiề hạn chế, nhấtlà trên lĩnh vực xúc tiến tìm kiếm giới thiệu thị trường và bạn hàng, cung cấp thông tin kịp thời và hỗ trợ thiết thực cho hoạt động kinh doanh xuát khẩu

của doanh nghiệp. Phương thức kinh doanh xuất khẩu về nhiều mặt còn lạc hậu so với thế giới.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁNƯỚC TA HIỆN NAY NƯỚC TA HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu hàng hàng hoá trong thời kỳ đổi mới ở Việt nam (Trang 41 - 44)