1 Nội dung của chính sách cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu hàng hàng hoá trong thời kỳ đổi mới ở Việt nam (Trang 30 - 32)

Chính sách mặt hàng xuất khẩu của Việt nam được thể hiện ở 3 mặt sau:

Một là, chuyển hoàn toàn, chuyển nhanh, chuyển mạnh sang hàng chế biến sâu, giảm tới mức tối đa xuất khẩu hàng nguyên liệu và giảm tới mức thấp các mặt hàng sơ chế. Bởi vì, tài nguyên thiên nhiên của ta đang cạn kiệt dần và nhóm hàng chủ lực hiện nay như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, lạc, lâm sản, thuỷ sản, dầu thô. . sẽ không còn giữ vai trò chủ lực trong tương lai.

Hai là, phải mở ra các mặt hàng hoàn toàn mới. Chuyển từ xuất khẩu thô sang chế biến đối với các sản phẩm đã có như chuyển dầu thô và khí sang xăng, phân bón; chuyển từ nông sản thô sang nông sản chế biến; chuyển từ lắp ráp điện tử sang chế tạo và xuất khẩu linh kiện. . . Cần chú trọng tới các sản phẩm mà khi sản xuất có thể khai thác được các nguồn lực dồi dào sẵn có ở Việt nam.

Ba là, chuyển sang chế biến và mở ra các mặt hàng mới dạng chế biến sâu nhưng không thể thực hiện bằng “tự lực cánh sinh” do điều kiện kỹ thuật

lạc hậu, thị trường tiêu thụ không lớn. Điều này có thể thực hiện được thông qua biện pháp cơ bản là hợp tác, liên doanh với nước ngoài.

Chính sách mặt hàng xuất khẩu các năm của Chính phủ được thể hiện trong các danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu như

+ Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu

+ Danh mục hàng hoá quản lý bằng hạn ngạch

+ Danh mục hàng hoá xuất khẩu theo các quy chế quản lý chuyên ngành. - Chính sách quản lý mặt hàng xuất khẩu năm 1998

+ Danh mục mặt hàng cấm xuất khẩu

1. Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự 2. Đồ cổ

3. Các loại ma tuý 4. Hoá chất độc

5. Gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ bóc, củi, than hầm từ gỗ hoặc củi, các sản phẩm gỗ lâm sản sản xuất từ nhóm IA và ván tinh chế từ nhóm IIA trong danh mục kèm theo nghị định 18/HĐBT ngày 17/1/1992; các loại sản phẩm gỗ sơ chế, song mây nguyên liệu.

6. Các loại động vật hoang và động vật, thực vật quý hiếm + Danh mục hàng quản lý bằng hạn ngạch

1. Gạo

2. Hàng dệt, may xuất khẩu vào EU, Canada, Nauy, Thổ nhĩ kỳ + Danh mục hàng hoá xuất khẩu theo quản lý chuyên ngành

1. Danh mục khoáng sản hàng hoá xuất khẩu theo quy chế hướng dẫn của Bộ Công nghiệp.

2. Danh mục thực vật, động vật rừng xuất khẩu theo quy chế hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

3. Danh mục thuỷ sản quý hiếm, thuỷ sản sống dùng làm giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản.

4. Các ấn phẩm văn hoá, tác phẩm mỹ thuật Nhà nước quản lý, tác phẩm điện ảnh, băng hình có ghi chương trình xuất khẩu theo hướng dẫn của Bộ Văn hoá thông tin.

5. Thiết bị máy móc chuyên ngành ngân hàng xuất khẩu theo quy chế của ngân hàng nhà nước Việt nam.

- Chính sách quản lý mặt hàng xuất khẩu năm 1999. + Danh mục hàng cấm xuất khẩu :

1. Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự 2. Đồ cổ

3. Các loại ma tuý 4. Hoá chất độc

5. Gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ bóc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước, củi, than từ gỗ hoặc củi; các sản phẩm, bán sản phẩm làm từ gỗ rừng tự nhiên trong nước quy định cấm xuất khẩu tại Quyết định số 65/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

6. Các loại động vật hoang và động vật quý hiếm tự nhiên + Danh mục hàng quản lý bằng hạn ngạch:

1. Gạo

2. Hàng hoá theo hạn ngạch do các tổ chức kinh tế và nước ngoài ấn định đối với Việt nam (như dệt, may vào EU, Canada, Thổ nhĩ kỳ, Nauy. . . )

+ Danh mục hàng hoá xuất khẩu theo quản lý chuyên ngành: Theo hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ.

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu hàng hàng hoá trong thời kỳ đổi mới ở Việt nam (Trang 30 - 32)