Định hướng phát triển:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam (Trang 67 - 69)

I – Mục tiêu và định hướng phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam từ nay đến năm 2020.

1. Định hướng phát triển NTTS thời kỳ 2010-

1.1. Định hướng phát triển:

Từ quan điểm chỉ đạo trên, từ thực tế triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/2000/NQQ-CP và Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg về phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2010, phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2010 thực hiện theo các định hướng sau:

- Tạo bước đột phá trong phát triển nuôi thuỷ hải sản trên biển và hải đảo, nuôi thuỷ sản nước mặn trong các ao, đầm nước mặn để khai thác tiềm năng kinh tế biển. Phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản nước lợ, trong đó tôm sú là loài tôm bản địa có sản lượng lớn, được xác định là đối tượng nuôi chủ lực, đồng thời đa dạng hoá các đối tượng tôm nuôi khác như tôm bạc thẻ, tôm rảo, tôm he Nhật Bản.... Tôm chân trắng được xác định là đối tượng nuôi bổ sung với hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh cho các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận trên cơ sở qui hoạch, có giải pháp quản lý chất lượng con giống, môi trường và dịch bệnh, có giải pháp tích cực về thị trường tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo hiệu quả kinh tế.

- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản phải theo qui hoạch, tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản theo qui hoạch và qui hoạch chuyển đổi. Sử dụng hợp lý, tổng hợp các vùng nước hồ chứa nhất là các hồ chứa mới được hình thành để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Với các tỉnh có nguồn nuớc lạnh, từng bước khai thác hợp lý và đưa vào nuôi các loài nước lạnh có giá trị kinh tế cao. Tận dụng các nguồn nuớc ngọt hiện có để phát triển thuỷ sản nước ngọt, tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo.

- Tăng sản lượng nuôi theo hướng tăng năng suất nuôi trồng, tăng chất lượng sản phẩm, tăng các đối tượng có giá trị kinh tế cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả nuôi trồng. Phát triển các hình thức và phương thức nuôi phù hợp điều kiện sinh thái cụ thể của từng địa phương theo hướng tạo sản phẩm hữu cơ, sản phẩm sạch bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo sản phẩm hàng hoá lơn, đủ sức cạnh tranh hội nhập.

- Đầu tư khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ nuôi phù hợp nuôi theo phương thức nuôi công nghiệp tạo sản phẩm hàng hoá lớn đủ sức cạnh tranh hội nhập. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản đa loài, đa loại hình, nuôi chuyên, nuôi đơn, nuôi tổng hợp, ưu tiên phát triển nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao và hướng vào thị trường xuất khẩu.

- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong quan hệ tổng hợp với các ngành kinh tế xã hội khác. Bảo vệ rừng ngập mặn, rừng phòng hộ, bảo vệ các nguồn nước ngầm để bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm sản xuất bền vững.

- Tiếp tục phát triển mạnh mẽ ngành NTTS theo hình thức thâm canh, nuôi công nghiệp phù hợp với từng vùng, miền. Phát triển nuôi quảng canh cải tiến sinh thái theo các mô hình tôm – rừng, tôm – lúa, và tôm rong.

- Từng bước đẩy mạnh và tạo bước đột phá NTTS trên biển và hải đao, sử dụng hợp lý diện tích và ổn định NTTS vùng nước lợ, nước ngọt, khai thác hợp lý diện tích NTTS vùng đầm phá, hồ chứa và vùng đất cát theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Thực hiện đa dạng hoá đối tượng nuôi, ưu tiên những đối tượng có ưu thế XK, và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó lấy tôm sú, tôm he chân trắng, cá tra, nghêu, tôm hùm và cá biển là đối tượng nuôi chủ lực, phát triển nuôi các đối tượng bản địa kinh tế phù hợp với các vùng sinh thái, nhập khẩu nhưng có tuyển chọn một số loài giống mới trên cơ sở khai thác hợp lý tiềm năng diện tích, tận dụng cơ sở thức ăn.

- Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ cho các vùng nuôi thâm canh tập trung để tạo ra nguồn sản phẩm thuỷ sản lớn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như: vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng ven biển miền Bắc và miền Trung, vùng biển, hải đảo và đầm phá, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên .

- Đẩy mạnh công tác chọn giống tốt, sản xuát con giống chất lượng cao, ưu tiên phát triển sản xuất giống phục vụ tại chỗ với những vùng có điều kiện ở các địa phương, phát triển mạnh vùng sản xuất giống tập trung ở các tỉnh Nam Trung Bộ để sản xuất số lượng lớn con, cây giống phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Phát triển NTTS trong quan hệ với các ngành kinh tế - xã hội khác như phục vụ giải trí, thể thao và du lịch, duy trì phát triển rừng ngập mặn, rừng phòng hộ để bảo vệ môi trườn sinh thái bền vững.

- Phát triển nuôi và sản xuất giống các loài cá cảnh nước ngọt, cá biển và rong cảnh phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w