Công tác quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam (Trang 53 - 59)

II I Phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam trong thời gian vừa qua

6. Công tác quản lý nhà nước.

Nhà nước đã ban hanh nhiều nghị quyết về một số chính sách khuyến kh Nuôi trồng thuỷ sản đạt được kết quả trên trước hết phải kể đến những chủ trương chính sách phù hợp, kịp thời của Đảng, Nhà nước và các cấp quản lý từ trung ương tới địa phương. Khi mới triển khai Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản, do chưa có quy hoạch nên ở nhiều nơi nhân dân tự đào ruộng thành ao đầm nuôi tôm, cá, làm cho công tác quản lý bị động, lúng túng. Vào thời điểm đó, việc tự chuyển đổi đất lúa sang nuôi thuỷ sản được coi là vi phạm chính sách sử dụng đất đai. Mặt khác, do diện tích nuôi trồng tăng quá nhanh đã nảy sinh rất nhiều vấn đề bất cập như quy hoạch, cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, giải quyết đủ con giống có chất lượng cho nhu cầu, khoa học công nghệ ứng dụng, quản lý môi trường, chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm v.v… và đã trở thành vấn đề lớn của xã hội.

Chính từ thực tiễn của việc triển khai Chương trình nuôi trồng thuỷ sản đã có tác động rất lớn tới việc hình thành những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước đối với việc định hướng và khuyến khích phát triển sản xuất hàng hoá. Một trong những chính sách quan trọng được ra đời đó là Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP của Chính phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

đã cho phép chuyển đổi những vùng đất canh tác nông nghiệp kém hiệu quả và khuyến khích khai thác những vùng đất hoang hoá vào nuôi trồng thuỷ sản. Đây là căn cứ để các địa phương điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng quy hoạch thuỷ sản, các dự án nuôi trồng quy mô lớn, nhờ vậy đã giải quyết được vấn đề chuyển đổi tự phát. Trong những năm qua, Chính phủ đã cụ thể hoá chủ trương của Đảng thành một số chính sách phát triển kinh tế như:

- Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP của Chính phủ về kinh tế trang trại. - Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển gíống thuỷ sản,

- Quyết định số 112/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình phát triển giống thuỷ sản đến năm 2010,

- Quyết định số 126/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản trên biển và hải đảo.

Để giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm được tốt hơn, sản phẩm cần được sản xuất tập trung thành vùng nguyên liệu ổn định và có gắn trách nhiệm của người sản xuất với cơ sở chế biến tiêu thụ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm hàng hoá theo hợp đồng.

IV – Hạn chế, yếu kém cần khắc phục, nguyên nhân.

1. Hạn chế

1.1. Về mặt kinh tế:

1.1.1. Cơ sở hạ tầng yếu kém, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, nhất là hạ tầng thuỷ lợi.

- Thuỷ lợi cho nuôi trồng thủy sản là vấn đề bức xúc đặt ra song đầu tư cho lĩnh vực này còn rất ít. Một số tỉnh có lập các dự án đầu tư thuỷ lợi song chủ yếu mới là khơi dòng chảy, đắp đê... Việc lập dự án thuỷ lợi qui mô vùng hoặc liên vùng chưa được quan tâm đúng mức và kịp thời.

Việc bố trí hệ thống thuỷ lợi thường không thích hợp, các công trình không đầy đủ. Đặc biệt, hệ thống cấp thoát nước thường kết hợp với trồng lúa. Vấn đề quy hoạch cụ thể cho tiểu vùng sinh thái, vùng NTTS tập trung chưa đồng bộ, chậm và lúng túng. Công tác quy hoạch thuỷ lợi cho NTTS, đặc biệt là cho các vùng mới chuyển đổi, vùng nuôi tập trung, nuôi thuỷ sản trên đất cát, chưa đáp ứng nhu cầu. Sự phối hợp giữa hai ngành: thuỷ sản - nông nghiệp chưa nhiều.

- Việc lựa chọn cơ quan tư vấn, chủ đầu tư các dự án thuộc Chương trình phát triển NTTS chưa thống nhất. Trong đầu tư chưa chú ý đến tính khoa học, yếu tố công nghệ, tính liên tục của dự án đầu tư từ mục đích đầu tư, thiết kế công nghệ, đến khâu xây dựng và quản lý vận hành sau đầu tư. Do đó, khi kết thúc đầu tư, việc đưa các dự án vào sử dụng thường khó khăn trong việc vận hành, hiệu quả thấp.

- Bên cạnh đó, đầu tư cho thuỷ lợi cũng rất hạn chế. Ông Thành cho biết, với 33 dự án thuộc chương trình phát triển NTTS, năm 2001, ngân sách Trung ương hỗ trợ 150 tỷ đồng, năm 2002 là 345 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm, trong đó có thuỷ lợi. Tuy nhiên, số tiền này như muối bỏ biển nếu chia nhỏ ra cho các công trình, dự án trên khắp cả nước.

Hệ thống thuỷ lợi phục vụ NTTS cho thấy, phát triển NTTS thời gian qua dựa trên cơ sở hạ tầng chưa được quy hoạch và điều chỉnh kịp thời theo sự phát triển của NTTS bền vững. Ngoài ra, còn tích tụ những yếu tố gây suy thoái về môi trường cho khu vực nuôi. Việc phát triển tự phát diện tích nuôi tôm phá vỡ sự cần bằng vốn có về đất đai, nguồn nước và những yếu tố xã hội ở vùng ven biển. Thiếu hệ thống thuỷ lợi được quy hoạch hoàn chỉnh, cùng với cơ sở hạ tầng không đồng bộ... là những dấu hiệu sẽ lặp lại thất bại mà các

nước trong khu vực đã gặp phải.

1.1.2. Hàm lượng khoa học – công nghệ trong các sản phẩm còn thấp, dẫn đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa thủy sản chưa mạnh.

- Đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ thiếu tập trung dứt điểm theo từng đối tượng, sản phẩm công nghệ khi âp dụng vào quá trình sản xuất chưa có tính ổn định cao. Khả năng áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến chủ yếu chỉ thực hiện ở các dự án và các doanh nghiệp lớn, vẫn còn nhiều hộ gia đình nuôi theo phương pháp truyền thống, không tuân theo các phương pháp tiên tiến công nghệ hiện đại.

- Công nghệ sản xuất giống với các đối tượng có giá trị kinh tế còn ít, chưa tạo thành nghề nuôi đa loài và tạo sản phẩm hàng hóa tập trung, chưa đóng góp nhiều vào giá trị kim ngạch xuất khẩu. Hơn nữa, việc xây dựng và đưa vào nuôi thí điểm các giống loài mới phù hợp với địa hình ven biển, cửa song, đầm phá, eo vụng còn nhiều bất cập.

- Các tiêu chuẩn hoặc quy định về điều kiến sản xuất ở các vùng nuôi và sản xuất giống, trại nuôi trồng các giống mới chất lượng giống tốt chưa được đưa vào sử dụng 1 cách có hiệu quả.

- Công nghệ xử lý môi trường : nước thải, chất thải rắn …còn yếu kém, hoạt động cảnh báo môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, chưa cảnh báo cho người nuôi về biến động của các yếu tố môi trường trong NTTS, gây khó khăn cho công tác chỉ đạo sản xuất của địa phương.

- Chưa đủ khả năng tạo lập dược bộ giống mới đáp ứng nhu cầu chất lượng và thị hiếu thị trường.

1.2. Về mặt xã hội

1.2.1. Việc làm của ngành thuỷ sản mang tính thời vụ, giá cả thuỷ sản thường xuyên biến động.

Tính thời vụ trong NTTS đã dẫn đến tình trạng người lao động có lúc rất bận rộn còn có những lúc lại nhàn rỗi. Đặc điểm này đòi hỏi trong NTTS một mặt phải tôn trọng tính thời vụ, mặt khác phải giảm bớt tính thời vụ bằng

cách: Đối với NTTS phải cần tập trung nghiên cứu các giống loài thuỷ sản có thời gian sinh trưởng ngắn để có thể sản xuất nhiều vụ trong năm.

- Chất lượng và giá thức ăn thuỷ sản cao và thường xuyên biến động phụ thuộc vào nhà cung cấp độc quyền không kiểm soát được trong khi đó cần chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm làm cho hiệu quả NTTS không ổn định

1.2.2. Thu nhập của người lao động thấp

Biểu đồ 6 : Thu nhập bình quân hàng tháng của lao động ngành TS so với các ngành kinh tế khác thuộc khu vực Nhà nước của VN

Nhìn vào số liệu của biểu đồ chúng ta có thể thấy thu nhập bình quân hàng tháng của lao động ngành thuỷ sản thấp hơn mức thu nhập trung bình của người lao động trong các ngành kinh tế khác thuộc khu vực Nhà nước. Điều đó cho thấy ngành TS nói chung cũng như ngành NTTS nói riêng tuy đã tạo được công ăn việc làm ổn định cho người dân nhưng vẫn còn tồn tại bất cập lớn đó là thu nhập cho người lao động còn quá thấp, thấp nhất trong tất cả

cá ngành kinh tế của VN. Nguyên nhân là do, những người lao động của ngành TS chỉ mang tính thời vụ này phải làm việc theo mùa, hơn nữa chưa có một đội ngũ cán bộ chuyên mốn giỏi, cũng như thiếu một đội ngũ lao động lành nghề, lâu năm kinh nghiệm. Vì thế, trong thời gian tới Nhà nước ta cần có những chính sách tốt hơn để nâng cao năng suất lao động, tăng doanh thu cho toàn ngành từ đó tăng thu nhập cho người lao động trong ngành TS.

1.2.3. Cung cấp thực phẩm chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hiện nay, VN có đến 89 nhà máy sản xuất thức ăn. Tuy nhiên nhà máy này phần lớn quy mô nhỏ nên cung cấp chưa đủ khối lượng thức ăn cho nhu cầu nuôi. Tổng lượng thức ăn đang dùng cho NTTS đạt 1.4 triệu tấn, lượng thức ăn này mới chỉ đủ cung cấp cho 60% nhu cầu thức ăn của TS cả nước. Đây là một khâu yếu nhất của phát triển NTTS ở VN. Phần lớn lượng thức ăn công nghiệp cho NTTS do các nhà đầu tư nước ngoài khống chế hoặc nhập ngoại. Vì thế chưa kiểm soát được giá thành cũng như chất lượng, nguồn gốc của thức ăn có đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm , có nhiều loại thức ăn còn chứa những độc tố gây nguy hại đến vật nuôi cũng như sức khoẻ của con người.

Nhiều địa phương có diện tích nuôi trồng thuỷ sản khá lớn nhưng chưa có cơ sở sản xuất thức ăn hoặc có thì sản lượng và chất lượng thức ăn thấp. Thức ăn cho NTTS nhìn chung còn đắt, chất lượng chưa cao, chi phÝ thøc ¨n chiếm tỷ lệ cao trong gi¸ thµnh sản phẩm, hiệu quả nuôi trồng thủy sản bị giảm. Thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản sản xuất trong nước chưa đủ cung cấp cho nhu cầu nuôi, còn phải nhập từ các nước trong khu vực

1.3. Về mặt môi trường:

- Nuôi trồng thuỷ sản gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh.

- Công nghiệp chế biến và sản xuất thức ăn thuỷ sản và các chế phẩm sinh học, hoá chất xử lý môi trường ít được quan tâm nghiên cứu và đưa vào sản xuất.

- Các loại chế phẩm sinh học, hoá chất xử lý môi trường trong NTTS hầu hết được nhập khẩu, việc nghiên cứu và sản xuất trong nước gần như chưa được quan tâm . Do công tác quản lý không chặt chẽ, dẫn đến tình trạng kinh doanh sử dụng các loại chế phẩm sinh học diễn ra tràn lan, tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái. Nhiều cơ sở kinh doanh tiêu thụ các loại sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng, quá hạn sử dụng, ghi sai công dụng trên nhãn mác ..ảnh hưởng và tác động tiêu cực đến hiệu quả sản xuất.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại chế phẩm sinh học, hoá chất xử lý môi trường nước từ các nguồn nhập khẩu đã làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận nên người tham gia NTTS thường không sử dụng, hoặc sử dụng các sản phẩm giá rẻ, khi dịch bệnh phát sinh, thải ra môi trường ngoài, ảnh hưởng đến các hộ nuôi khác trong vùng, gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w