Ngữ cảnh động (Dynamic context)

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG hệ QUẢN TRỊ HYPERMEDIA HƯỚNG đối TƯỢNG (Trang 32 - 36)

13. PHA THIẾT KẾ DUYỆ T

13.2.6. Ngữ cảnh động (Dynamic context)

Ngoài năm loại ngữ cảnh trên, loại ngữ cảnh động xuất hiện trong một số tài liệu, là tập hợp trong đó các yếu tố của một ngữ cảnh có thể thay đổi như là kết quả của quá trình duyệt bởi người dùng; ví dụ history, shopping basket (được người đọc xây dựng trong khi duyệt qua các đối tượng (ví dụ là sách) trong các ngữ cảnh khác). Nếu ứng dụng cho phép tạo hay chỉnh sửa đối tượng (class instance), tất cả ngữ cảnh nhận được từ những đối tượng này sẽ là động, điều này cũng đúng trong trường hợp link.

Ký hiệu đồ hoạ:

Hình 2. 5 - Ký hiu đồ ho cho ng cnh động

Với tất cả các ngữ cảnh trên, nếu có một cấu trúc truy cập được định nghĩa cho nó, thì ký hiệu đồ hoạ tương ứng chứa một ô đen nhỏ ở góc trên bên trái. Kết hợp với ngữ cảnh có các cấu trúc truy cập (index) ký hiệu đồ hoạ bởi:

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Sinh viên thc hin: Cao Th Thu Liên - Nguyn Thế Vũ Trang 33 Hình 2. 6 – Ký hiu đồ ho cho các cu trúc truy cp

Ngữ cảnh duyệt tổ chức không gian duyệt thành các tập hợp phù hợp (consistent) có thể được duyệt theo một thứ tự nhất định.

Cấu trúc duyệt của một ứng dụng được định nghĩa trong lược đồ ngữ cảnh (context diagram), trình bày tất cả cấu trúc truy cập và ngữ cảnh được định nghĩa cho ứng dụng này, và quá trình duyệt có thể có giữa chúng.

Hình 2.7 là lược đồ ngữ cảnh duyệt cho tạp chí trực tuyến, trong đó Magazine hình thành bởi Story được nhóm theo một số tiêu chuẩn khác nhau.

Hình 2. 7 - Lược đồ ng cnh duyt cho tp chí trc tuyến

Index được chỉ ra bởi các ô với đường đậm, nét đứt, như là "Main Menu". Loại ngữ cảnh đơn giản nhất (tập các node) được ký hiệu bởi:

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Sinh viên thc hin: Cao Th Thu Liên - Nguyn Thế Vũ Trang 34 Hình 2. 8 – Ký hiu đồ ho cho tp các node

Trong ví dụ này, tập các Story được mô tả như là “Highlights” của 1 Magazine nhất định.

Một nhóm các ngữ cảnh bao gồm các node của cùng một lớp, theo tiêu chuẩn khác nhau, ký hiệu nhóm ngữ cảnh như sau:

Hình 2. 9 – Ký hiu đồ ho cho nhóm ng cnh

Ô đen ở góc trên bên trái chỉ ra rằng nhóm có một index đến các thành phần của nó. Định nghĩa của ngữ cảnh tự nó sẽ chỉ ra loại của quá trình duyệt được cho phép trong ngữ cảnh, giá trị điển hình là “sequential”, “circular sequential”, “index” (chỉ có thể duyệt từ một index đến một yếu tố và trở lại), hoặc “index sequential”.

Việc thiếu một đường đứt giữa các nhóm cho biết có thể tự động chuyển từ một ngữ cảnh của một nhóm sang một ngữ cảnh của nhóm kia. Còn các nhóm ngữ cảnh “by reference”, “by query” và “hightlights” đều được ngăn cách bởi đường nét đứt. Có nghĩa là, ví dụ như, nếu người đọc đang xem một Story trong một section cho trước, anh ta sẽ được phép duyệt qua, hoặc là Story kế tiếp của section này, hoặc là Story kế tiếp của cùng tác giả. Tuy nhiên, anh ta sẽ không được phép duyệt qua Highlights kế tiếp.

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Sinh viên thc hin: Cao Th Thu Liên - Nguyn Thế Vũ Trang 35

Mũi tên đi từ "Story" trở lại chính nó cho biết Storycó thể tham khảo đến các Storykhác liên quan. Nếu người đọc đang xem một Story, và lần theo link đến một Storyliên quan, anh ta sẽ ở trong ngữ cảnh tất cả các Story liên quan được nhóm lại. Lúc này, anh ta phải quay trở lại, hoặc là Story ban đầu, được chỉ ra bởi mũi tên hai đầu, hoặc là "summary index", được chỉ ra bởi mũi tên từ “Story” đến “Index of sections”.

Một khi ngữ cảnh được định nghĩa, có thể mở rộng định nghĩa của các lớp duyệt bằng cách chỉ ra “decorator”, là các thuộc tính chỉ hiển thị khi một đối tượng được truy cập trong một ngữ cảnh cho trước. Những thuộc tính như vậy được định nghĩa trong các lớp InContext. Node được làm phong phú hơn bởi tập các lớp InContext, cho phép một node trông khác biệt và trình bày các thuộc tính khác nhau (bao gồm anchor), cũng như các phương thức khác nhau khi được duyệt trong một ngữ cảnh nhất định (hình 2.10). Ví dụ, khi duyệt “Stories by Bob Woodward”, tiểu sử tác giả có thể không được chứa như là thuộc tính của Story, trong khi nó có thể được chứa khi duyệt

“Highlights” (hình 2.11). Việc làm phong phú node này tuân theo cấu trúc của Decorator Design Pattern.

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Sinh viên thc hin: Cao Th Thu Liên - Nguyn Thế Vũ Trang 36 Hình 2. 11 - Đặc t ca lp InContext cho Story trong ng cnh Highlights. Trong trường hp này, tiu s tác gi chđược thy khi mt Story được truy cp

bên trong ng cnh Highlights.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG hệ QUẢN TRỊ HYPERMEDIA HƯỚNG đối TƯỢNG (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)