Thảo luận chung

Một phần của tài liệu Quản lý Nguồn tài nguyên Thiên nhiên Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng pdf (Trang 29 - 32)

Hình 5: Các chuyên gia trong phiên thảo luận chung

Từ trái qua phải: Ts. Thorsten Albers (von Liebermann GmbH, CHLB Đức), Ts. Klaus Schmitt (GIZ Sóc Trăng), Ts. Nguyễn Chu Hồi (Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam), Ts. Stefan Groenewold (Trường Đại học Cần Thơ) và Gs. Tim Smith (Trường Đại học Sunshine Coast, Ô-xtrây-li-a)

Trong phiên thảo luận chung, các đại biểu có thời gian trao đổi cùng các chuyên gia. Dưới đây là tóm tắt các ý kiến trao đổi.

 Bước đầu tiên khi giới thiệu những khái niệm mới như đồng quản lý là cần đạt được sự

chấp nhận. Đó là bước đầu tiên quan trọng nhất và là rào cản lớn nhất cần vượt qua. Với tất

cả các khái niệm mới, cần trước tiên là thuyết phục tất cả các những chính trị gia ra quyết định và sau đó là những bên liên quan còn lại rằng khái niệm mới này đáng được thử nghiệm. Thông tin và tư vấn là những khía cạnh quan trọng trong quá trình triển khai khái niệm mới, không chỉ với đồng quản lý mà còn cần có sự chấp thuận và ủng hộ chung.

 Một mặt quan trọng của quá trình xây dựng và triển khai QLTHVVB ở Sóc Trăng cũng như đối với việc phân vùng không gian là sự tham gia của tất cả các bên có liên quan, có nghĩa là, không chỉ những ban ngành kỹ thuật có trách nhiệm mà còn cả người dân địa phương bị ảnh hưởng do các quyết định. Kế hoạch phải là một kế hoạch tổng hợp. Kế hoạch của các ngành nhỏ không thôi sẽ không có lợi ích mà cần kế hoạch của tất cả các ngành được tổng hợp trong kế hoạch chung. Sẽ có một kế hoạch chiến lược phát triển cho vùng ven biển ở Sóc Trăng, trong đó bao gồm rừng ngập mặn, khu vực ngập nước và cửa sông. Lợi ích của tất cả các ngành là phải có trách nhiệm tổng hợp những điều đó vào một kế hoạch tổng thể.

Đồng quản lý có vai trò quan trọng trong QLTHVVB. Bản chất của đồng quản lý là chính quyền và người dân cùng hợp tác và chia sẻ lợi ích. Điều đó không có nghĩa là nhà nước và người dân phân chia hoạt động theo kiểu 50-50. Điều quan trọng là sự hợp tác giữa chính quyền và người dân để chia sẻ trách nhiệm và gắn kế người dân địa phương với việc quản lý và ra quyết định. Gắn đồng quản lý vào Luật Thủy sản có thể là một ý kiến hay. Chúng ta có

thể coi đồng quản lý là một công cụ hỗ trợ cho quản lý tổng hợp, đặc biệt trong việc thu hút sự tham gia của cộng đồng và xây dựng sự đồng thuận vì mục tiêu chung và giải quyết các vấn đề cụ thể ở vùng ven biển. Ở ấp Âu Thọ B, chi trả dịch vụ sinh thái trong tương lai sẽ hỗ trợ sự bền vững về mặt tài chính. Chi phí cho hoạt động đồng quản lý ở Âu Thọ B sẽ được thanh toán nhờ vào lợi nhuận của việc khai thác nghêu ở bãi cát phía trước rừng ngập mặn.  Về vấn đề bảo vệ vùng ven biển, cần phải có sự can thiệp cụ thể phù hợp với từng địa

điểm. Ở một số nơi có thể áp dụng những biện pháp giá rẻ và hơn nữa là có thể tránh được những giải pháp đắt đỏ. Ví dụ rừng ngập mặn có thể giúp giảm chi phí tu sửa đê điều vì nó giúp giảm năng lượng sóng. Ở Sóc Trăng, có thể sử dụng tre để làm hàng rào chắn sóng. Bất cứ hình thức sử dụng hệ thiên nhiên nào cũng thường kéo theo việc tiếp diễn sử dụng và điều đó có thể tạo ra sự phụ thuộc. Có những công cụ giúp tìm ra những giải pháp tốt nhất cho những trường hợp cần bảo vệ khẩn cấp. Dựa trên sự phân tích chi phí-lợi ích thì sẽ dễ tìm giải pháp tốt và chi phí hiệu quả. Đi tìm sự trợ giúp từ thiên nhiên để giúp ta thấy những gì đang xảy ra và để hiểu, như thế việc tìm giải pháp sẽ dễ dàng hơn mà không đòi hỏi quá nhiều về mặt kỹ thuật hay tài chính. Chúng ta cần tìm các giải pháp gần gũi với thiên nhiên và không chống lại thiên nhiên.

Những ưu tiên của quản lý vùng ven biển thay đổi tùy thuộc vào từng vùng khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm địa lý, môi trường, kinh tế, xã hội và chính sách của từng nơi.

 Những bài học của Phi-líp-pin cho thấy họ rất thành công với khu vực “không đánh bắt”. Ở Việt Nam, những khu vực như thế chưa được lập ra. Nhưng trên lý thuyết, khu vực “không đánh bắt” hay khu vực lõi được đánh dấu khi thiết lập khu vực biển được bảo vệ, ví dụ ở Nha Trang có Hòn Mun là khu vực lõi và không cho phép đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, vấn đề chính nằm ở việc thực thi (triển khai và giám sát). Yếu tố giúp việc thực thi nghiêm túc ở Phi- líp-pin là vai trò của cộng đồng. Thiên nhiên, cấu trúc và nhận thức của cộng đồng vùng venbieern ở Việt Nam rất khác so với ở Phi-líp-pin. Như Tiến sỹ Hồi có nói, người Việt Nam không tích cực và thương bị động và ỷ lại nhà nước. Hiện tại, VASI đang nắm giữ 20 tỷ đồng cho việc lập kế hoach sử dụng biển (kế hoạch tổng) cho cả nước, trong đó “khu vực không đánh bắt” là một phần của khái niệm phân khu.

 Về việc hài hòa và điều phối các nguồn tài trợ tốt hơn giữa các dự án về quản lý vùng ven biển, Tiến sỹ Hồi cho biết là với một dự án cấp tỉnh, UBND tỉnh nên là đầu mối tổng hợp và do đó không cần thiết phải có một cơ quan hay thể chế mới. Đầu mối ở UBND sẽ đảm bảo không có hoạt động trùng lắp, tối ưu hóa các nguồn đầu tư và điều phối các dự án/đầu tư của nước ngoài. Bên cạnh đó, các tỉnh không nên ngồi đợi đầu từ của nước ngoài mà nên chủ động cấp vốn cho các dự án QLTHVVB.

Đánh giá tính dễ bị tổn thương là công cụ sống còn, đặc biệt trước những tác động của

biến đổi khí hậu khi quản lý vùng ven biển. Cần phải có sự tham gia của người dân địa phương với kiến thức của họ vào quá trình lập kế hoạch QLTHVVB. Có rất nhiều phương pháp và cách tiếp cận đánh giá tính dễ bị tổn thương. Thông thường, đánh giá tính dễ bị tổn thương được coi là phương pháp thích ứng với biến đổi khí hậu nhưng là từ khía cạnh rủi ro mà thôi. Khi hạn chế cách tiếp cận này, các cơ hội sẽ dễ dàng bị bỏ qua, vì dụ như việc biến đổi khí hậu cũng có thể đem lại những tác động tích cực chẳng hạn. Chúng ta cần lưu ý đến điều này khi đối phó với những thách thức ở vùng ven biển, chứ không nên chỉ duy trì mọi thứ theo hiện trạng, mà nên cởi mở với những cơ hội mới có thể đến.

Tài liệu tham khảo

BASEL (1989): The Basel Convention on the Control of Trans-boundary Movements of Hazardous Wastes and their Disposal.

CBD (1995): Report of the Second Meeting of the Conference of the Parties to the Convention on Biological Diversity. Jakarta.

GPA-LBA (1995): Global Programme of Action for the Protection of the Marine Environment from Land-Based Activities. Washington, D.C.

MARPOL (1997): International Convention for the Prevention of Pollution from Ships. The Protocol of 1997 (MARPOL 73/78 Annex VI).

RAMSAR (1971): Convention on Wetlands of International Importance Especially as Waterfowl Habitat. Ramsar.

UNCLOS (1982): United Nations Convention on the Law of the Sea. Montego Bay.

UNEP (2007): Procedure for Determination of National and Regional Economic Values for Ecotone Goods and Services and Total Economic Values of Coastal Habitats in the context of the UNEP/GEF Project Entitled: “Reversing Environmental Degradation Trends in the South China Sea and Gulf of Thailand”. In: South China Sea Knowledge Document UNEP/GEF/SCS/Inf.3

UNESCO (2006): A handbook for measuring the progress and outcomes of Integrated Coastal and Ocean Management.IOC Manuals and Guides, 46; ICAM Dossier, 2. Paris

World Bank (2007): World Development Report 2007. Development and the Next Generation. Washington, D.C.

World Resources Institute (WRI) in collaboration with United Nations Development Programme, United Nations Environment Programme, and World Bank (2011):World Resources 2010– 2011: Decision Making in a Changing Climate—Adaptation Challenges and Choices.

Deutsche Gesellschaft für

Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH

Quản lý Nguồn tài nguyên Thiên nhiên Vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng

134 Trần Hưng Đạo,

Thành phố Sóc Trăng, Việt Nam ĐT + 84 79 3622164 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản lý Nguồn tài nguyên Thiên nhiên Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng pdf (Trang 29 - 32)