Bàn tròn với các chuyên gia

Một phần của tài liệu Quản lý Nguồn tài nguyên Thiên nhiên Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng pdf (Trang 25 - 29)

Hình 4: Các chuyên gia tham dự phiên Bàn tròn với các chuyên gia

Từ trái qua phải: Ts. Thorsten Albers (von Liebermann GmbH, CHLB Đức), Ts. Klaus Schmitt (GIZ Sóc Trăng), Gs. Tim Smith (Trường Đại học Sunshine Coast, Ô-xtrây-li-a), Ts. Stefan Groenewold (Trường Đại học Cần Thơ), Ts. Andrea Barcelona (GIZ Phi-lip-pin), Ts. Nguyễn Hương Thụy Phấn (Ủy hội sông Mê Công) và Ts. Nguyễn Chu Hồi (Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam)

Ts. Thorsten Albers, chuyên gia kỹ thuật sông và ven biển người Đức, điều hành phiên bàn tròn với các chuyên gia thảo luận về các vấn đề sau.

Đâu là phương tiện thích hợp nhất để thể chế hóa QLTHVVB ở đồng bằng sông Cửu Long? Đó có phải là thể chế QLTHVVB? Hay là ban tư vấn QLTHVVB?

 Các chuyên gia đồng ý là thiết lập cả một tổ chức mới sẽ không phải là một ý kiến hay vì điều đó đòi hỏi rất nhiều thời gian cho tới khi thể chế mới đó có thể đi vào hoạt động thực sự.  Sẽ nhanh hơn nếu tập hợp các tổ chức và thể chế có sẵn cùng chia sẻ kinh nghiệm và học

hỏi lẫn nhau, nhưng điều quan trọng hơn nữa, đó là cùng nhau lập kế hoạch.

 Cần thiết phải có một nền tảng pháp lý rõ ràng. Điều đó có nghĩa là cần phải có khuôn khổ pháp lý trong đó đòi hỏi các thể chế khác nhau phải xem xét tới nhiều mục đích và vấn đề.  Việc thể chế hóa và ổn định QLTHVVB về lâu dài (thậm chí sau khi các nhà tài trợ rời đi) là

thiết yếu để QLTHVVB thành công và bền vững.

 Sự tham gia của nhiều ngành là cần thiết để giải quyết xung đột về sử dụng tài nguyên và làm hài hòa kế hoạch tổng hợp.

 Bà Barcelona nhấn mạnh một kinh nghiệm của Phi-líp-pin, đó là, nơi có liên minh gồm nhóm các thành phố, hợp sức với nhau tạo thành một cơ quan quản lý để giải quyết các vấn đề bức xúc tại vùng ven biển và nguồn tài nguyên ven biển, và có sự tham gia của đại diện từ các tỉnh cũng như các cơ quan chính quyền trung ương.

 Ở Việt Nam, có kế hoạch thành lập Ban Điều hành QLTHVVB, hoặc là do một Phó Thủ tướng hoặc do một Bộ trưởng hoặc một Thứ trưởng của bộ TN-MT, bao gồm một văn phòng hỗ trợ và nhóm chuyên gia kỹ thuật hỗ trợ văn phòng. Ngoài ra, sẽ có một mạng lưới chuyên gia kỹ thuật QLTHVVB (quốc tế). Điều mong đợi là một văn phòng QLTHVVB được thể chế hóa có thể được gộp trong ban chỉ đạo quốc gia của đồng bằng sông Cửu Long.

 Yếu tố chủ chốt là một thể chế trong đó triển khai cách quản lý thích ứng, học hỏi từ các kinh nghiệm khác nhau và không bị ràng buộc phải thành công 100%, có khả năng thử nghiệm những điều mới và học qua đó, bởi vì chúng ta đang phải đối phó với một môi trường đang thay đổi.

 Các nguyên tắc căn bản của QLTHVVB có thể được gắn vào bất cứ thể chế và cấu trúc nào. Cần phải hiểu bối cảnh rộng hơn trong đó thể chế đó cần hoạt động được và các hoạt động được lồng ghép tùy theo các kế hoạch khác nhau.

Đâu là những yếu tố quan trọng nhất về năng lực của những người lập kế hoạch và triển khai QLTHVVB?

 Đó là những người ra quyết định. Do đó, những người ra quyết định về QLTHVVB cần thích ứng với biến đổi ở vùng ven biển và họ cũng cần ra quyết định dựa trên sự hiểu biết đầy đủ về bối cảnh cụ thể. Một người ra quyết định đúng đắn phải phân tích tình hình, hiểu tình hình và sau đó đưa ra quyết định cụ thể phù hợp và không được giả định hay dựa trên các quyết định “như cách trước đây từng làm”.

 Việc trao đổi thông tin là cốt yếu. Người đưa ra quyết định cần trao đổi thông tin và truyền thông có sự tham gia của nhiều người. Quản lý vùng ven biển có sự tham gia của nhiều người và nhiều mối quan tâm, một nhà quản lý tốt và người ra quyết định đúng phải hiểu điều đó và trao đổi với mọi người và nhất là không được ngồi một chỗ rồi đưa ra quyết định và không hỏi ý kiến của những người khác.

 Tóm lại, việc ra quyết định trong bối cảnh môi trường đang thay đổi, ra quyết định cụ thể, phù hợp với từng địa điểm dựa trên sự hiểu biết đầy đủ về tình hình và trao đổi thông tin về các quyết định với tất cả các bên có liên quan và coi trọng những mối quan tâm của họ. Tất cả yếu tố đó sẽ tạo nên một người ra quyết định về QLTHVVB đúng đắn.

Xem xét một số trường hợp thất bại trên thế giới, tại sao lại có một số nỗ lực QLTHVVB thất bại?

 Nhiều mối quan tâm thực sự là một thách thức đối với QLTHVVB. Do đó, nhiều thông điệp cần phải được truyền thông, không chỉ một thông điệp duy nhất. Điều này là rất khó khăn. Nhưng các công cụ truyền thông cũng có vai trò rất quan trọng. Một số người thích các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, một số người khác lại thích đọc báo in, một số khác thì thích ngồi trao đổi. Điều này cần phải được tính đến khi muốn truyền thông về QLTHVVB.  Một việc cần thiết là phải nhận thức được những động lực thúc đẩy và mối quan tâm khác

nhau của các bên liên quan (một số người quan tâm đến bảo tồn, tính an toàn, sinh kế, kinh tế ...). Đây không nhất thiết là một vấn đề lớn nhưng mà QLTHVVB, về bản chất, cần tổng hợp được tất cả các mối quan tâm.

 Cần phải quan tâm tới nhà nước. Nhà nước và các tổ chức bên ngoài sẽ có ảnh hưởng như thế nào với thể chế QLTHVVB? Ủy nhiệm sẽ như thế nào? Các nguồn lực (nhân lực và tài chính) sẽ như thế nào?

Làm sao chúng ta tăng cường những thể chế quốc gia và khu vực có sẵn và các mạng lưới để phát triển và tổng hợp các kiến thức thực tiễn về QLTHVVB? Vai trò của các trường đại học và viện khoa học quốc tế trong việc thúc đẩy và tăng cường QLTHVVB?

 Khoa học đóng vai trò căn bản. Quản lý vùng ven biển bắt đầu với sự hiểu biết đúng về tình hình. Điều này cần thực hiện với việc đánh giá nguồn tài nguyên ven biển có sự tham gia, nhưng nó nên được ủng hộ mạnh mẽ của khoa học.

 Để lập kế hoạch thành công cần xây dựng mô hình và dự đoán các kịch bản. Điều gì sẽ xảy ra ở khu vực khi nước biển dâng, điều gì sẽ xảy ra nếu không có trầm tích ở đồng bằng sông Cửu Long nữa...

 Các nhà khoa học giúp đánh giá tình hình. Họ có thể đánh giá tiến trình QLTHVVB. Một cơ quan nghiên cứu bên ngoài có thể hoạt động như là nhóm tham khảo ý kiến để đánh giá xem hoạt động có được triển khai hiệu quả theo các nguyên tắc QLTHVVB không.

Ai là các bên liên quan chính ở dự án QLTHVVB do tổ chức GIZ hỗ trợ ở Phi-líp-pin?

 Những người hưởng lợi là chính và đầu tiên, người dân đánh bắt cá, không phải là chính quyền, không phải là viện nghiên cứu; mọi việc được thực hiện để cải thiện sinh kế của ngư dân.

 Sau đó là những người triển khai, tức là những người cung cấp dịch vụ cho người đánh bắt cá (cán bộ đơn vị chính quyền địa phương). Những người này được ủy quyền theo luật định để thực hiện các dịch vụ cho quản lý nguồn tài nguyên ven biển, quy hoạch sử dụng đất...  Và các cơ quan ở cấp chính quyền cao hơn nơi đảm bảo mọi việc được thực hiện theo kế

hoạch quốc gia. Tổ chức GIZ chỉ đến hỗ trợ kỹ thuật.

Ủy ban Sông Mê-công phải làm việc với nhiều thể chế khác nhau, và phối hợp các quốc gia luôn là một thách thức. Vậy, làm sao để có hiệu quả? Đâu là những khó khăn của cách tiếp cận xuyên biên giới?

 Nói về việc phối hợp xuyên biên giới, vị trí của Ủy ban Sông Mê-công là khác với các thể chế khác, vì đây là một tổ chức liên chính phủ do các quốc gia thành viên lập nên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Về căn bản, làm việc với nhiều mục đích, nhiều lợi ích như QLTHVVB hay các vấn đề xuyên quốc gia khác không bao giờ là dễ dàng. Nhưng điều đó lại cung cấp nền tảng cho việc thảo thuận, xây dựng hiểu biết chung và điều đó rất có ích. Điều chi phối sự hợp tác là sự hiểu biết chung và thỏa thuận giữa tất cả các quốc gia thành viên hay các bên liên quan.

Biển Wadden ở Đức là Di sản Thế giới. Bãi bồi ở Sóc Trăng thì cũng không khác là mấy. Liệu có thể có Khu vực Biển được Bảo vệ ở Sóc Trăng một ngày nào đó?

 Khu vực được bảo vệ có thể hỗ trợ sự phát triển và bảo tồn của khu vực.

 Bãi bồi là hệ sinh thái độc đáo. Về một số khía cạnh, sẽ cần phải xem xét khu vực này là tình trạng đặc biệt để công nhận tầm quan trọng của nó. Đó có thể là yếu tố thu hút du khách hoặc một phương tiện tài chính giúp người dân địa phương cải thiện sinh kế, dừng việc khai thác cạn kiệt, cung cấp cho người dân sinh kế thay thế.

 Đây chắc chắn là một vấn đề cần được các cấp có thẩm quyền xem xét.

Đâu là khung thời gian thực tiễn cho chiến lược QLTHVVB? 2020, 2050, 2011?

 Lộ trình của Việt Nam được chia làm hai giai đoạn theo 2 giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội (2011-2015 và 2016-2020). Đây là khung thời gian cho triển khai chiến lược QLTHVVB.  Khi chiến lược này được Thủ tướng thông qua, sẽ cần phải có một kế hoạch hành động chi

tiết. Thứ tự ưu tiên cũng phải thay đổi tùy với từng tỉnh, theo khả năng riêng của từng tỉnh và đặc điểm môi trường riêng.

Nói đến biến đổi khí hậu, triều cường do bão, sóng thần và động đất: Liệu có khả năng bảo vệ một số vùng ven biển, hay là có cần thiết sơ tán người dân?

 Cần thiết cố gắng sơ tán vì nếu có tốn nhiều tiền bảo vệ mọi thứ thì đây cũng có thể là giải pháp tình thế trước mắt.

 Đây là vấn đề phức tạp. Điều quan trọng cần xem xét là nhấn mạnh vào các giá trị mà người dân có-người dân có khả năng sơ tán những gì hoặc giữ lại những gì, những gì cần được bảo vệ...

Tại sao phân vùng không gian bền vững có vai trò chủ chốt trong quá trình QLTHVVB, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu?

 Vì nó có khả năng đánh giá việc chúng ta đang làm và đánh giá tình trạng môi trường, sử dụng viễn thám.

 Đánh giá tổng hợp tác động cùng với phân vùng không gian có thể giúp hình dung điều này và phát triển các kịch bản trong tương lai. Phân vùng không gian có thể là công cụ thiết yếu cho toàn bộ quá trình, không chỉ ở giai đoạn lập kế hoạch mà còn đối với quản lý thích ứng và đánh giá.

Đâu có thể là các công cụ nhiệm màu giúp biến chiến lược thành những biện pháp cụ thể?

 Đó là luật quốc gia mạng mẽ trong đó quy định, ví dụ, tất cả các cấp chính quyền địa phương phải kết hợp quy hoạch sử dụng đất tổng thể cho khoảng thời gian 5 năm.

 Ở Phi-líp-pin, một cơ quan chính quyền giám sát tất cả các đơn vị chính quyền được giao nhiệm vụ tổng hợp tất cả các kế hoạch (kế hoạch quản lý thiên tai, kế hoạch sử dụng đất rừng, kế hoạch quản lý nguồn tài nguyên ven biển, kế hoạch về vấn đề giới, kế hoạch phòng chống tham nhũng...). Giờ đây, họ thực sự chỉ lập ra một kế hoạch tổng hợp.

Liệu có hành động nào cụ thể mà quý vị có thể đề xuất là bước tiếp theo của QLTHVVB ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long?

 Bước cụ thể có thể đóng góp cho QLTHVVB bền vững có thể là một công cụ hỗ trợ ra quyết định.

 Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực rất nhiều biến động và nó không thay đổi theo một chiều hướng duy nhất và theo nhiều hướng, và các nhà ra quyết định phải hiểu những thay đổi này để đưa ra những quyết định dựa trên hiểu biết đầy đủ. Vì vậy, với QLTHVVB, những người ra quyết định có thể hưởng lợi từ một công cụ hỗ trợ ra quyết định dự đoán sự phát triển của bờ biển.

 The possibility of carrying out a large study which will result in a computer-based decision- support tool is currently in a discussion process. Khả năng triển khai một nghiên cứu quy mô lớn để có kết quả tạo ra công cụ hỗ trợ ra quyết định dựa trên máy tính hiện đang được tính đến.

 Để làm được điều đó, chúng ta cần trao đổi thông tin, lôi kéo sự tham gia của các bên có liên quan. Ví dụ, với hội thảo này chẳng hạn, đại diện các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long và các tổ chức liên quan có thể đến tham gia, cùng nhau thảo luận về khả năng hợp tác quyết định về công cụ đó.

Một phần của tài liệu Quản lý Nguồn tài nguyên Thiên nhiên Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng pdf (Trang 25 - 29)