Phương th c qu ng bá ứả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động quảng bá sản phẩm của các khách sạn 2 sao ở thành phố đồng hới (Trang 95 - 131)

(2) Các biến độc lập (1) Giới tín h Tuổi Trình đ Mục đí ch Báo, tạp chí 3,17 Ns ** Ns *** Truyền hình 3,39 Ns * Ns ** Internet 3,74 Ns Ns Ns Ns Tập gấp 3,82 Ns Ns Ns ***

Tài liệu quảng cáo. Ápphích, tờ rơi 3,38 Ns Ns Ns **

(Nguồn: Số liệu điều tra 2009)

Chú thích: (1) Thang điểm Likert: 1=rất thiếu ; 5 rất đầy đủ

(2) Mức độ ý nghĩa: *P<=0,1; **P<=0,05; ***P<=0,01; Ns (Non-significant): không có ý nghĩa

Phân tích nhân tố cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các tiêu thức phân loại theo giới tính và trình độ khi đánh giá nội dung thông tin thể hiện trên các phương thức quảng bá. Về độ tuổi chỉ có sự khác biệt khi đánh giá nội dung thông tin trên báo, tạp chí và truyền hình. Có sự khác biệt có ý nghĩa đối với tiêu thức phân loại du khách theo mục đích chuyến đi khi đánh giá nội dung thông tin trên các phương tiện quảng bá trừ internet.

Qua bảng 2.22 cho thấy có sự khác biệt giữa đánh giá của du khách và doanh nghiệp về nội dung thông tin trên tập gấp. Du khách đánh giá mức độ nhận được thông tin trên tập gấp (3,82), doanh nghiệp đánh giá mức độ cung cấp thông tin trên tập gấp là khá đầy đủ (4,56). Doanh nghiệp đánh giá mức độ cung cấp thông tin qua báo, tạp chí (3,52), truyền hình (3,43), internet (3,96), tài liệu quảng cáo, áp phích, tờ rơi (3,65), bảng hiệu quảng cáo (2,74). Như vậy các doanh nghiệp đánh giá mức độ cung cấp thông tin là khá đầy đủ hơn so với đánh giá của du khách. Do vậy, các doanh nghiệp cần cung cấp nhiều nội dung thông tin hơn cho du khách nhằm đáp ứng được mong đợi của khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng hơn. Các doanh nghiệp cần cung cấp thông tin chi tiết về trang thiết bị phòng ngủ, thông tin về dịch vụ ăn uống, thông tin về dịch vụ bổ sung, thông tin về giá cả.

Bảng 2.22: Đánh giá của khách và doanh nghiệp về nội dung thông tin thể hiện trên các phương thức quảng bá

Đánh giá của khách Bình

quân Đánh giá của doanh nghiệp

Bình quân Báo, tạp chí 3,17 Báo, tạp chí 3,52 Truyền hình 3,39 Truyền hình 3,43 Internet 3,74 Internet 3,96 Tập gấp 3,82 Tập gấp 4,56

Tài liệu qcáo, áp phích, tờ rơi 3,38 Tài liệu qcáo, áp phích, tờ rơi 3,65

Bảng hiệu quảng cáo 3,21 Bảng hiệu quảng cáo 2,74

(Nguồn: Số liệu điều tra 2009)

2.5.5. Đánh giá của khách về thói quen đặt chỗ

Thói quen lấy thông tin của khách đã ảnh hưởng đến việc đặt chỗ của khách đối với khách sạn. Bảng 2.23 cho thấy có đến 58,1% khách đến khách sạn đặt chỗ qua công ty lữ hành, văn phòng du lịch. 25,6% khách đặt phòng qua điện thoại, chỉ có 8,5% khách đặt phòng trực tiếp và 5,4% khách đặt phòng qua fax.

Như vậy, khách đến khách sạn chủ yếu là qua các công ty lữ hành. Do vậy việc phụ thuộc vào các công ty lữ hành gởi khách là điều tất yếu không thể tránh khỏi. Ngay cả việc quảng bá sản phẩm các khách sạn này cũng phụ thuộc vào các công ty lữ hành. Chính vì vậy thị trường khách của khách sạn sẽ phụ thuộc vào thị trường khách của các hãng lữ hành.

Bảng 2.23: Đánh giá của khách về thói quen đặt chỗ

Hình thức đặt chỗ Số người trả lời Tỷ trọng (%) Công ty lữ hành, văn phòng du lịch 75 58,1 Internet 3 2,3 Fax 7 5,4 Trực tiếp 11 8,5 Điện thoại 33 25,6

(Nguồn: Số liệu điều tra 2009)

2.5.6. Ngân sách dành cho hoạt động quảng bá sản phẩm

Bảng 2.24 cho thấy các khách sạn nghiên cứu có rất nhiều phương pháp xây dựng ngân sách quảng bá. Phương pháp xây dựng ngân sách quảng bá theo tỷ lệ phần trăm doanh số bán chiếm 8,7%, theo mục tiêu và nhiệm vụ quảng bá là 60,9%, theo mục tiêu quảng bá và khả năng tài chính là 13%, theo khả năng tài chính là 17,4%.

ngân sách dành cho hoạt động quảng bá. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp không có kế hoạch cụ thể, mà công tác marketing chỉ chờ vào các hãng lữ hành gởi khách, không chủ động trong việc tìm kiếm thị trường. Các khách sạn nghiên cứu đều có mối liên hệ với các công ty lữ hành. Các công ty lữ hành vừa là đối tác vừa là khách hàng của các khách sạn.

Bảng 2.24: Phương pháp xây dựng ngân sách quảng bá của doanh nghiệp

Phương pháp Số người trả lời Tỷ trọng

(%)

Tỷ lệ phần trăm doanh số bán 2 8,7

Mục tiêu và nhiệm vụ quảng bá 14 60,9

Mục tiêu và khả năng tài chính 3 13

Khả năng tài chính 4 17,4

(Nguồn: Số liệu điều tra 2009)

Trong số 129 khách hàng điều tra, nhận thấy chỉ có 43% khách hàng biết đến các khách sạn để sử dụng trong chuyến đi của mình. Những khách hàng còn lại chiếm 57% lại không biết gì về khách sạn sắp đến lưu trú. Điều này một phần là do các khách sạn ít đầu tư vào lĩnh vực quảng bá sản phẩm của khách sạn, làm cho hình ảnh của khách sạn không đến được với khách hàng. Từ đó việc lựa chọn khách sạn của khách du lịch phần lớn là do các công ty lữ hành gởi đến. Khách hàng không có sự lựa chọn nào, điều này gây ra tình trạng thiếu thông tin về khách sạn mà khách hàng muốn lựa chọn.

2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Từ những số liệu do khách du lịch cung cấp khi tiến hành điều tra, chúng ta có thể thấy việc quảng bá của các khách sạn 2 sao ở thành phố Đồng Hới còn hạn chế, khả năng tự tìm kiếm nguồn khách cho mình thông qua quảng bá sản phẩm khách sạn là rất yếu. Mặc dù việc quảng bá khách sạn đôi khi còn do công ty lữ hành thực hiện giúp cho khách sạn.

trú tại các khách sạn này của khách đó là vị trí của khách sạn và thái độ phục vụ của nhân viên khách sạn. Việc tuyên truyền quảng bá của khách sạn cũng được du khách cho là khá quan trọng, chính vì vậy để quảng bá thật sự hấp dẫn và có ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn khách sạn trong thời gian tới thì các khách sạn cần quan tâm và đầu tư cho lĩnh vực này.

Du khách có thói quen tìm kiếm thông tin về khách sạn từ công ty lữ hành và internet. Nguồn lấy thông tin về khách sạn từ đài và tài liệu quảng cáo ít được khách hàng quan tâm. Thời gian tới để quảng cáo thực sự hấp dẫn khách hàng thì khách sạn nên quan tâm quảng cáo trên internet và thư trực tiếp, tờ gấp bởi đây là phương tiện cung cấp thông tin mà du khách rất quan tâm.

Trong các phương thức quảng bá sản phẩm của khách sạn thì tập gấp và bán hàng trực tiếp đã để lại cho du khách nhiều ấn tượng hơn các phương thức quảng bá khác. Khách sạn cần phải biết khai thác tối đa hai phương pháp này. Báo và tạp chí chỉ để lại ấn tượng cho du khách ở mức trung bình. Nội dung thông tin thể hiện trên các phương tiện quảng bá của doanh nghiệp theo đánh giá của khách hàng là chưa thật đầy đủ.

Hầu hết các khách sạn 2 sao ở thành phố Đồng Hới đều ít quan tâm đến hoạt động quảng bá sản phẩm khách sạn. Ở các khách sạn này chỉ dùng lại ở việc làm tập gấp, danh thiếp và một vài hoạt động khác cũng ở mức còn hạn chế. Chưa có khách sạn nào đầu tư đúng mức vào hoạt động quảng bá khách sạn.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cách để quảng bá doanh nghiệp rất tốt như: tham gia vào các hiệp hội du lịch, các tập đoàn du lịch, các trang web về du lịch, các liên kết với những đơn vị tổ chức tour. Các khách sạn 2 sao đang còn ít tiếp cận với những hình thức quảng bá theo kiểu này. Trong bối cảnh hiện nay việc quảng bá sản phẩm khách sạn là việc làm hết sức cần thiết đối với các nhà kinh doanh du lịch.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢNG BÁ SẢN PHẨM CỦA CÁC KHÁCH SẠN 2 SAO Ở THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI

3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Những cơ hội đối với ngành kinh doanh du lịch

Việt Nam đang là một trong những địa chỉ du lịch được đánh giá là an toàn cho du khách và ít rủi ro đối với các nhà đầu tư. Du khách nước ngoài, điển hình là khách Châu Âu đang có những thay đổi đáng kể trong việc lựa chọn nơi đến trong chuyến du lịch thường niên của mình. Theo nhận định của Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourism Organization) làn sóng đi du lịch của khách Châu Âu và các nước Bắc Mỹ đang hướng đến các nước Châu Á, trong đó Đông Nam Á sẽ là nơi sôi động nhất của ngành du lịch trong thời gian tới

Hội đồng Thương mại và Du lịch Thế giới dự báo Việt Nam sẽ là một trong mười điểm đến du lịch năng động nhất trong thập kỷ tới.

Miền Trung hiện là nơi dẫn đầu cả nước về những di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia, quốc tế, những bãi biển đẹp, những khu du lịch nghĩ dưỡng cao cấp. Hội đủ các yếu tố tạo nên bốn chữ S (sea, sun, sand and service) cho nên lượng khách đến thăm viếng, nghỉ dưỡng ở miền Trung ngày càng tăng cao. Bên cạnh lợi thế về cảnh quan, môi trường và 4 di sản thế giới, du lịch miền trung được khách nước ngoài yêu thích bởi vẻ nguyên sơ chưa khám phá hết, nền văn hoá phong phú và một cuộc sống thanh bình, sâu lắng.

đưa những địa danh của miền Trung như phố cổ Hội An, khu tháp cổ Mỹ Sơn, cố đô Huế, vịnh Nha Trang, biển Phan Thiết cùng những lễ hội định kỳ như "Festival Huế”, ”Hành trình di sản”, ”Festival biển” vào trong chương trình chào bán tour của họ.

Việc thực thi chính sách cởi mở, miễn thị thực cho du khách Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước Đông Nam Á; mở đường bay thẳng đến các thị trường trọng điểm; thực hiện chương trình hành động quốc gia về du lịch với hàng loạt sự kiện cùng các đợt quảng bá xúc tiến du lịch ở nước ngoài đã làm nên nhiều thành tựu trong ngành du lịch Việt Nam những năm qua. Năm 2006 - 2008 với nhiều sự kiện quốc tế tổ chức thành công tại Việt Nam một lần nữa khẳng định hình ảnh một nước Việt Nam tươi đẹp, giàu lòng mến khách đối với bạn bè thế giới.

Với nhiều chính sách thúc đẩy phát triển du lịch trong nước như: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Quyết định phê duyệt Đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch miền Trung - Tây Nguyên đến năm 2010. Mục tiêu của Đề án này nêu rõ: Phấn đấu từ năm 2010 trở đi, du lịch giữ vai trò là một trong những ngành kinh tế chủ lực của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và là động lực đẩy mạnh phát triển du lịch cả nước. Bên cạnh đó sẽ hình thành nên các Trung tâm du lịch trọng điểm. Song song với việc xác định các Trung tâm du lịch của cả nước, đề án này còn đề ra những tuyến du lịch trọng điểm làm nền tảng phát triển các khu du lịch của từng địa phương nối liền nhau trên các tuyến du lịch được vạch ra.

3.1.2. Những định hướng của ngành du lịch Việt Nam

Mục tiêu của ngành du lịch nước ta năm 2010 đón khoảng 6 - 7 triệu lượt khách quốc tế, 25 triệu lượt khách nội địa, thu nhập 4 - 4,5 tỷ USD,

chiếm 6,5% tổng GDP cả nước. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành du lịch giai đoạn 2001 - 2010 đạt bình quân 11 - 11,5%/năm. Đến 2010 tạo thêm 1,4 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp.

Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam có thể tập trung phát triển du lịch như một trong những đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngoại tệ, rút ngắn khoảng cách, chống tụt hậu. Đảng ta đã xác định: phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, đẩy mạnh hợp tác liên kết với các nước trong hoạt động du lịch. Tổng cục Du lịch cũng đã chỉ rõ phương hướng phát triển du lịch Việt Nam trong chiến lược phát triển du lịch 2001 - 2010 là: Phát triển nhanh và bền vững ngành kinh tế mũi nhọn du lịch với nhiều biện pháp đồng bộ, từng bước đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm du lịch tầm cỡ của khu vực. Phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực. Bốn mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2001 - 2010 là:

a. Tăng cường thu hút khách du lịch, phấn đấu đến năm 2005 đón 2,5 - 3,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 15 - 16 triệu lượt khách du lịch nội địa. Năm 2010 đón 5,5 - 6 triệu lượt khách du lịch quốc tế, nhịp độ tăng trưởng bình quân 11,4%/năm và 20 triệu lượt khách du lịch nội địa.

b. Nâng cao nguồn thu nhập từ du lịch, dự tính năm 2005 đạt 2.043 triệu USD và năm 2010 đạt 4,5 tỷ USD, đưa tổng sản phẩm du lịch (GDP) năm 2005 đạt 4,3% và năm 2010 đạt 5,3% tổng GDP cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2010 đạt 11 - 11,5%. Phối hợp chặt chẽ với các ngành và địa phương đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch, tăng nguồn thu ngoại tệ.

và nâng cấp khu du lịch quốc gia và khu du lịch chuyên đề. Nâng cấp các tuyến điểm quốc gia và quốc tế, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương. Đến năm 2005 có 8 vạn phòng khách sạn, năm 2010 là 13 vạn phòng.

d. Tăng cường hợp tác quốc tế; đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền quảng bá, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch; tạo thêm việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo; mở rộng diện ký và thực hiện tốt hiệp định hợp tác du lịch song phương và tham gia hiệu quả vào các tổ chức du lịch quốc tế. Xây dựng tiềm lực nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng như mạng lưới các cơ sở đào tạo du lịch. Đến năm 2010 tạo thêm 1,4 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp cho xã hội (trong đó đến năm 2005 tạo 22 vạn việc làm trực tiếp trong ngành du lịch, đến năm 2010 tạo 35 vạn việc làm trực tiếp. Nhân tố trên, đặc biệt là đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng là tiền đề quan trọng để đề ra định hướng phát triển du lịch trong giai đoạn mới.

3.1.3. Định hướng phát triển ngành du lịch Quảng Bình trong thời gian tới

Đến năm 2010, Du lịch Quảng Bình phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể sau: Tổng số lượng khách du lịch từ 1 đến 1,2 triệu lượt khách, trong đó có 30.000 lượt khách quốc tế; doanh thu du lịch đạt 400 tỷ đồng; nộp ngân sách 65 tỷ đồng; tỷ trọng du lịch chiếm 10% GDP của tỉnh; 170 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 3.300 phòng và trên 6.000 giường, trong đó có ít nhất 3 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao trở lên; nhân lực du lịch 6.000 người trong đó có 4.000 lao động trực tiếp và 2.000 lao động gián tiếp; thời gian lưu trú trung bình 1,5 ngày.

Ngành du lịch Quảng Bình xác định phát triển các loại hình du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động quảng bá sản phẩm của các khách sạn 2 sao ở thành phố đồng hới (Trang 95 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w