HẠCH TOÁN HAO MÒN VÀ KHẤU HAO TSCĐ HẠCH TOÁN HAO MÒN VÀ KHẤU HAO TSCĐ

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định tại trung tâm ứng dụng công nghệ mới và xây dựng công trình 768 đà nẵng (Trang 74 - 75)

IV. HẠCH TOÁN HAO MÒN VÀ KHẤU HAO TSCĐ

1. Khái niệm

+ Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần. Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần về mặt giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ theo thời gian, có thể do sử dụng hoặc không sử dụng.

+ Khấu hao TSCĐ là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ đã hao mòn, được tính vào giá trị sản phẩm sản xuất ra nhằm thu hồi vốn đầu tư để tái tạo lại TSCĐ khi TSCĐ tự hư hỏng một phần hoặc hoàn toàn, không sử dụng được nữa.

2. Phương pháp tính mức khấu hao TSCĐ

Việc tính khấu hao có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao nào là tùy thuộc quy định của nhà nước và chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Phương pháp khấu hao được lựa chọn phải đảm bảo thu hồi vốn nhanh, đầy đủ và phù hợp với khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp.

3. Công thức tình như sau

Mức khấu hao trung binh hằng năm của TSCĐ

Nguyên giá của TSCĐ Thời gian sử dụng =

Khấu hao TSCĐ theo năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao

Theo qui định chung để đơn giản cách tính thì TSCĐ tăng giảm trong tháng này thì tháng sau mới tính, hoặc thôi tính khấu hao. Vì vậy để xác định mức khấu hao phải tính của tháng này thì phải căn cứ vào tình hình tăng giảm TSCĐ tháng trước.

4. Hạch toán hao mòn và khấu hao TSCĐ

4.1. Hạch toán hao mòn TSCĐ

Hàng kỳ này được trích khấu hao TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh kế toán phải phản ánh hao mòn TSCĐ và chi phí khấu hao TSCĐ như sau :

Nợ TK 627 : “Chi phí sản xuất chung” Nợ TK 641 : “Chi phí bán hàng”

Nợ TK 642 : “Chi phí quản lý doanh nghiệp” Có TK 214 : “Hao mòn TSCĐ”

Đồng thời ghi nợ TK 009 : “Nguồn vốn khấu hao”

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định tại trung tâm ứng dụng công nghệ mới và xây dựng công trình 768 đà nẵng (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w