Phân bón cho cây trưởng thành

Một phần của tài liệu báo cáo “kỹ thuật canh tác cây sầu riêng tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre'''' (Trang 49 - 51)

3.5.4.3.1 Phân hữu cơ

Kết quả điều tra 9 hộ trồng sầu riêng tại huyện Chợ Lách cho thấy, đa số nông hộ nơi đây rất ít bón phân hữu cơ cho giai đoạn cây sầu riêng trưởng thành, chỉ có 11 % số hộ trồng vú sữa là có sử dụng phân hữu cơ với liều lượng là 10 kg/gốc/năm. Đa số nông hộ không sử dụng phân hữu cơ cho rằng, nguồn phân hữu cơ rất hiếm tại nơi đây.

3.5.4.3.2 Phân hóa học

Số lần bón phân còn tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây mà người ta có thể chia ra các giai đoạn bón phân khác nhau sao cho một cách cân đối và hợp lý nhất với nhu cầu của đất và cây trồng.

Kết quả điều tra 9 hộ canh tác sầu riêng tại huyện Chợ Lách đã có đa số nông hộ chia ra 2 lần bón phân trong năm vào giai đoạn sau thu hoạch và giai đoạn đậu trái để nuôi trái chiếm tỷ lệ 67 % tổng số hộ điều tra, còn lại khoảng 33 % nông hộ chia ra 3 lần bón: giai đoạn sau thu hoạch, trước ra hoa và giai đoạn đậu trái.

Số lần bón/năm Tỷ lệ Các giai đoạn Tỷ lệ

2 lần 67 % Sau thu hoạch 100 %

3 lần 33 % Trước ra hoa 56 %

Đậu trái 56 %

Ghi chú: n = 9

Bảng 7: Tỷ lệ phần trăm (%) số hộ trồng vú sữa qua số lần bón và các giai đoạn bón phân tại Chợ Lách – Bến Tre, 2010.

Lượng bón

Theo nhóm chúng tôi điều tra 9 nông hộ canh tác sầu riêng tại huyện Chợ Lách thì lượng phân bón tring bình mà nhà vườn sử dụng để cung cấp cho vườn sầu riêng qua từng giai đoạn như sau:

 Giai đoạn sau thu hoạch:

Kết quả điều tra cho thấy, ở giai đoạn này 100 % nông hộ thường bón N – P – K: 20 – 20 – 15 cùng với phân urê. Theo kết quả ghi nhận được tại các nông hộ thì đây là giai đoạn cần phải cung cấp cho cây nhiều đạm hơn các loại phân bón khác để cây phục hồ dinh dưỡng đã mất sau thời gian cho trái vụ trước. Do đó trong giai đoạn này cần chú ý bón đạm nhiều hơn để cây phục hồi, ra lá, đọt mới chuẩn bị ra trái vụ sau.

 Giai đoạn trước khi ra hoa

Sau khi thống kê kết quả điều tra tại 9 hộ canh tác vườn sầu riêng tại huyện Chợ Lách cho thấy, ở giai đoạn trước khi ra hoa đa số nông hộ điều bón phân N – P – K với tỷ lệ trung bình là 1,5 : 2,7 : 1,6. Điều đó chứng tỏ nông hộ đã có ý thức được việc nên bón phân lân nhiều hơn lượng đạm. Bởi vì trong giai đoạn này nhu cầu lưu lượng phân lân cần cung cấp nhiều hơn, thúc đẩy sự hình thành mầm hoa, nếu đạm nhiều quá chỉ làm giảm chỉ số C/N, chỉ kích thích cây sinh trưởng mà không phát triển, ra hoa.

 Giai đoạn đậu trái và phát triển trái

Sau khi điều tra 9 hộ canh tác vườn sầu riêng tại huyện Chợ Lách, nhóm chúng tôi đã tiến hành phân tích và thống kê số liệu. Kết quả cho thấy ở giai doạn này đa số nông hộ bón phân N – P – K với tỷ lệ trung bình là 1,8 : 1,8 : 1,9 và bổ sung thêm K2SO4. Từ kết quả của cả 3 giai đoạn chứng tỏ 2 giai đoạn trên nhu cầu cung cấp đạm và lân nhiều hơn. Chuyển sang giai đoạn 3 thì khác, nhu cầu cung cấp kali lại nâng cao hơn. Do kali có khả năng gia tăng phẩm chất trái trong lúc trái đang trong giai đoạn phát triển.

Thời kỳ bón Liều lượng trung bình (g/cây) Tỷ lệ dạng phân (%)

N P2O5 K2O N P2O5 K2O

Sau thu hoạch 2110 500 375 2,2 2,2 1,7

Trước ra hoa 260 520 300 1,5 2,7 1,6

Đậu trái 266 300 353 1,8 1,8 1,9

Ghi chú: n = 9

Bảng 8. Tỷ lệ phần trăm số hộ trồng sầu riêng qua thờii kỳ bón và liều lượng bón trung bìinh dạng phân (g/cây) tạii Chợ Lách – Bến Tre, 2010.

Một phần của tài liệu báo cáo “kỹ thuật canh tác cây sầu riêng tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre'''' (Trang 49 - 51)