3.4.1 Khoảng cách, mật độ, kiểu trồng
Theo kết quả điều tra tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre cho thấy đa số nông hộ trồng sầu riêng chọn khoảng cách 6-8m. Trong đó 80% nông hộ trồng với khoảng cách là 8m, và 20% là trồng với khoảng cách là 6m. Mật độ trồng 12-14 cây trên 1000m2 . Đa số nông dân trồng theo kiểu này vì tận dụng được hết diện tích đất trồng cũng như điều kiện tối ưu (ánh sang, đất…) để cây sầu riêng phát triển. Về kiểu trồng tất cả nông dân chọn kiểu trồng thẳng đứng vì theo kinh nghiệm canh tác của bà con thì cây trồng đứng cho tán tròn đều, khi lớn mang nhiều trái cũng không sợ bị đỗ ngã hoặc tét nhánh. Còn cây trồng nghiêng sẽ dễ bị trốc gốc khi có gió lớn, mưa to hoặc khi trái sẽ cũng bị tét nhánh.
Chỉ tiêu Tỉ lệ (%) Khoảng cách 6m 20 8m 80 Mật độ (cây/ công) 10 – 12 15 14 – 18 75 15 – 30 10 Kiểu trồng Đứng 100 Nghiêng 0 Ghi chú: n = 9
Bảng 3. Tỉ lệ (%) số hộ điều tra qua khoảng cách, mật độ, kiểu trồng sầu riêng tại huyện Chợ Lách, Bến Tre, 2010.
3.4.2 Kích thước mô, hố
Kết quả điều tra các hộ trồng sầu riêng tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, đa số bà con đều trồng sầu riêng bằng mô khoảng 100% tổng số hộ. Về kích thước mô hầu hết bà con đều đắp mô, trung bình chiều cao khoảng 0.8-1m, trung bình chiều rộng khoảng 1,2-1,5m. Vì cây sầu riêng là cây lâu năm. Về xử lý mô trước khi trồng, phần lớn bà con đều không xử lý mô, khoảng 10% số hộ có xử lý vì đa số bà con cho rằng cây sầu riêng rất dễ trồng nên không cần thiết xử lý mô cho tốn kém, mất công.
Chỉ tiêu Tỉ lệ (%) Đắp mô
Có 100
Không 0
Kích thước mô (cm)
Chiều cao mô
80 35 100 65 Bề rộng mô 100 60 120 40 Xử lí mô Có 10 Không 90 Ghi chú: n =9
Bảng 4: Tỉ lệ (%) số hộ điều tra qua đắp mô, kích thước mô và xử lí mô trước khi trồng tại huyện Chợ Lách, Bến Tre, 2010.
3.5 Kỹ thuật chăm sóc
3.5.1 Tạo tán, tỉa cành
Theo Trần Thế Tục và ctv., (1998) thì cần cắt tỉa cành tạo tán cho cây con từ ban đầu để dễ chăm sóc, để quản lý và tạo sự thông thoáng. Bên cạnh đó theo định kỳ hang năm, sau khi thu hoạch nhà vườn càng phải nên tỉa cành tạo tán, ức chế quá trình tăng trưởng và nâng cao hoạt động phát triển cơ quan sinh sản để dễ dàng tiến hành xử lý ra hoa.
Song song với điều đó, sau mỗi vụ thu hoạch ta càng nên vệ sinh vườn sạch sẽ bằng cách tỉa bỏ những cành mọc đứng trong tán, cành vượt, cành sâu bệnh, cành già cỗi, cành phụ ốm yếu mọc liên tiếp trên cùng một cành chính. Hoặc cành mọc gần mặt đất, giảm chiều cao của cây còn lại khoảng 4 – 4,5 m bằng cách tỉa thấp những cành chính. Đồng thời, vì hoa và trái sầu riêng chỉ phát triển trên những cành lớn nên ta cần tiến hành tỉa bỏ những cành nhỏ che khuất lẫn nhau, tạo cho tán cây
thông thoáng nhận được nhiều ánh sáng, giúp cho sự thụ phấn được dễ dàng và trái phát triển tốt (Coronel, 1986 được trích dẫn bởi Trần Văn Hâu, 2008).
Một đặc điểm của cây sầu riêng mà có một số cây ăn trái khác không có. Đó chính là trái sầu riêng mọc ngay trên cành chính và chỉ có những cành mọc dang rộng ra mới cho nhiều trái. Còn những cành chỉ mọc thẳng đứng lên thì không bao giờ cho trái theo ý muốn. Bởi vậy công tác tạo tán là một điều rất quan trọng. Nhiều nhà vườn còn sử dụng đá to cột chặt vào nhánh của cây sầu riêng để những nhánh lớn này dang tay rộng ra, tạo điều kiện thuận lợi để trái phát triển.
Đối với những cây già cỗi cho trái nhiều năm, lá nhỏ, trái nhỏ lại, chậm phát triển, sâu bệnh,… Để trẻ hóa vườn sầu riêng với tình trạng như thế này cần cưa bỏ một số cành trên cây để phát triển cành mới. Tùy vào tình trạng cây sầu riêng hiện tại. Thông thường thì sẽ tỉa bỏ từ 30 – 60 % tổng số cành/cây. Những cành mới này sẽ cho trái tốt hơn, lớn hơn vào các vụ sau.
Qua quá trình điều tra ta thấy có 89 % (9) hộ tiến hành tỉa cành, tạo tán và còn lại là 11 % hộ không áp dụng phương pháp này. Điều này cho thấy đa phần các hộ nông dân đã biết được tầm quan trọng của việc tỉa cành, tạo tán trong quá trình chăm sóc cây con cũng như sau thu hoạch đối với việc canh tác loại cây ăn quả lâu năm này. Nhưng cũng còn tồn tại 1 hộ trong tổng số 9 hộ điều tra không áp dụng biện pháp tỉa cành, tạo tán trong công tác chăm sóc cây sầu riêng. Do họ cho rằng tỉa cành, tạo tán sẽ làm cho cây bị suy kiệt và chết. Tuy nhiên họ không hiểu được một vấn đề quan trọng là còn tùy vào tình trạng cây trồng mà có tỷ lệ tỉa cành sau cho phù hợp. Điều này cũng phản ánh một phần ở kiến thức về kỹ thuật canh tác của người dân ở đây
3.5.2 Bồi líp, đắp mô
Đây là một thao tác không kém phần quan trọng trong việc chăm sóc vườn cây sầu riêng. Theo định ký, ít nhất là mỗi năm một lần nhà vườn phải bồi líp thêm và đắp lại mô để cung cấp góp phần cải tạo đất. Đồng thời, thay đổi nguồn dinh dưỡng cho cây, bổ sung chất hữu cơ cho đất, giúp cây trồng hấp thụ và phục hồi sau mỗi vụ sai trái.
Theo kết quả điều tra 9 hộ canh tác sầu riêng tại địa bàn huyện Chợ Lách (Bến Tre) thì cũng đã có 9 hộ thực hiện bồi líp, đắp mô hàng năm chiếm tỷ lệ là 100 %. Tuy nhiên, thời gian bồi líp, cũng như số lần bồi và lượng bồi thêm cũng khác nhau qua mỗi hộ, còn tùy vào tình trạng đất canh tác. Dựa vào biểu đồ thống kê bên dưới, ta thấy có 7 hộ bồi liếp theo định kỳ 1 lần/năm chiếm tỷ lệ 78 %, 1 hộ nữa năm một lần và 1 hộ 2 năm một lần chiếm tỷ lệ 11 % trong tổng số 100 % của 9 hộ điều tra được. Tùy theo lượng bùn mà ta có và mức độ rửa trôi trên mặt líp mà chiều cao bồi liếp cũng khác nhau, dao động từ 2 – 5. Ta không nên bồi bùn quá dày vì có thể gây ngạt làm rễ không hô hấp được và cây sẽ chết.
3.5.3 Quản lý nước
Để cây sầu riêng phát triển nhanh hơn, công đoạn tưới nước đầy đủ là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, nếu vườn sầu riêng chưa có đê bao ngăn lũ thì phải bố trí hệ thống thoát nước tốt vì cây sầu riêng không chịu được ngập úng. Nhưng khi thực hiện điều tra tại Chợ Lách thì đây là một vùng đất tương đối dồi dào về lưu lượng
Hình 3.8 Phần trăm (%) số hộ với số lần bồi liếp cho các vườn sầu riêngđiều tra được tại Chợ Lách – Bến Tre, 2010.
nước ngọt, đồng thời lượng mưa hàng năm cũng đủ để phục vụ cho công tác tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp. Điều này được làm sáng tỏ hơn khi trong 6/9 hộ có quản lý nước thì đã có 4 hộ không cần tưới vào mùa mưa, còn lại 2/6 hộ chỉ tưới vào mùa mưa khi 2 ngày liện tục không có mưa. Như vậy chỉ có 3 hộ không thực hiện quản lý nước khi canh tác vườn sầu riêng. Một phần là do thiếu thốn nhân lực. Bên cạnh đó, nguồn nước dồi dào từ các con sông và có hệ thống cống, bọng hoàn chỉnh cũng là một nguyên nhân khiến cho 3/9 nhà vườn không thực hiện quản lý nước.
3.5.4 Phân bón
3.5.4.1 Bón lót
Kết quả điều tra tại các nông hộ thuộc huyện Chợ Lách cho thấy có 5/9 hộ tiến hành bón lót cho cây, trong đó có 2 hộ bón phân chuồng, 3 hộ còn lại là bón kết hợp giữa phân hữu cơ và vô cơ như: 15kg hữu cơ + vôi bột/ 1 gốc hoặc phân N – P – K: 16 – 16 – 8 + Ure hoặc phân chuồng + phân lân. Như vậy đã có 4/9 hộ không tiến hành bón lót. Điều này rất có nguy cơ gây cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất, khiến đất ngày càng bạc màu sau những mùa vụ sầu riêng sai trái.
Bón lót Tỷ lệ (%) Loại phân bón lót Tỷ lệ (%)
Có 56 Hữu cơ 40
không 44 Vô cơ 60
Hình 3.9 Phần trăm (%) số hộ có và không thực hiện quản lý nước ở các vườn sầu riêng điều tra tại Chợ Lách – Bến Tre. 2010.