Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa lai ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và thiết lập quy trình sản xuất hạt lai f1 của một số tổ hợp lúa lai hai dòng có năng suất, chất lượng cao (Trang 43 - 46)

- Việt Nam bắt ñầu nghiên cứu lúa lai vào những năm 1980, tại viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, Viện lúa ðồng bằng sông Cửu Long và Viện Di truyền. Nguồn vật liệu ñể nghiên cứu chủ yếu nhập từ Viện lúa quốc tế IRRI. ðến năm 1990, lúa lai F1 ñược nhập nội từ Trung Quốc ñể gieo trồng

ở một số xã miền núi ñã có năng suất rất cao. Năm 1994, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết ñịnh thành lập Trung tâm Nghiên cứu lúa lai thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam thì công tác nghiên cứu lúa lai ñược ñịnh hướng rõ ràng. Các dòng bất dục ñực tế bào chất, dòng duy trì và dòng phục hồi nhập nội từ Trung Quốc và IRRI ñã ñược ñánh giá ñầy ñủ

và nhiều thực nghiệm sản xuất hạt lai F1 ñược triển khai ở các ñịa phương. Từ ñó diện tích lúa lai ñược tăng lên nhanh chóng: từ 10 ha năm 1990 lên 100 ha năm 1991 ñến 2003 ñạt 600.000 ha, năm 2004 ñạt 650.000 ha (trích theo Nguyễn Thị Trâm, 2005) [29].

- Sản xuất hạt lai F1: ñến nay Việt Nam ñã nhập nội các tổ hợp lai có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với ñiều kiện của các vùng ñể phục

vụ sản xuất ñại trà ở các tỉnh phía Bắc. Chúng ta ñã có bộ giống lúa lai khá ña dạng cho các vụ lúa ở Miền Bắc. Vụ mùa có: Bồi tạp sơn thanh, Bồi tạp 49, Bắc ưu 903, Bắc ưu 64, Bắc ưu 253; Vụ xuân có: D ưu 527, Nhị ưu 63, Nhị ưu 838, Khải phong 1, Vân Quang 14, Nghi Hương 2308 và rất nhiều tổ hợp lai mới ñang khảo nghiêm [19][21].

Quy trình nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt lai F1 của một số tổ hợp ñã hoàn thiện và năng suất hạt lai tăng lên rõ rệt (Nguyễn Trí Hoàn, 2003) [10]. Nhiều tổ hợp lúa lai nhập của Trung Quốc ñã ñược sản xuất hạt lai ở Việt Nam như Bác ưu 903, Bác ưu 64, Bác ưu 253, Nhị ưu 838, D ưu 527. Các giống lúa lai hai dòng chọn tạo tại Việt Nam (TH3-3, TH3-4, HC1, HYT102, HYT103, Việt Lai 20, Việt Lai 24) có năng suất hạt lai ñạt 2- 4 tấn/ha.

Công tác sản xuất hạt lai trong nước ñược quan tâm ñúng mức. Theo tổng kết của trung tâm khuyến nông quốc gia, năm 2006 có tới 26 ñơn vịñăng kí sản xuất lúa lai với diện tích 1.300 ha. Các giống chủ lực ñược sản xuất trong nước là TH3-3, Việt Lai 20, HYT83, HYT100, hầu hết các tổ hợp có bố

mẹ trỗ bông trùng khớp nên ñã cho năng suất khá cao, bình quân ñạt 2,3 tấn/ha, có những nơi ñạt tới 3 - 3,5 tấn/ha (Phạm ðồng Quảng, 2006)[21].

- Nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai mới

Công tác nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai ở Việt Nam ñược thúc ñẩy mạnh mẽ. Các ñơn vị nghiên cứu ñã tập trung thu thập, ñánh giá các dòng bất dục ñực nhập nội kết hợp với sử dụng các phương pháp chọn giống truyền thống như: lai hữu tính, gây ñột biến ñể tạo các dòng bất dục ñực và dòng phục hồi mới phục vụ công tác chọn tạo giống lúa lai. Các kết quả nghiên cứu

ñã xác ñịnh ñược các dòng vật liệu bố mẹ thích ứng với ñiều kiện sinh thái miền Bắc và có khả năng cho ưu thế lai cao như các dòng mẹ: BoA-B,

IR58025A-B, T1S-96, T103S, TGMS3, TGMS6, …Các dòng bố R3, R4, R5,

R20, R24, RTQ5, R100…[11]. Công tác nghiên cứu, chọn tạo lúa lai hai dòng

ñặc ñiểm của các dòng TGMS, tiến hành lai thử ñể tìm các tổ hợp lai cho ưu thế lai cao, ứng dụng nuôi cấy hạt phấn ñểñẩy nhanh quá trình làm thuần các dòng bố mẹ, xây dựng quy trình nhân dòng bất dục và sản xuất hạt F1. Một số

tác giả ñã nghiên cứu về bản chất di truyền và khả năng phối hợp của một số

vật liệu bố mẹ, Viện sinh học nông nghiệp - Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội ñã tạo ñược một số dòng TGMS và PGMS có giá trị sử dụng ñể phát triển lúa lai hai dòng. Dòng T1S-96, là dòng mẹ của TH3-3, TH3-4 (giống quốc gia) và một số tổ hợp khảo nghiệm có triển vọng: TH3-5, TH3-6, TH3-2. Dòng P5S là dòng bất dục ñực mẫn cảm quang chu kỳ ngắn với ngưỡng chuyển ñổi tính dục là 12 giờ 16 phút và tổ hợp lai TH5-1 (P5S/R1) có thời gian sinh trưởng ngắn và có ưu thế lai cao [30].

Theo Phạm ðồng Quảng (2006)[21] hiện nay Việt Nam ñã chọn ñược 20 dòng TGMS, tuy nhiên chỉ có dòng T1S-96 và 103S ñang ñược sử dụng rộng rãi trong việc chọn tạo các tổ hợp lúa lai hai dòng mới, các dòng này cho con lai có thời gian sinh trưởng ngắn, chất lượng gạo ngon, ñặc biệt dễ sản xuất hạt lai, năng suất hạt lai cao, giá thành hạ.

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn dự thảo kế hoạch phát triển lúa lai ở giai ñoạn 2006 - 2010 như sau: diện tích tăng dần từ 50.000 - 100.000ha/năm. Sản xuất hạt F1 trong nước ñáp ứng 70% nhu cầu sử dụng lúa lai thương phẩm. ðến năm 2010 diện tích lúa lai khoảng 1 triệu ha, năng suất bình quân 65 – 70 tạ/ha, ưu tiên sử dụng những giống lúa lai có năng suất cao chất lượng tốt ñược chọn tạo trong nước [11].

Từ những vấn ñề ñã nêu ra trên ñây, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu gây tạo các dòng bố mẹ, các tổ hợp lúa lai hai dòng có năng suất cao, chất lượng tốt là rất cần thiết trong giai ñoạn hiện nay. ðể góp phần vào mục tiêu trên, chúng tôi tiến hành ñề tài: “Tuyn chn và thiết lp quy trình sn xut ht lai F1 ca mt s t hp lúa lai hai dòng có năng sut và cht lượng cao”.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và thiết lập quy trình sản xuất hạt lai f1 của một số tổ hợp lúa lai hai dòng có năng suất, chất lượng cao (Trang 43 - 46)