Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Thực trạng bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái ngoại nuôi theo hình thức trang trại ở huyện từ sơn, tỉnh bắc ninh và thư nghiệm điều trị (Trang 71 - 74)

5.1. Kết luận

Dựa vào những kết quả thu đ−ợc, chúng tôi có thể rút ra đ−ợc những kết luận sau:

1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình

trang trại tại huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh là khá cao:trung bình 48,16%, dao động từ 39,45 tới 57,64% và tỷ lệ mắc bệnh cao tập trung ở đàn nái đẻ lứa đầu và đàn nái đẻ nhiều lứa (lứa 6 trở đi).

2. Bệnh viêm tử cung ở lợn nái mẹ có mối quan hệ thuận đối với hội

chứng tiêu chảy ở đàn lợn con trong thời gian bú sữa.khi điều trị bệnh lợn con ỉa phân trắng ở các đàn lợn con có lợn mẹ bị mắc bệnh viêm tử cung thì nên kết hợp điều trị cả mẹ và con sẽ có kết quả cao nhất.

3. Trong dịch tử cung âm đạo lợn nái khoẻ mạnh sau đẻ 12 - 24 giờ có

73,33% số mẫu bệnh phẩm phát hiện thấy E.col ; 86,87% có Staphylococcus ;

80,00% có Streptococus và 66,67% phát hiện thấy Salmonella. Khi tử cung

âm đạo bị viêm 100% số mẫu bệnh phẩm xuất hiện các vi khuẩn kể trên và xuất hiện thêm loại vi khuẩn Pseudomonas với tỷ lệ 25,00%. Đồng thời số l−ợng của từng loại vi khuẩn kể trên cũng tăng lên gấp nhiều lần.

4. Những vi khuẩn phân lập đ−ợc từ dịch viêm của tử cung, âm đạo lợn nái sữa có tỷ lệ mẫn cảm với thuốc không cao. Trong đó cao nhất là Ciprofloxacin, Norfloxacin, Ampicillin và Ofloxacin, một số thuốc kháng sinh thông dụng hay dùng trong thực tiễn sản xuất nh− Streptomycin, Penicillin hầu nh− không mẫn cảm với các vơí các loại vi khuẩn phân lập đ−ợc từ dịch viêm tử cung âm đạo lợn nái

5. Để chọn thuốc thích hợp điều trị bệnh viêm tử cung, âm đạo lợn nái sữa có thể dùng mẫu bệnh phẩm là dịch viêm tử cung, âm đạo để kiểm tra kháng sinh đồ trực tiếp

6. Khi lợn nái bị viêm tử cung dùng chế phẩm Hanprost tiêm d−ới da một lần với liều 0,7 ml/con kết hợp với thụt tử cung bằng dung dịch Lugol 0,1% liều 200ml ngày một lần, làm 3-5 ngày cho hiệu quả điều trị cao thời gian điều trị ngắn, thời gian động dục lại nhanh và tỷ lệ có thai cao ở lần phối đầu.Đặc biệt có thể áp dụng ngay biện pháp này sau 24h khi lợn mới sinh thì có hiệu quả cao đối với bệnh viêm tử cung.

7.Đ0 xây dựng đ−ợc qui trình phòng bệnh viêm tử cung:vệ sinh chuồng trại tốt, đỡ đẻ đúng kỹ thuật

- Tiêm Terramycin*/LA cho nái với liều 1ml/10kg thể trọng 8h tr−ớc

khi sinh.

- Ngay sau khi sinh tiêm bắp 1,5ml Hanprost

- Sau khi sinh 24h thụt vào tử cung 500ml dung dịch Lugol 0,1%, thụt 3 lần, mỗi lần cách nhau 24h.

5.2. Đề nghị

1. Cần tiếp tục theo dõi tình hình lợn nái mắc bệnh viêm tử cung của các trại để có biện pháp phòng trị kịp thời.

2. Đề nghị nâng cao hơn nữa các quy trình vệ sinh chăm sóc cho đàn lợn nái sinh sản để hạn chế khả năng mắc các bệnh sinh sản, đặc biệt là bệnh viêm tử cung.

3. Trong quá trình thực tập chúng tôi nhận thấy dùng Hanprost kết hợp với dung dịch Lugol 0,1% để phòng và trị bệnh viêm tử cung cho hiệu quả rất cao. Đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu và đ−a vào sử dụng rộng r0i trong thực tiễn sản xuất.

4.Cần cảnh báo tới các trang trại nuôi lợn nái sinh sản là việc can thiệp bằng tay thô bạo khi lợn đẻ, chính là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm tử cung.

Một phần của tài liệu Thực trạng bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái ngoại nuôi theo hình thức trang trại ở huyện từ sơn, tỉnh bắc ninh và thư nghiệm điều trị (Trang 71 - 74)