Nhóm chỉ số về khả năng sinh lờ

Một phần của tài liệu phân tích tài chính doanh nghiệp (Trang 40 - 42)

III. phân tích Thực trạng tình hình tài chính của Công ty xây dựng 34 giai đoạn 1999-

2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính và tỷ lệ tài chính chủ yếu

2.2 Nhóm chỉ số về khả năng sinh lờ

Nhìn vào bảng 7 ta thấy: Hệ số sinh lợi doanh thu cho biết trong 1000đ doanh thu có 0.0079đ lợi nhuận năm 1999, 0.0042đ lợi nhuận năm 2000, 0.0037đ lợi nhuận năm 2001. Để xem xét nguyên nhân thay đổi lợi nhuận công ty ta có biểu tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng, giá vốn hàng bán trên tổng doanh thu:

Biểu 4: Tỷ trọng của chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và giá vốn hàng bán so với tổng doanh thu

Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001

1.Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.93% 2.92% 2.3%

2. Chi phí bán hàng 0.58%

Nh vậy, trong ba năm liền giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu (trên 90%), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp i chiếm tỷ lệ rất thấp trên tổng doanh thu (năm 2001 do công ty thực hiện thêm kinh doanh thơng mại mặt hàng nguyên vật liệu đó là xi măng nên chi phí bán hàng chiếm 0.58% trong tổng doanh thu). Trong khi đó, tốc độ tăng của doanh thu thuần lại nhỏ hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 2,97% năm 2000 (so với năm 1999), 0,17% năm 2001 (so với năm 2000), do vậy, tỷ trọng lợi nhuận sau thuế so với tổng doanh thu của doanh nghiệp giảm dần: năm 1999 là 0,77%, năm 2000 là 0,42%, năm 2001 là 0,37% (dù năm này tăng lên về số tuyệt đối là 18 097 365 đồng (tăng 9,81% so với năm 2000)).

Hệ số sinh lợi vốn (tài sản) là một chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu t. Cứ một đồng vốn tạo ra đợc 0,0115 đồng lợi nhuận năm 1999, 0,0039 đồng năm 2000 và 0,0044 đồng năm 2001. Điều đó cho thây, năm 2000 doanh lợi vốn giảm 66.06% là do tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế là 41.99% nhỏ hơn tốc độ tăng của tài sản 70.58% chứng tỏ đồng vốn của doanh nghiệp năm này sử dụng không có hiệu quả bằng năm 1999. Sang năm 2001 doanh lợi vốn tăng 12.82% là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế là 9.81% trong khi đó tài sản của doanh nghiệp giảm 4.62%, điều đó cho thấy đồng vốn của doanh nghiệp trong năm 2001 sử dụng là có hiệu quả hơn.

Doanh lợi vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và đợc các nhà đầu t đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu t vào công ty. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu cũng thuộc một trong số các mục tiêu quan trọng của hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. Hệ số này ngày càng giảm theo các năm (năm 1999 là 0,095, năm 2000 là 0,055, năm 2001 là 0,028). Nguyên nhân là do năm 2000 lợi nhuận sau thuế giảm với tốc độ là 41,99% trong khi đó vốn chủ sở hữu giảm với một tốc độ (0,7%) nhỏ hơn tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế là 41,29%. Sang năm 2001, tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế tuy có tăng nhng lại tăng với tốc độ (9,81%) chậm hơn tốc độ tăng cuả vốn chủ sở hữu (120,98%) là 111, 17%. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả (chủ yếu là doanh nghiệp phải huy động vốn từ bên ngoài nh phải trả ngời bán , phải trả ngân hàng, phải trả khác ). Nh… ng doanh nghiệp vấn thiếu tài sản cố định để hoạt động nên năm 2001 dù vốn chủ

sở hữu tăng rất cao nhng chủ yếu dùng nhiều vào việc đi thuê tài sản với một chi phí thuê cao lại không đợc chủ động về mặt thời gian, từ đó làm cho nhiều công trình hoàn thành không đúng thời hạn.

Tỷ lệ lợi nhuận gộp kinh doanh của công ty cũng đang có xu hớng giảm do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần là 2,97% năm 2000 so với năm 1999; 0,17% năm 2001 so với năm 2000.

Một phần của tài liệu phân tích tài chính doanh nghiệp (Trang 40 - 42)