Vật liệu và ph−ơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của 2 nhóm cà chua sinh trưởng vô hạn và hữu hạn đối với điều kiện của 2 vụ thu đông và xuân hè tại gia lâm hà nội (Trang 39 - 45)

3.1 Vật liệu

Nghiên cứu 35 tổ hợp lai cà chua do Trung tâm Nghiên cứu và phát triển rau chất l−ợng cao, Đại học Nông nghiệp I đ−a ra, đ−ợc chia thành 2 nhóm:

• Nhóm sinh tr−ởng hữu hạn (18 tổ hợp): I25, I06, I07, I09, I10, I11, I12,

I13, I14, I38, I39, I42, I45, I46, I05, C214, E209, E156. Giống đối chứng là HT7.

• Nhóm sinh tr−ởng vô hạn (17 tổ hợp): M04, M05, N12, N13, N14, N16,

E178, E179, E309, E213, I30, I37, I48, I41, H01, H02. Giống đối chứng là P375.

3.2. Nội dung nghiên cứu

• Đánh giá tình hình sinh tr−ởng, phát triển của các tổ hợp lai cà chua

trong các thời vụ khác nhau.

• Đánh giá đặc điểm ra hoa đậu quả của các tổ hợp trong các tổ hợp khác

nhau.

• Đánh giá khả năng chống chịu virus và bệnh héo xanh trên đồng ruộng

của các tổ hợp ở các thời vụ khác nhau.

• Đánh giá khả năng chịu nóng của các tổ hợp thông qua tỷ lệ đậu quả và

độ hữu dục hạt phấn (vụ Xuân hè).

• Đánh giá một số chỉ tiêu về hình thái, chất l−ợng quả của các tổ hợp

trong các thời vụ khác nhau.

3.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.3.1. Thời gian nghiên cứu

3.3.2. Địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm đ−ợc tiến hành tại khu thí nghiệm khoa Nông học, tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

3.4. Cách bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm đ−ợc bố trí theo ph−ơng pháp đánh giá: ngẫu nhiên, không nhắc lại. Giống đối chứng đ−ợc bố trí xen vào công thức thí nghiệm.

Mỗi ô thí nghiệm có diện tích= 7,5 m2,trồng 22 cây, khoảng cách cây -

cây : 45 cm, hàng -hàng: 55 cm. 3.5. Các chỉ tiêu theo dõi

3.5.1. Các giai đoạn sinh tr−ởng của cây cà chua trên đồng ruộng

• Thời gian từ trồng đến ra hoa: 70% số cây nở hoa chùm 1 (ngày).

• Thời gian từ trồng đến đậu quả: 70% số cây đậu quả chùm 1 (ngày).

• Thời gian từ trồng đến bắt đầu chín: 30% số cây có quả chín ở chùm 1

(ngày).

• Thời gian từ trồng đến chín rộ: 80% cây có quả chín (ngày). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Thời gian từ trồng đến kết thúc thu hoạch (ngày).

3.5.2. Cấu trúc cây

• Chiều cao cây cuối cùng : đo bằng th−ớc dây từ cổ rễ đến đỉnh sinh

tr−ởng (cm).

• Chiều cao từ gốc đến chùm quả 1: đo bằng th−ớc dây (cm).

• Số đốt từ gốc đến chùm hoa 1 (đốt).

• Số đốt trên thân chính, chiều dài trung bình đốt.

• Dạng chùm hoa: Đơn giản, trung gian và phức tạp.

• Đặc điểm nở hoa: tập chung, rải rác.

3.5.3. Tình hình nhiễm bệnh hại

• Bệnh do virus

Triệu chứng nặng: cây xoăn lùn, nhiều lá khảm, xoăn và biến vàng. Triệu chứng nhẹ: lá ngọn khảm và xoăn nhẹ.

• Bệnh héo xanh vi khuẩn.

3.5.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

• Tỷ lệ đậu quả: mỗi cây theo dõi 5 chùm, tính tỷ lệ đậu quả trên từng

chùm và tỷ lệ đậu quả trung bình.

• Tỷ lệ hạt phấn hữu dục (ở vụ Xuân hè): tiến hành lấy hoa ở 3 chùm 3, 4,

5 của các cây trong thí nghiệm, nhộm màu hạt phấn bằng KI 1% và đếm hạt phấn ở 3 lần lấy mẫu khác nhau, trên 10 tr−ờng.

Hạt phấn hữu dục: đếm số hạt tròn, bắt màu nâu sẫm.

Hạt phấn bất dục bao gồm: hạt phấn di hình, méo mó, bắt màu nhạt hoặc không bắt màu; hạt phấn có dạng tròn nh−ng bắt màu nhạt hoặc không bặt màu.

• Số chùm quả/cây: đếm tổng số chùm quả.

• Số l−ợng quả/cây : đếm số quả lớn và số quả nhỏ.

• Khối l−ợng trung bình quả (g).

• Năng suất cá thể = khối l−ợng quả lớn* số quả lớn + khối l−ợng quả

nhỏ*số quả nhỏ (g/cây).

3.5.5. Một số chỉ tiêu về hình thái quả

• Màu sắc quả chín: vàng, đỏ vàng, đỏ bình th−ờng, đỏ cờ, đỏ thẫm.

• Các chỉ số hình dạng quả: I=H/D trong đó I :chỉ số hình dạng quả

H: chiều dài quả D: đ−ờng kính quả

• Độ dày thịt quả: đo bằng th−ớc panme (mm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Số hạt/quả

• Độ −ớt thịt quả: dùng dao cắt ngang quả và quan sát

Ướt : mặt thịt quả −ớt, nghiêng không có dịch quả chảy ra. Khô nhẹ : mặt thịt quả lấm tấm dịch quả.

Khô : mặt thịt quả ráo n−ớc.

• Đặc điểm thịt quả

3.5.7. Một số chỉ tiêu về phẩm vị ăn t−ơi, độ Brix

• Phẩm vị ăn t−ơi

+ Khẩu vị nếm: ngọt đậm, ngọt, ngọt dịu, nhạt, chua dịu, chua. + Đánh giá h−ơng vị: Có h−ơng, không rõ.

• Độ Brix của quả.

3.6. Kỹ thuật trồng trọt

3.6.1. Thời vụ

Vụ Thu đông: Gieo ngày 19/08/2006.

Trồng ra ruộng ngày 16/09/2006.

Vụ Xuân hè: Gieo ngày 28/01/2007.

Trồng ra ruộng ngày 01/03/2007.

* Cây con

Chuẩn bị hạt giống gieo: Chọn hạt mẫu giống có tỉ lệ nảy mầm cao>80%. - Cây con đ−ợc gieo trong khay bầu, áp dụng các biện pháp phun phòng trừ sâu bệnh kịp thời, đảm bảo cây con đủ tiêu chuẩn khi đem trồng.

*Giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất.

- Làm đất: Thí nghiệm cà chua đ−ợc trồng trên đất thịt nhẹ cầy bừa kỹ, làm sạch cỏ dại

- Lên luống:

+ Luống rộng 1,45m; sâu 30cm.

+ Mật độ trồng 2 hàng, hàng cách hàng 55 cm, cây cách cây 45cm - Bón phân: Quy trình bón trong thí nghiệm (tính cho 1 ha) nh− sau: + L−ợng bón:

Phân chuồng hoai mục 12 tấn + 650kg lân + 340kg kali + 360kg đạm ure. + Cách bón: Chia bốn thời kỳ bón:

Bón thúc lần 1: Sau khi cây hồi xanh 7- 8 ngày sau trồng, bón 10% lân và 10% đạm.

Bón thúc lần 2: Khi cây ra hoa rộ, bón 40 % lân, 30% đạm và 30% kali. Bón thúc lần 3: Khi quả rộ, bón 30% đạm và 40% kali.

Bón thúc lần 4: Sau khi thu hoạch quả đợt 1, bón 30% đạm và 30% kali. - Chăm sóc.

+ T−ới n−ớc: Sau khi trồng cần t−ới n−ớc một ngày 2 lần (sáng- chiều), đảm bảo cho cây hồi xanh trong tuần đầu, sau đó tuỳ từng điều kiện thời tiết mà có l−ợng t−ới và cách t−ới khác nhau.

+ Vun xới:

Lần 2: Làm cỏ và vun gốc kết hợp với bón phân lần 2.

Sau lần 2 vun xới thì làm cỏ bằng tay không xới sáo tránh làm tổn th−ơng đến bộ rễ tạo điều kiện cho sâu bệnh xâm nhập và phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Làm cỏ: Làm sạch cỏ khi vun xới và sau khi vun xới.

+ Cắm giàn, buộc dây, tỉa cành. Khi cây đạt chiều cao 30-40 cm thì làm giàn hình chữ A.

+ Buộc cây: Dùng dây mềm buộc cây tựa nhẹ vào giàn, mối buộc đầu tiên ở chùm hoa thứ nhất.

+ Tỉa cành: Cây cà chua chỉ để lại hai thân gồm 1 thân chính và một thân phụ phát triển từ nhánh mọc ngay d−ới chùm hoa thứ nhất. Sau đó trên mỗi thân chỉ để 2 nhánh, tạo thành 4 ngọn. Tỉa bỏ các nhánh mọc từ nách lá để tập trung dinh d−ỡng cho thân chính ra hoa quả đồng thời tạo sự thông thoáng cho luống.

- Phòng trừ sâu bệnh.

Trên ruộng thí nghiệm th−ờng có các loại sâu: sâu cắt lá, sâu xám, sâu vẽ bùa, sâu xanh, sâu đục quả gây hại. Dùng thuốc: Sherpa,… để phòng trừ.

Về bệnh. Có các loại bệnh hại là virus xoăn lá, nấm, héo xanh. Dùng thuốc: Daconil, Zinep để phòng trừ.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của 2 nhóm cà chua sinh trưởng vô hạn và hữu hạn đối với điều kiện của 2 vụ thu đông và xuân hè tại gia lâm hà nội (Trang 39 - 45)