Những rào cản thương mại

Một phần của tài liệu Đề tài : Phân tích môi trường CHLB Đức doc (Trang 45 - 53)

III. Những cơ hội và thách thức của lĩnh vực ngành dệt may trong quá

a. Những rào cản thương mại

Hiện nay, hàng rào kĩ thuật vẫn là một công cụ phòng vệ thương mại được nhiều nước sử dụng khá phổ biến để hạn chế hàng nhập khẩu với mục đích tuyên bố là bảo vệ người tiêu dùng nhưng cũng nhằm bảo hộ các ngành sản xuất trong nước đang bị mất dần lợi thế so sánh so với hàng nhập khẩu. So với những thị trường khác thì EU vốn là thị trường khó tính, yêu cầu chất lượng cao, sản phẩm phải có yếu tố chú trọng bảo vệ sức khỏe. Nhiều nhà nhập khẩu của EU thường đòi hỏi các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường này phải sưu tập đủ bộ tiêu chuẩn chất lượng gồm các chứng chỉ chất lượng sản phẩm: HACCP; CE; ISO 9.000; SA 8000 và quan trọng nhất là hệ thống chứng chỉ môi trường ISO 14.000.

Trong thị trường EU thì Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Buôn bán với Đức trong nhiều năm qua có xu hướng tăng liên tục. Trong năm 2006 dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đức đạt kim ngạch 321 triệu USD cao nhất trong các nước thành viên EU , tăng 35,68% so với năm 2005. Nhìn chung trong 5 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Đức giảm, tuy nhiên một số mặt hàng xuất khẩu vẫn đạt được trị giá khá cao và tăng so với cùng kỳ

năm 2008. Mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam sang Đức là hàng dệt may, đạt trị giá 146.051.275 USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 19,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường này. Với mức tăng trưởng như vậy việc xuất khẩu hàng dệt may vào Đức càng đặt ra cho Việt Nam yêu cầu về chất lượng cao hơn. Đây là thách thức không nhỏ cho dệt may chúng ta trong thời gian tới.

Doanh nghiệp Việt Nam muốn đưa hàng vào Đức buộc phải tuân thủ hai loại quy chuẩn, đó là của EU và Đức. Tuy nhiên, so với luật chung của EU thì luật của Đức nghiêm ngặt hơn. Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng cũng như làm tốt 3 tiêu chuẩn: chất lượng, bảo vệ môi trường và an toàn cho người sử dụng thì sẽ đạt được hiệu quả cao.

o Đối với tiêu chuẩn chất lượng: Hệ thống quản lý chất

lượng ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU đặc biệt là Đức thuộc các nước đang phát triển. Thực tế cho thấy ở các nước đang phát triển Châu Á và Việt Nam, hàng dệt may của những doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 9000 thâm nhập vào thị trường EU dễ dàng hơn nhiều so với hàng hoá của các doanh nghiệp không có giấy chứng nhận này.

o Đối với tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: Thị trường Đức

yêu cầu hàng hoá có liên quan đến môi trường phải dán nhãn. Theo qui định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ được quốc tế công nhận. Ví dụ, tiêu chuẩn GAP (Good agricultural Practice) và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels) đang ngày càng được phổ biến, chứng tỏ các cấp độ khác nhau về môi trường tốt. Ngoài ra, các công ty phải tuân thủ hệ thống quản lý môi trường (các tiêu chuẩn ISO14000) và các bộ luật mang tính xã hội về đạo đức. Tiêu chuẩn The Social Accountability 8000 sẽ càng trở nên quan trọng trong những năm tới. Có thể thấy Đức đã đặt ra một số yêu cầu bắt buộc đối với nhãn mác hàng dệt may như: trên nhãn mác một số mặt hàng phải có thông tin về hàm lượng sợi dệt, tên nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu, hướng dẫn cách

làm sạch sản phẩm... Thông tin về nước xuất xứ đối với hàng dệt may vào Đức là bắt buộc được ghi bằng bất kỳ thứ tiếng gì, ưu tiên tiếng Đức hoặc tiếng Anh (theo Sắc lệnh về Hàng dệt may ngày 1/4/1969) và các văn bản sửa đổi bổ sung liên quan. Theo đó, tất cả các mặt hàng dệt may bán tại Đức đều phải có nhãn mác. Trong khi đó sản phẩm mang nhãn mác của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, do trong thời gian qua chúng ta vẫn khuyến khích may gia công xuất khẩu sang Đức, nên trong thời gian tới cũng nên tìm cách để các mặt hàng này của Việt Nam sẽ thâm nhập sâu hơn vào thị trường Đức.

o Đối với tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng: Ký mã

hiệu trở nên quan trọng trong việc lưu thông hàng hoá trên thị trường EU. Các sản phẩm có liên quan tới sức khoẻ của người tiêu dùng phải có ký mã hiệu theo qui định của EU. Chẳng hạn khi sử dụng nguyên phụ liệu dệt may, doanh nghiệp nên tránh các chất dễ gây cháy như PPF hoặc nguyên liệu có tính tẩy trùng... Cụ thể chỉ thị số 76/769/EEC là Chỉ thị đã được áp dụng hài hòa trong EU, cấm việc sử dụng những sản phẩm dệt tiếp xúc với da nếu những sản phẩm này chứa các chất làm khả năng bắt cháy cao. Và chỉ thị này cũng được áp dụng rộng rãi ở Đức. Bên cạnh các yêu cầu nghiêm ngặt trên cho đến nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho ngành may của Việt Nam tại thị trường Đức nên không chủ động được kênh phân phối và thị trường tiêu thụ. Đây thực sự là một vấn đề không nhỏ đang đặt ra cho doanh nghiệp chúng ta nếu muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang Đức trong thời gian tới.

Với những rào cản đối với hàng dệt may như đã nói đòi hỏi những phía Việt Nam chúng ta cần phải chú ý hơn về chất lượng sản phẩm dệt may khi sang thị trường Đức vì một khi xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Đức mà không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, hải quan của nước này sẽ tiêu hủy. Chi phí của việc tiêu hủy này là do phía doanh nghiệp Việt Nam chi trả. Như vậy khả năng thiệt hại làm giảm sản lượng xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai

là điều khó tránh khỏi.

b. Đối mặt với sức ép từ những quốc gia cạnh tranh

Thị trường Đức với số dân lên đến khoảng 82.5 triệu người, là môt thị trường có sức mua dệt may rất lớn và là quốc gia có doanh số nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất EU, đạt khoảng 27,8 tỷ Euro trong năm 2004. Đây chính là thị trường tiềm năng thu hút rất nhiều các quốc gia muốn xuất khẩu dệt may vào thị trường này. Có thể nói dệt may vốn là một lĩnh vực khá nhạy cảm trong quan thương mại của các quốc gia. Hàng d ệ t may của Việt Nam với ưu thế giá thành thấp vừa là yếu tố cạnh tranh so với hàng xuất khẩu của các quốc gia khác, nhưng cũng lại là một hạn chế do dễ bị các nước nhập khẩu điều tra và áp dụng các biện pháp hạn ngạch. Từ năm 2004 trở về trước, khi EU còn áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, thị phần hàng dệt may Việt Nam tại Đức đạt khoảng 30%, trong khi Trung Quốc chỉ bằng một nửa. Trong hệ thống siêu thị Metro tại Đức, hàng dệt may của Việt Nam cũng chiếm thị phần rất lớn. Doanh số bán cũng luôn cao hơn so với các nước trong khu vực. Nhưng kể từ ngày 1-1-2005 khi EU chính thức gỡ bỏ hàng rào hạn ngạch thì Việt Nam bên cạnh những thuân lợi lại gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ, bỏ quota, cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, các nước nhập khẩu sẽ được tự do lựa chọn nơi nào có ngành dệt may cạnh tranh hơn để nhập khẩu hàng hoá. Khi đó, tình hình chắc chắn sẽ có lợi hơn cho các nước có đầy đủ năng lực cạnh tranh chiếm thêm thị phần mà trước đó đã là của nước khác. Các nước có tiềm năng sản xuất, xuất khẩu với công nghệ tiên tiến, chủ động được nguyên phụ liệu, có các ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, được chính phủ quan tâm đầy đủ thì sẽ tận dụng được cơ hội này để phát triển. Trong khi đó ngành dệt may của Việt Nam vẫn bị phụ thuộc khá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, với trị giá nguyên phụ liệu nhập khẩu thường chiếm gần 70 – 80% so với giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Nguồn: VITAS, HBBS

(Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam tổng hợp)

Với nhóm hàng nguyên liệu ngành dệt may nhập khẩu đã chững lại trong tháng với kim ngạch 627 triệu USD, giảm nhẹ 6,3% so với tháng trước. Hết quý II/2009, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này là 3,41 tỷ USD, giảm 15,7% so với cùng kỳ năm 2008.

Tuy đã được chú trọng đầu tư về công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại hơn nhưng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc không đủ cho nhu cầu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu, hoặc không đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường Đức. Nhiều đơn đặt hàng cũng chỉ định luôn nhà cung cấp nguyên vật liệu khiến cho các doanh nghiệp may Việt Nam không có điều kiện sử dụng những nguyên liệu sản xuất trong nước với giá thành rẻ hơn. Như vậy, giá trị thực tế mà ngành may thu được không hề cao so với con số kim ngạch xuất khẩu.

Trước nguy cơ Việt Nam mất thị trường tại Đức thì Trung Quốc với những lợi thế về công nghệ sản xuất cùng với sự chủ động trong nguyên liệu sẽ trở thành nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, vượt trội quốc gia khác do kiểu dáng mẫu mã đa dạng đáp ứng được nhu cầu thời trang của người dân Đức. Trong khi đó, phía doanh nghiệp Việt Nam có khả năng thiết kế và sản xuất các sản phẩm thời trang hiện vẫn chưa nhiều chưa thực sự đáp ứng xu hướng tiêu dùng của người Đức ngày càng thay đổi. Thêm vào đó, người Đức rất quan tâm đến vấn đề giá cả. Vì thế mà hàng dệt may Trung Quốc với ưu thế về giá thành cũng thực sự gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam chúng ta. Điều đáng quan tâm hơn nữa là vào năm 2008, khi EU bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc và sẽ áp dụng một hệ thống giám sát “kiểm tra kép” để theo dõi việc cấp phép xuất khẩu hàng dệt may tại Trung Quốc và việc nhập khẩu mặt hàng này vào Đức. So với trước đây, rõ ràng từ năm 2008 xuất khẩu của Trung Quốc sang EU nói chung – thị trường Đức nói riêng sẽ thuận lợi hơn. Ngoài Trung Quốc, Đức nhập khẩu khá nhiều hàng dệt may từ nhiều nước đang phát triển khác như Băngladesh, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Ai Cập, Cămpuchia, Malaysia, Việt Nam... Và như thế, các nước xuất khẩu hàng dệt may sẽ không dễ dàng nếu muốn tăng thị phần tại Đức, bởi hàng dệt may của các nước trong đó có Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với hàng dệt may Trung Quốc vốn có năng lực cạnh tranh lớn do chủ động được nguyên phụ liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hoá.

KẾT LUẬN

xuất khẩu là một trong những phương thức tạo đà cho nền kinh tế phát triển và đuổi kịp thời đại. Việc đẩy mạnh xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới nói chung và thị trường tiềm năng Đức nói riêng là một bước đi tiên phong nhằm khai thác triệt để các lợi thế của đất nước, đồng thời hướng ra thị trường nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nói chung. Điều này vừa xuất phát từ nhu cầu phát triển nôị tại của nước ta, vừa có thể nhận được sự ủng hộ của các nước phát triển trong khuôn khổ không ảnh hưởng tới sự phát triển của các ngành kinh tế các nước này.Và nước Đức một trong những thị trường đầy tiềm năng mà Việt Nam hướng tới.

Theo xu hướng phát triển chung của ngành dệt may toàn cầu, đầu tư vào ngành dệt may đã và đang tiếp tục chuyển dịch sang các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Do vậy, với những lợi thế về lực lượng lao động đông đảo lại cần cù chịu khó, giá nhân công thấp ở mức thấp, ngành dệt may lại có truyền thống từ lâu đời, nên trong những năm tới, Việt Nam có nhiều cơ hội để trở thành một trung tâm xuất khẩu hàng dệt may lớn trên nước Đức và trên toàn thế giới.

Tuy vậy, để đạt được mục tiêu xuất khẩu đặt ra cho ngành dệt may trong tương tương lai, ngành dệt may còn có những cơ hội và đồng thời phải đối mặt với rất nhiều thách thức.Đề tài: "Phân tích môi trường CHLB Đức" trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành dệt may, những cơ hội và thách thức trong việc tiếp cận và thâm nhập thị trường Đức, xu hướng chuyển dịch của ngành dệt may…hy vọng sẽ đưa ra một cái nhìn khái quát về ngành dệt may xuất khẩu của nước ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://dddn.com.vn/19248cat119/xuat-khau-ao-jacket-cua-viet-nam- tang-manh.htm 2. http://www.thaibinhtrade.gov.vn/default.aspx? ID=16&LangID=1&NewsID=2883 3. http://www.vinateximex.com.vn/NewsDetails.php?id=184 4. http://www.tinthuongmai.vn/Trangchu/VN/tabid/66/CatID/110/ContentI D/63286/Default.aspx 5. http://www.german-business- portal.info/GBP/Redaktion/en/PDF/german-textile- industry,property=pdf,bereich=gbp,sprache=en,rwb=true.pdf

6. http://www.ptj.com.pk/Web%202004/05-2004/germantextile.html 7. http://www.indexmundi.com/germany/demographics_profile.html 8. http://stats.oecd.org/Index.aspx?DataSetCode=RPOP

Một phần của tài liệu Đề tài : Phân tích môi trường CHLB Đức doc (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w