Các phương thức xâm nhập ngành dệt may vào thị trường Đức

Một phần của tài liệu Đề tài : Phân tích môi trường CHLB Đức doc (Trang 28 - 30)

II. Tình hình sản xuấ t tiêu thụ hàng dệt may tại Đức và phương thức đầu tư

3.Các phương thức xâm nhập ngành dệt may vào thị trường Đức

• Liên doanh • Công ty con • Xuất khẩu

 Đức là một thị trường rất hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với nhà đầu tư Việt Nam thì việc đầu tư theo phương pháp xuất khẩu là tốt nhất.

Cung ứng trực tiếp

Những nỗ lực nhập cuộc vào thị trường Đức bằng cách chú trọng đến người tiêu dùng về lý thuyết là một phương án lựa chọn song rẩt rủi ro. Mặc dù người tiêu dùng mua sản phẩm trực tuyến, song họ có xu hướng sử dụng một nguồn hàng đáng tin cậy. Nguồn cung cấp này có nhiều khả năng là từ trang thông tin điện tử của một hãng bán lẻ nổi tiếng hoặc của một công ty sản xuất dệt may. Hình thức bán hàng trực tiếp phổ biến hơn là tiếp cận một trong các hãng bán lẻ lớn. Một số các hãng bán lẻ lớn chủ động thuê nhân công ở các nước sản xuất để tìm kiếm các nguồn cung cấp mới và đáng tin cậy. Họ trở thành một lực lượng chiếm ưu thế trong hoạt động kinh doanh dệt may. Mỗi một nhà bán lẻ có chính sách mua của riêng mình.

Các nhà nhập khẩu/bán buôn

Hầu hết các nhà nhập khẩu có phạm vi khách hàng rất lớn với nhiều ứng dụng rất đa dạng. Nếu các sản phẩm dệt may của Việt Nam có thể tham gia nhiều thị trường hoặc các kênh bán hàng, thì tìm một nhà nhập khẩu có thể là sự lựa chọn đúng đắn. Nhà nhập này cần có kiến thức sâu rộng về thị trường. Sự đòi hỏi về mức vốn hạn chế vì nhà nhập khẩu hoặc bán buôn nắm giữ cổ phần của mình, nên sẽ có ít rủi ro tài chính xảy ra nếu như ta thất bại do không có sự liên lạc trực tiếp với những người mua chính (đó là các nhà bán lẻ).

Các đại lý

Quyết định có nên sử dụng đại lý hay không có ý nghĩa quan trọng. Đại lý được lựa chọn phải là người trung gian độc lập giữa nhà sản xuất (ở nước

ngoài) và nhà bán lẻ. Đại lý này được hưởng hoa hồng do nhà sản xuất trả. Đại lý này thường phụ trách một khu vực địa lý nhất định. Vai trò của các đại lý đang dần suy giảm và hạn chế trong phạm vi ngành nghề chính hoặc ngành nghề độc lập. Đôi khi, các đại lý tự lo việc khởi sự và bán hàng trong kho và trong trường hợp này họ đóng vai trò giống như một nhà bán buôn.

Bạn luôn phải cân nhắc kỹ càng về những điểm bất cập khi làm việc với các nhà nhập khẩu và các đại lý. Theo luật pháp EU, các đại lý (ngược lại với các nhà nhập khẩu) được bảo vệ rất chặt chẽ. Khi đã giao kết với họ, sẽ rất khó qua mặt họ để giao dịch trực tiếp với các khách hàng mà họ đã thiết lập được mối quan hệ.

Các nhà phân phối

Các nhà phân phối có nguồn cung chính là một số nhà sản xuất/cung cấp có trách nhiệm đảm bảo đủ mức dự trữ cho nhà phân phối. Đôi khi nhà nhập khẩu cũng có thể đóng vai trò là nhà phân phối, mặc dù điều này không phải lúc nào cũng đúng. Một nhà phân phối có khuynh hướng làm đại diện cho một nhà chế tạo hoặc một nhóm các nhà chế tạo/cung cấp và chịu trách nhiệm bán các mặt hàng dệt may cụ thể cho các kênh bán hàng khác nhau.

* Cơ hội và thách thức đối với việc sản xuất hàng dệt may cho thị trường Đức:

• Đức vẫn là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn ở EU, tuy nhiên, chi tiêu của người tiêu dùng đối với mặt hàng này có xu hướng giảm nhưng dự báo sẽ tăng kể từ năm 2007.

• Nhu cầu về hàng dệt may tại Đức sẽ tăng nhẹ trong giai đoạn 2007- 2009. Số lượng trang phục được mua tính theo đầu người sẽ tiếp tục tăng nhưng giá không có dấu hiệu tăng.

• Do tình hình kinh tế chậm tăng trưởng, nhiều người tiêu dùng Đức có thu nhập thấp sẽ có xu hướng tìm kiếm các mặt hàng giá rẻ, tuy nhiên phân đoạn thị trường dành cho người có thu nhập cao cũng sẽ phát triển

sôi động, nhất là những mặt hàng có chất lượng cao cấp, thuận tiện cho việc sử dụng, có nhãn mác của các nhà thiết kế nổi tiếng.

• Để thỏa mãn nhu cầu của nhiều công ty nhập khẩu tại Đức, nhà sản xuất ở các nước đang phát triển cần tăng cường chú ý đến chất lượng sản phẩm và sự thân thiện của sản phẩm đối với xã hội và môi trường. • Chiến lược của nhiều nhà sản xuất Đức là đặt hàng sản xuất ở những

nước có chi phí thấp và có khả năng làm được những sản phẩm có hàm lượng thiết kế cao.

• Tương lai có vẻ không đơn giản đối với các công ty Đức. Tuy nhiên chính phủ nước này đang thực thi những biện pháp bảo hộ cần thiết cho ngành, trong khi các công ty tiếp tục tập trung cải tiến mẫu mã thiết kế, chất lượng sản phẩm để ngành dệt may Đức có vị trí quan trọng trên thị trường dệt may thế giới.

Một phần của tài liệu Đề tài : Phân tích môi trường CHLB Đức doc (Trang 28 - 30)