5.1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
5.1.1. Dịch cúm gia cầm đt gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm của tỉnh Nam Định. Năm 2004 chăn nuôi gia cầm giảm 11,5%, Số gia cầm tiêu hủy trong đợt dịch thứ nhất chiếm 14,38% tổng đàn, trong đó gà chiếm 80,3%; thiệt hại trực tiếp −ớc tính 24 tỉ đồng.
5.1.2. Đợt dịch thứ nhất xảy ra tại Nam Định là do con giống, thức ăn bị nhiễm bệnh và do t− th−ơng buôn bán làm lây lan dịch. Đợt dịch thứ 2 là dịch địa ph−ơng do virus còn tồn tại ở môi tr−ờng.
5.1.3. Tỉ lệ tiêm phòng mũi 1 năm 2005 đạt 87% kế hoạch, mũi 2 đạt 102% kế hoạch. Vacxin đạt tiêu chuẩn về độ an toàn khi tiêm trên thực địa.
5.1.4. Hiệu giá kháng thể trung bình và tỉ lệ bảo hộ của gà đ−ợc tiêm vacxin năm 2005 đạt cao nhất tại thời điểm 60 ngày (5,36log2; 85%). Hiệu giá kháng thể trung bình và tỉ lệ bảo hộ của vịt đ−ợc tiêm vacxin năm 2005 cũng đạt cao nhất tại thời điểm 60 ngày (5,3log2; 83%). Đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch bảo hộ cho gà, vịt kéo dài 4 tháng.
5.1.5. Hiệu giá kháng thể của gà, vịt đ−ợc tiêm vacxin năm 2006 cao hơn năm 2005. Tại thời điểm 30 ngày sau tiêm vacxin mũi 1 năm 2006, hiệu giá kháng thể trung bình của gà là 5,42log2, tỉ lệ bảo hộ 78% (năm 2005 là 3,48log2; 64%). Của vịt là 6,6log2, tỉ lệ bảo hộ 97% (năm 2005 là 4,55; 68%). Hiệu gía kháng thể cao nhất của gà là 8log2 (năm2005 là 5log2), của vịt là 9,32log2 (năm 2005 là 7,32log2).
5.1.6. Kết quả giám sát virus mẫu dịch swab của các đàn gà, vịt đ−ợc tiêm vacxin bằng phản ứng RT-PCR và phân lập trên phôi trứng đều cho kết
Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận văn Thạc sỹ khoa h83 ọc Nụng nghiệp ------ 83
quả âm tính. Nh− vậy đàn gia cầm đ−ợc tiêm vacxin không bị nhiễm virus cúm, kháng thể đ−ợc sinh ra là do kích thích của vacxin.
5.1.7. Tiêm vacxin phòng dịch cúm đt đem lại hiệu quả rõ rệt, từ tháng 4/2005 đến tháng 9/2006, Nam Định không phát sinh dịch cúm ở gia cầm và ở ng−ời.
5.2. Đề nghị
5.2.1. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên thực địa với số l−ợng mẫu còn ít, vì vậy cần có những nghiên cứu tiếp để có kết quả chính xác hơn, trên cơ sở đó có chiến l−ợc dùng vacxin đúng.
5.2.2. Chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam nói chung và Nam Định nói riêng chủ yếu với quy mô nhỏ lẻ, tận dụng, số gia cầm phát sinh thêm từng ngày. Vì vậy cần tích cực tuyên truyền, từng b−ớc xt hội hóa công tác tiêm phòng. Cần có giải pháp tiêm theo quy trình chăn nuôi, có nh− vậy mới tạo đ−ợc miễn dịch khép kín.
Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận văn Thạc sỹ khoa h84 ọc Nụng nghiệp ------ 84