II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢNLÝ CỦA CÔNG TY CẦU 7 THĂNG LONG
c. Nguyên nhân dẫn đến tồn tạ i:
- Về khách quan
+ Do tồn tại trong cơ chế bao cấp quá lâu mà trong cơ chế đó điều kiện để thực hiện kế hoạch là thuận lợi, tất cả đều có thể ỉ lại vào cấp trên, vào nhà nước làm cho, CBCNV mang nặng tính chất dựa dẫm, bao cấp. Trong sản xuất thường không chú ý đến tính hiệu quả, chỉ chú trọng đến các định mức
chi phí, chưa chú trọng đến tiết kiệm... dẫn đến việc đổi mới, chuyển hướng theo cơ chế thị trường bị hạn chế.
+ Do tiếp nhận hệ thống bộ máy cũ (tuy có sửa đổi) cơ sở hạ tầng, điều kiện vật chất khó thay đổi toàn diện.
- Về chủ quan
+ Công tác củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý công ty không được tiến hành thường xuyên.
+ Việc tinh giảm lực lượng lao động gián tiếp, lao động quản lý là công việc đã được ban lãnh đạo nghĩ tới những vấn đề đặt ra là giải quyết chế độ cho số lao động này như thếnào sao cho hợp lý.
+ Tác phong làm việc của Công ty còn chậm, theo chủ nghĩa bình quân. Nói tóm lại, công ty cần phải ngày càng hoàn thiện hơn nữa cơ cấu tổ chức bộ máy công ty, đội sản xuất, tổ sản xuất; tinh giảm bộ máy gọn nhẹ, không ngừng nâng cao trình độ tay nghề của CBCNV, luôn chú trọng tới việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất, mở rộng sản xuất, giảm chi phí tối đa, tạo ra hướng đi mới trong khuôn khổ pháp luật.
Phần thứ ba
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆNCƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở
CÔNG TY CẦU 7 THĂNG LONG.
Trong những năm qua, Công ty cầu 7 Thăng Long đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và từng bước đi lên theo đà phát triển chung của nền kinh tế. Công ty đã từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý nhằm đáp ứng và hoà nhập cùng cơ chế mới. Tuy nhiên trong mỗi năm đều có những thuận lợi và khó khăn riêng. Trong quá trình hoạt động, bộ máy quản lý của công ty vẫn còn những mặt hạn chế cần phải khắc phục.
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế đã trình bày ở phần thứ hai, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần củng cố và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng một mô hình cơ cấu tổ chức phù hợp với tình hình mới
Hiện nay ở Công ty cầu 7 Thăng Long phòng ban chức năng và 10 đội sản xuất với những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công cụ thể. Để thích nghi với cơ chế mới, với điều kiện mới, đồng thời bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải tổ chức quản lý phù hợp với từng phòng ban, đội sản xuất. Tuy nhiên, khi tổ chức các bộ phận chức năng phải tuân thủ các yêu cầu sau:
- Việc xác định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm phải rõ ràng giữa các bộ phận.
- Các bộ phận chức năng được tổ chức sao cho gọn nhẹ, hiệu quả. Đảm bảo sử dụng tốt chuyên gia.
Bộ máy quản lý phải hướng tới mục tiêu cơ bản như:
- Tạo ra uy tín và thế lực không ngừng của công ty.
- Đảm bảo an toàn trong cạnh tranh trên phạm vi quốc gia và quốc tế. - Tạo ra lợi nhuận ngày càng nhiều hơn
Để đảm bảo được các yêu cầu trên về tổ chức, các phòng ban và các đội sản xuất trong công ty nên phân bổ lại như sau:
* Đối với các phòng ban trong công ty
Theo em nên tách ban thanh tra bảo vệ ra làm hai bộ phận: một bộ phận làm công tác thanh tra và PCCC và chuyển bộ phận này sang phòng tổ chức - lao động tiền lương; bộ phận còn lại làm công tác bảo vệ (tổ bảo vệ) và được chuyển sang phòng hành chính - y tế. Nếu sát nhập ban thanh tra bảo vệ sang hai phòng đó thì sẽ giảm được một bộ phận lao động gián tiếp không đáng có, khi đó:
+ Công tác thanh tra do trưởng phòng tổ chức - lao động tiền lương kiêm nhiệm.
+ Công tác PCCC do cán bộ bảo hộ lao động (phó phòng tổ chức lao động tiền lương) kiêm nhiệm và giao trực tiếp cho từng đơn vị.
+ Công tác bảo vệ do tổ bảo vệ của phòng hành chính - y tế đảm nhiệm. * Đối với các đội sản xuất:
Theo em nên giải thể đội thi công cơ giới 2 (TCCG 2) sát nhập vào đội thi công cơ giới 1 (TCCG 1) và gọi là đội TCCG. Việc sát nhập này dựa trên những cơ sở sau:
Thứ nhất: Căn cứ vào hiệuquả sản xuất kinh doanh trong một vài năm qua, đội TCCG 2 làm ăn kém hiệu quả còn đội TCCG 1 có phần khá hơn nhưng vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ mà công ty giao (hàng năm, công ty giao nhiệm vụ cho 10 đội, mỗi đội phải đạt giá trị công trình từ 8 đến 10 tỷ đồng). Giá trị công trình ma 2 đội này thực hiện được qua các năm như sau: Tên đơn vị Đơn vị tính Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999
Đội TCCG 2 Triệu đồng 5278 5541 5879
Đội TCCG 1 Triệu đồng 5513 5955 6130
Trong khi đó đội bê tông đạt giá trị công trình tới 10463 triệu đồng (năm 1999). Trước đây, công ty đã giải thể Đội bê tông 1 rồi sát nhập với đội bê tông
kiện của lãnh đạo công ty, Đội bê tông đã làm ăn có hiệu quả hơn, chứng tỏ sự sát nhập này là hợp lý.
Thứ hai: Hiện nay cả hai đội TCCG 2 và TCCG 1 không đủ số lượng công nhân để đáp ứng yêu cầu (đội TCCG 2 có 47 người, đội TCCG 1 có 51 người). Trong khi nhận một công trình quy mô vừa thì yêu cầu phải có số lượng công nhân từ 80 đến 100 ngươì. Khi sát nhập thì quân số lên đến 98 người đủ đáp ứng yêu cầu về quân số đó.
Thứ ba: Máy móc thiết bị của hai đội hiện nay có ít khó khăn trong quá trình sản xuất. Khi sát nhập hai đội ngoài việc đáp ứng yêu cầu về quân số thì máy móc thiết bị cũng đủ đảm bảo sản xuất kinh doanh bình thường.
Thứ tư: Về công tác cán bộ. Khi sát nhập hai đội sẽ tạo sự đoàn kết đồng sức đồng lòng của CBCNV, tạo được sức mạnh nội lực đưa đội TCCG mới này đi lên.
Như vậy làm tốt các công việc như trên sẽ tạo cho công ty làm ăn có hiệu quả hơn và thực hiện các nguyên tắc quản lý một cách nghiêm chỉnh.
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CẦU 7 THĂNG LONG DỰ KIẾN Đội 701 GIÁM ĐỐC TRỢ LÝ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng H nhà chính Y tế Phòng Tổ chức Lao động tiền lương Phòng Kinh tế kế hoạch Phòng T ià chính kế toán Phòng Kỹ thuật Vật tưPhòng thiết bị Đội