I. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực của VMC
3. Tiếp tục tăng cường việc bán hàng
Hiện nay, số lượng xe tiêu thụ của VMC đang trong tình trạng giảm sút và không bán được vì vậy tăng cường việc bán hàng là một điều hết sức cần thiết. Sau đây là một số giải pháp mà VMC cần quan tâm đến:
Chú trọng đầu tư vào các cán bộ bán hàng, đầu tư vào việc đào tạo bồi dưỡng họ để họ làm tốt công việc của mình. Nhưng để đẩy mạnh được hoạt động bán hàng thì xí nghiệp cần thực hiện một số hoạt động quảng cáo trên
các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút lượng khách hàng hơn nữa. Sau đây là một số giải pháp VMC nên quan tâm tới:
+ Quảng cáo: Quảng cáo sẽ đưa danh tiếng của VMC tăng lên một cách nhanh chóng trên thị trường, song việc quảng cáo cần xí nghiệp phải trích ra một khoản ngân sách lớn có thể chiếm tới 10% tổng doanh thu của xí nghiệp. Nhưng nếu được quảng cáo thì sẽ tạo điều kiện để đưa sản phẩm của VMC đi vào thị trường một cách tốt hơn.VMC phải thường xuyên đánh giá và kiểm tra kết quả của quảng cáo để đưa ra được những điểm mạnh cũng như điểm yếu của xí nghiệp với đối thủ cạnh tranh.
+ Khuyến mại: xí nghiệp nên có những hình thức khuyến mại để tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh như: khuyến mại bằng hình thức bốc thăm trúng thưởng, khuyến mại vào các ngày lễ, ngày nghỉ, đặc biệt là vào ngày thành lập xí nghiệp. Qua việc khuyến mại xí nghiệp sẽ bán được nhiều hàng hơn do tâm lý của người Việt Nam rất thích hàng khuyến mại và hàng giảm giá. Song việc khuyến mại đòi hỏi xí nghiệp phải bỏ ra một kinh phí khá lớn.
+ Bán hàng theo phương thức cá nhân: Những người được phân công theo hình thức này phải được đào tạo một cách bài bản và có những chính sách ưu đãi đặc biệt đối với họ. Muốn đào tạo, huấn luyện đội ngũ này hiệu quả thì phải xí nghiệp nên mở lớp học và mời các chuyên gia về marketing giảng dạy công việc bán hàng phải như thế nào.
+ Marketing trực tiếp: Hiện nay hình thức này áp dụng rất phổ biến ở các doanh nghiệp,VMC cũng nên áp dụng hình thức này. Bán hàng theo hình thức này chủ yếu là thông qua việc chào hàng bằng thư điện tử, giao hàng qua trang Web và Internet. Xí nghiệp cần có một đội ngũ chuyên thiết kế trang Web phục vụ cho chào hàng.
Với những khó khăn đang phải đương đầu hiện nay xí nghiệp cần thực hiện tốt công tác bán hàng thì mới có thể giải quyết được khó khăn. Nguồn
nhân lực đầu tư vào khâu bán hàng phải được tăng cường và đào tạo một cách có bài bản.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xí nghiệp liên doanh sản xuất ôtô Hoà bình đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Qua nhiều năm hoạt động và phát triển, xí nghiệp đã thu được những kết quả khá thành công trong việc đưa công nghệ lắp ráp vào Việt Nam những chủng loại ôtô hiện đại của các nước phát triển trên thế giới như: BMW (của Đức), Mazda (của Nhật Bản), Kia (của Hàn Quốc), … Hơn thế nữa, xí nghiệp còn giải quyết được công ăn việc làm cho rất nhiều lao động Việt Nam, học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quản lý cũng như công nghệ hiện đại từ nước ngoài. Góp phần đưa nền công nghiệp ôtô Việt Nam được nâng cao hơn trong nền công nghiệp ôtô thế giới.
Việc Quản lý nguồn nhân lực của VMC được thực hiện khá chặt chẽ vì thế góp phần làm cho xí nghiệp phát triển vững mạnh mà đỉnh cao là những năm xí nghiệp hoạt động kinh doanh khá hiệu quả (2003 – 2004). Song trong quá trình sản xuất kinh doanh xí nghiệp không thể tránh khỏi những khó khăn, trở ngại khi mà hàng loạt các liên doanh ôtô ra đời với thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như: Ford (Mỹ), Mercedes Benz (Đức), Toyota (Nhật Bản), … Vì thế trong giai đoạn hiện nay VMC đang gặp phải những khó khăn đòi hỏi Ban lãnh đạo của xí nghiệp cần có những giải pháp thích hợp nhất là những giải pháp về Quản lý nguồn nhân lực hợp lý để giúp VMC trải qua giai đoạn khó khăn này một cách nhanh nhất.
Qua bài chuyên đề này tôi đã phần nào hiểu được quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sự Quản lý nguồn nhân lực của xí nghiệp và phần nào giúp tôi hiểu được tình hình thực tiễn của một xí nghiệp hoạt động như thế nào từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cho công tác sau này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Th.S Đỗ Thị Hải Hà, Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên phòng Hành chính tổ chức của xí nghiệp đã giúp tôi hoàn thành bài chuyên đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2006 Sinh viên thực hiện
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Kinh tế quốc dân – Giáo trình: Khoa học quản lý – TS Đoàn Thị Thu Hà, TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội, 2002.
2. Đại học Kinh tế quốc dân – Giáo trình: Quản trị nhân sự - Th.s Nguyễn Vân Điền, PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân – Nhà xuất bản lao động – xã hội Hà Nội, 2004.
3. Đại học Kinh tế quốc dân – Giáo trình: Quản trị nhân lực – PGS.PTS Phạm Đức Thành – Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội, 1998.
4. Đại học Thương mại – Giáo trình: Quản trị nhân lực – TS Hoàng Văn Hải, Th.s Vũ Thuỳ Dương – Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội, 2005.
5. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia - Viện khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh - Những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – TS Trương Thị Minh Sâm – Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2003.
6. TS Đoàn Văn Khái – Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam – Nhà xuất bản Lý luận chính trị Hà Nội, 2005.
7. TS Nguyễn Thanh – Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2005.
8. Nguyễn Thị Lệ Huyền, Nguyễn Thị Mai – Phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự - Nhà xuất bản Lao động xã hội Hà Nội, 2004.
9. Paul Hersey, Ken Blance Hard (PTS Trần Thị Hạnh, Đặng Thành Hưng, Đặng Mạnh Phổ - Biên dịch) - Quản lý nguồn nhân lực – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995.
10. Tạp chí Phát triển kinh tế - Số 145 tháng 11 năm 2005 – Phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện mới - Nguyễn Hoàng Thuỵ.
11. Tạp chí Phát triển kinh tế - Số 184 năm 2006 – Thuyên chuyển lao động: Có lợi hay có hại đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty – TS Nguyễn Quang Thu.
12. Tạp chí Phát triển kinh tế - Số 185 năm 2006 – Vai trò của nguồn nhân lực trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam – Th.s Đàm Xuân Anh. 13. Tạp chí Nghiên cứu con người - Số 3 (12) năm 2004 – Nhân lực trong các loại hình tổ chức – mô hình quản lý và phân tích điều tra - Phạm Thành Nghị.
14. Tạp chí Nghiên cứu con người - Số 3 (18) năm 2005 – Phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước – Chương trình KH – CN cấp Nhà nước KX.05.
15. Tạp chí Nghiên cứu con người - Số 4 (7) năm 2003 – Giáo dục phổ thông điều kiện hàng đầu để phát huy nguồn lực con người phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - Nguyễn Hoàng Lê và Hoàng Thị Anh.
16. Các tài liệu của xí nghiệp gồm:
- Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. - Báo cáo về tình hình nhân sự của xí nghiệp.
- Quy chế tiền lương của xí nghiệp. - Và một số tài liệu khác.
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU...1
Chương I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ...3
NGUỒN NHÂN LỰC...3
I. Nguồn nhân lực và Quản lý nguồn nhân lực...3
1. Nguồn nhân lực...3
1.1. Khái niệm nguồn nhân lực...3
1.2. Nội dung cơ bản của nguồn nhân lực...3
2. Quản lý nguồn nhân lực...4
2.1. Khái niệm Quản lý nguồn nhân lực...4
2.2. Thực chất của việc Quản lý nguồn nhân lực...5
2.3. Tầm quan trọng của việc Quản lý nguồn nhân lực...5
3. Hệ thống Quản lý nguồn nhân lực...5
II. Những nội dung chính cần quan tâm của Quản lý nguồn nhân lực...7
1. Lập kế hoạch chiến lược nguồn nhân lực...7
1.1. Khái niệm...7
1.2. Vai trò của lập kế hoạch chiến lược nguồn nhân lực...7
1.3 Tiến trình lập kế hoạch chiến lược nguồn nhân lực...8
2. Định biên...10
2.1. Tuyển mộ...10
2.2. Tuyển chọn nhân lực...13
2.3. Làm hoà nhập người lao động...14
2.4. Lưu chuyển nhân lực...14
3. Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực...14
4. Đánh giá sự thực hiện công việc của người lao động...15
5. Thù lao lao động...16
5.1. Lương bổng cho lao động...16
5.2. Phúc lợi cho người lao động...18
6.1. Hợp đồng lao động và thoả ước lao động...18
6.2. Quan hệ lao động...19
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH SẢN XUẤT ÔTÔ HOÀ BÌNH (VMC)....21
I. Những đặc điểm của xí nghiệp ảnh hưởng đến công tác Quản lý nguồn nhân lực...21
1. Quá trình hình thành và phát triển của VMC...21
1.1. Giới thiệu khái quát về xí nghiệp liên doanh sản xuất ôtô Hoà bình (VMC)...21
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của VMC...21
2. Đặc điểm nguồn nhân lực của VMC...24
3. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của VMC...28
4. Chức năng, nhiệm vụ, môi trường sản xuất kinh doanh và đối thủ cạnh tranh của VMC...31
4.1. Chức năng, nhiệm vụ của VMC...31
4.2. Môi trường sản xuất kinh doanh và đối thủ cạnh tranh của VMC ...32
4.3. Vị trí của VMC trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam...35
5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của VMC những năm gần đây...36
6. Nhận xét chung...39
II. Thực trạng của công tác quản lý nguồn nhân lực trong VMC...40
1. Thực trạng công tác lập kế hoạch chiến lược nguồn nhân lực...40
2. Thực trạng công tác định biên lao động...41
2.1. Thực trạng công tác tuyển mộ, tuyển dụng trong VMC...41
2.2. Thực trạng công tác làm hoà nhập người lao động...44
2.3. Thực trạng công tác lưu chuyển lao động...44
3. Thực trạng đánh giá sự thực hiện công việc của người lao động trong
VMC...47
4. Thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ...49
5. Thực trạng công tác lương bổng, phúc lợi cho người lao động...51
5.1. Lương bổng...51
5.2. Phúc lợi cho người lao động...57
6. Hợp đồng lao động và quan hệ lao động trong VMC...57
6.1. Hợp đồng lao động...57
6.2. Quan hệ lao động...59
Chương III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG VMC...60
I. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực của VMC. .60 II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý nguồn nhân lực tại VMC...62
1. Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác Quản lý nguồn nhân lực tại VMC...62
1.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch chiến lược nguồn nhân lực...62
1.2. Hoàn thiện việc định biên lao động...63
1.3. Hoàn thiện việc nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực...66
1.4. Hoàn thiện chế độ lương thưởng...68
1.5. Hoàn thiện kỷ luật và nội quy lao động...70
2. Một số giải pháp khác...71
2.1 . Hoàn thiện hơn nữa về bộ máy cơ cấu tổ chức của xí nghiệp...71
2.2. Tiếp tục tăng cường việc đầu tư vốn vào cơ sở vật chất kỹ thuật cho bộ máy quản lý...72
3. Tiếp tục tăng cường việc bán hàng...72
KẾT LUẬN...75
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
CNKT Công nhân kỹ thuật
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
LĐPT Lao động phổ thông
PTTH Phổ thông trung học