Thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu “Hoàn thiện công tác Quản lý nguồn nhân lực tại xí nghiệp liên doanh sản xuất ôtô Hoà bình” (Trang 49 - 51)

II. Thực trạng của công tác quản lý nguồn nhân lực trong VMC

4.Thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực

Công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trong VMC luôn luôn được coi trọng vì đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng cao là điều kiện quyết định cho sự cạnh tranh. Chính vì vậy công việc đào tạo nguồn nhân lực luôn luôn được đề cao. Thông qua hình thức huấn luyện tại chỗ và đào tạo phi chính thức nhằm tạo một thế hệ quản lý tài giỏi cho xí nghiệp trong tương lai.

Công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực của VMC được thực hiện theo bốn hướng sau :

- Gửi cán bộ kĩ thuật công nghệ sang nước ngoài (chủ yếu là Nhật, Đức, Hàn quốc, Philippines,...) để học hỏi tiếp thu chuyển giao công nghệ có sản phẩm mới, máy móc công nghệ mới được nhập về. Sau khi được sang nước

ngoài đào tạo và chuyển giao công nghệ thì họ sẽ là những người trực tiếp chỉ đạo máy móc thiết bị mới để sản xuất. Đây là hình thức đào tạo quan trọng nhất của VMC.

- Những công nhân kỹ thuật được đào tạo bằng cách sắp xếp họ làm việc với công nhân lành nghề. Theo hình thức đào tạo này thì sau 3 tháng VMC sẽ có những công nhân lành nghề cho sản xuất .

- VMC đào tạo bồi dưỡng thêm về kỷ luật tiêu thụ sản phẩm dể đáp ứng cho việc bảo hành, bảo dưỡng.Việc đào tạo theo hình thức này được tiến hành 1 năm 2 lần để tiến tới VMC có khả năng kinh doanh dịch vụ về ôtô.

- Ngoài những bộ phận trên được đào tạo thì VMC còn chú trọng vào việc đào tạo phi chính thức áp dụng cho các nhân viên văn phòng. Họ được đào tạo nghiệp vụ quản lý bằng cách gửi họ đi học ngắn hạn ở nước ngoài.

VMC còn luân phiên tổ chức công việc nhằm tạo cho cán bộ công nhân viên của mình có kiến thức đa dạng phong phú, có cách nhìn nhận, đánh giá tổng hợp đối với các công việc mà họ chịu trách nhiệm.

Chương trình đào tạo và bồi dưỡng cho nguồn nhân lực chủ yếu là huấn luyện theo các hình thức sau:

+ Huấn luyện kĩ thuật cơ khí. + Huấn luyện kĩ thuật điện tử. + Thiết kế.

+ Kỹ năng thực hành, giao tiếp, tự tổ chức và ngoại ngữ.

Sau khi đào tạo và bồi dưỡng cho nguồn nhân lực thì tạo ra được một đội ngũ công nhân viên khá tốt cho xí nghiệp. Vì thế song công tác đào tạo ngoài những thuận lợi thì cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Về thuận lợi trong công tác đào tạo thì :

* Do thị trường lao động dồi dào VMC chưa cần có chiến lược đào tạo bồi dưỡng dài hạn mà chủ yếu là tận dụng dòng chất xám đang tồn tại trên thị trường.

* VMC có chính sách lương cao nên dễ dàng thu hút lực lượng lao động về trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.

* Môi trường làm việc của VMC đòi hỏi chuyên môn có kĩ thuật cao nên người lao động phải tự xác định nâng cao trình độ của mình để giữ vững việc làm do đó hầu hết đội ngũ quản lý, văn phòng đã tự chọn lĩnh vực đào tạo và tự đào tạo. Chính vì vậy mà VMC chỉ có trách nhiệm trong đào tạo kĩ năng nghiệp vụ cụ thể.

Về khó khăn trong công tác đào tạo thì:

* VMC hiện nay vẫn đang vướng mắc về khâu tiêu thụ sản phẩm vì vậy mà kinh phí chi cho chương trình đào tạo dài hạn là chưa thể có.

* Các liên doanh khác do phát triển mạnh và có chế độ lương cao hơn (như Toyota, Ford…) đã lôi kéo những cán bộ quản lý kĩ thuật lành nghề của VMC.

* Tỷ lệ % công nhân, cán bộ kĩ năng trình độ đáp ứng được yêu cầu sau khi đào tạo còn thấp trong khi đó thời gian cần thiết dể thích ứng công việc của người tốt nghiệp là trên 6 tháng. Chính vì điều đó việc đào tạo theo dài hạn không đạt hiệu quả cao.

Tóm lại, VMC cần chú ý đến việc khắc phục khó khăn trong công tác đào tạo. Xí nghiệp nên có chương trình đào tạo dài hạn vì nếu không có hướng đào tạo dài hạn mà chỉ sử dụng lao động thì đến một lúc nào đó nguồn nhân lực sẽ bị cạn kiệt và không đáp ứng được yêu cầu của công việc thì khó có thể có một đội ngũ lao động cho nhu cầu phát triển.

Một phần của tài liệu “Hoàn thiện công tác Quản lý nguồn nhân lực tại xí nghiệp liên doanh sản xuất ôtô Hoà bình” (Trang 49 - 51)