Tình hình nghiên cứu hàm lượng Cu, Pb, Zn trong ñấ tở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiện trạng cu, pb, zn trong đất sản xuất nông nghiệp của huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 27 - 30)

Kết quả nghiên cứu của Trần Kông Tấu, Trần Kông Khánh, 1998 [15] khảo sát trên phạm vi toàn quốc gồm 5 nhóm ựất chắnh cho thấy: ựất phù sa thuộc ựồng bằng Sông Hồng có hàm lượng Pb và Zn cao nhất và hầu hết các loại ựất có tỷ lệ hàm lượng các KLN dạng linh ựộng so với dạng tổng số rất cao. Kết quả ựiều tra khảo sát của N.M.Maqsud,1998 từ 8/1995 ựến tháng 8/1997 tại một số kênh rạch của Thành phố Hồ Chắ Minh cho thấy: Hầu hết các kênh rạch của Thành phố Hồ Chắ Minh ựều bị ô nhiễm rất cao về các KLN, cụ thể: so sánh với TCCP thì Zn gấp 90 lần, Pb gấp 700 lần.

Theo tài liệu thu thập ựược, tác giả Phạm Quang Hà và cộng sự (2000) ựã nghiên cứu vềựất nông nghiệp ở làng nghềựúc nhôm, chì Văn Môn và ựã có kết luận như sau: Hàm lượng KLN trong ựất nông nghiệp của làng nghề này khá cao, trung bình hàm lượng Cu là 41,1 mg/kg (dao ựộng từ 20,0 Ờ 216,7 mg/kg); Pb là 39,7 mg/kg (dao ựộng từ 20,1 Ờ 143 mg/kg); Zn là 11,3 mg/kg (dao ựộng từ 33,7 Ờ 887,4 mg/kg).[8]

Theo Trần Công Tấu và cs, 2000 [16] Sau một thời gian nghiên cứu và theo dõi hiện tượng nhiễm KLN cũng như sự thay ựổi hàm lượng của chúng trong 16 ao, hồ trên ựịa bàn Hà Nội so sánh với TCVN 5942 Ờ 1995 loại A ựối với nước mặt thì tất cả các ao hồ của Hà Nội ựều ựã bị ô nhiễm KLN, Pb bị ô nhiễm ựến 90 % mẫu kiểm tra. Tại Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có ựến 68% giếng khoan nước ngầm có hàm lượng As vượt quá tiêu chuẩn qui ựịnh của WHO (Trần đình Hoan, 1999).[9]

Theo tác giả Hồ Thị Lam Trà và Kazuhiko Egashira (2001) khi nghiên cứu hàm lượng một số KLN trong ựất nông nghiệp của các huyện Từ Liêm và Thanh Trì Ờ Hà Nội cho thấy hàm lượng các KLN dao ựộng trong khoảng: 40,1 Ờ 73,2 mg/kg Cu; 3,19 Ờ 5,30 mg/kg Pb; 98,2 Ờ 137,2 mg/kg Zn. Nói chung ựất nông nghiệp của hai huyện Từ Liêm và Thanh Trì

chưa bị ô nhiễm KLN (theo TCVN 1995) trừ Cu. Tại vùng ựất chuyên rau của Tây Tựu - Từ Liêm hàm lượng Cu ựã cao hơn từ 20 Ờ 30 mg/kg so với ựất khác (73,2 mg/kg).[32]

Hà Nội là ựô thị lớn của cả nước, sự tập trung dân số và các hoạt ựộng công nghiệp ựã khiến cho thủựô là nơi có nguy cơ ô nhiễm lớn nhất. Theo số liệu ựiều tra năm 2001 của Trung tâm Kỹ thuật Môi trường ựô thị và KCN Hà Nội, lượng rác thải nguy hại nguồn gốc công nghiệp của Hà Nội dao ựộng từ 13.000 tấn/năm ựến 20.000 tấn/năm. Trong ựó khối lượng chất thải có thành phần chất dễ ăn mòn là 2.272,95 tấn (chiếm 18.80%), chất có ựộc tắn cao là 2.562,98 tấn (chiếm 20,91%). Do hiện nay thành phố chưa xây dựng xong hệ thống xử lý và chôn lấp chất thải rắn nguy hại nên phần lớn nguồn chất thải rắn công nghiệp ựều bị chôn lẫn với các loại chất thải khác tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn) và bãi rác Tây Mỗ (Từ Liêm). Các bãi chất thải này ựều không có hệ thống chống thấm, kỹ thuật vận hành không ựảm bảo và không có hệ thống xử lý nước rác dẫn ựến tình trạng nước rác ựược thải trực tiếp vào các hệ thống thuỷ vực xung quanh (tại bãi rác Tây Mỗ nước rác ựược thải trực tiếp ra Sông Nhuệ), hoặc ngấm xuống nguồn nước ngầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng ựến chất lượng môi trường ựất và nước.

Cùng với Hà Nội, thành phố Hồ Chắ Minh cũng là ựịa phương có nguy cơ ô nhiễm cao, theo ựiều tra của tác giả Nguyễn Ngọc Quỳnh và cộng sự (2002)[14] thành phố có hơn 28.500 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, phần lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải. Nước thải từ các cơ sở sản xuất chưa qua xử lý xả trực tiếp qua các kênh rạch, vào các vùng sản xuất nông nghiệp, gây ô nhiễm môi trường ựất và nguồn nước tưới nông nghiệp. Kết quả phân tắch hiện trạng ô nhiễm KLN khu vực phắa Nam thành phố Hồ Chắ Minh cho thấy: hàm lượng Cu, Zn, Pb trong ựất trồng lúa chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước thải từ cụm công nghiệp phắa Nam thành phố ựều tương ựương hoặc cao hơn ngưỡng cho phép (QCVN 03:2008 BTNMT) ựối với ựất sử dụng

cho mục ựắch nông nghiệp. Trong ựó hàm lượng Cu từ 9,2 Ờ 55,4 ppm (tương ựương và có dấu hiệu vượt ngưỡng cho phép); hàm lượng Zn từ 70 Ờ 353 ppm, giá trị cao nhất tại ựiểm Bình Mỹ là 353 ppm vượt quá TCCP 1,76 lần; hàm lượng Pb từ 14 Ờ 85 ppm (vượt quá TCCP 1,2 lần tại ựiểm Long Thời) có dấu hiệu của ô nhiễm Pb, Zn.

Tác giả Lê đức và Lê Văn Khoa (2001) cũng ựồng nhất với quan ựiểm trên và cho biết một số mẫu ựất ở làng nghề tái chế Pb xã Chỉđạo Ờ Văn Lâm Ờ Hưng Yên có hàm lượng Cu từ 43,68 Ờ 69,68 ppm; Pb từ 147,06 Ờ 661,2 ppm; Zn từ 23,6 Ờ 42,3 ppm. Môi trường bị ô nhiễm ựã ảnh hưởng trực tiếp ựến năng suất cây trồng và ựặc biệt là ựến sức khoẻ của người dân xã Chỉđạo.[5]

Các nhà khoa học thuộc Trường đH Nông Nghiệp Hà Nội là Hồ Thị Lam Trà và Nguyễn Hữu Thành (2003) , khi nghiên cứu hàm lượng một số KLN (tổng số và di ựộng) trong ựất nông nghiệp của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên cho thấy hàm lượng các KLN tổng số dao ựộng trong khoảng sau: Cu từ 21,85 Ờ 149,34 ppm; Zn từ 59,45 Ờ 188,65 ppm. Cá biệt có hai mẫu ựất ựược lấy trên cánh ựồng lúa ven làng nghề ựúc ựồng truyền thống ở thôn Lộng Thượng, xã đại đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên có hàm lượng Cuts ở mức báo ựộng (gấp 2,6 ựến 3,0 lần TCVN 7209 : 2002)[22].

Tác giả Lê đức và cộng sự (2003) khi nghiên cứu về ô nhiễm ở làng nghề cơ kim khắ Phùng Xá, Thạch Thất (Hà Nội) cho thấy các quá trình sản xuất cũng ảnh hưởng rất lớn ựến môi trường nước và ựất, hàm lượng Cu, Pb và Zn trong nguồn nước thải rất cao. đặc biệt là Pb trong nước thải cao gấp 100 lần TCCP. đây là những nguy cơ gây ô nhiễm ựất và nguồn nước mặt trong khu vực. Hàm lượng Zn và Pb chịu ảnh hưởng của nguồn nước thải ựã cao gấp 3 ựến 10 lần so với vùng ựối chứng. Các KLN trong ựất ựã thể hiện xu thế tắch luỹ cao ở các khu vực chịu ảnh hưởng của nước thải từ làng nghề. Trong ựó sự tắch luỹ Pb, Zn và Fe là rất ựáng chú ý. Hàm lượng Zn và Pb ựã ở mức báo ựộng trong ựất sản xuất nông nghiệp.[4]

Tác giả Hồ Thị Lam Trà và Nguyễn Hữu Thành (2003) khi nghiên cứu hàm lượng Cu, Zn (tổng số và di ựộng) trong ựất nông nghiệp của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên cũng cho thấy: hàm lượng tổng số của Cu dao ựộng từ 21,85 Ờ 149,34 mg/kg; Zn từ 59,45 Ờ 188,65 mg/kg. Trong 15 mẫu ựất nghiên cứu có 2 mẫu bị ô nhiễm Cu, các tác giả cũng cảnh báo về nguy cơ ô nhiễm Zn.[22]

Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Nông (2003) cho thấy rằng, hàm lượng Pb trong ựất ở Bắc Cạn và ở Thái Nguyên càng lớn ựối với vùng gần ựô thị, KCN và khu dân cư tập trung. Tuy hàm lượng các nguyên tố chưa vượt quá TCCP nhưng hàm lượng Pb khá cao trong vài loại ựất ở vùng thành phố Thái Nguyên ựang là sự cảnh báo về môi trường. Hàm lượng Pb tại Bắc Cạn là 1,87 Ờ 3,12 mg/kg và Thái Nguyên là 1,25 Ờ 2,98 mg/kg.[12]

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiện trạng cu, pb, zn trong đất sản xuất nông nghiệp của huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)