Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản và sản lượng sữa của các nhóm bò sữa nuôi tại xí nghiệp chăn nuôi bò sữa cầu diễn (Trang 79 - 81)

5.1. Kết luận

Qua theo dõi, phân tích các số liệu thu đ−ợc, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:

- Xí nghiệp Chăn nuôi bò sữa Cầu Diễn, trong những năm qua đg có những đóng góp tích cực cho chăn nuôi bò sữa của các tỉnh phía Bắc nói chung và của Hà Nội nói riêng. Xí nghiệp có đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân lành nghề, có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi bò sữa. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, Xí nghiệp còn có những khó khăn nhất định nh− đất đai chật hẹp, chăn nuôi theo ph−ơng thức nuôi nhốt, nguồn thức ăn thô xanh phụ thuộc bên ngoài, điều kiện thời tiết, môi tr−ờng không thuận lợi.

- Kỹ thuật chăm sóc nuôi d−ỡng đàn bê ở các giai đoạn là t−ơng đối tốt, khối l−ợng trung bình các nhóm bê cái ở các tháng tuổi lần l−ợt là: Sơ sinh 30,45 kg, 3 tháng tuổi: 97,41 kg; 6 tháng tuổi: 143,13 kg; 9 tháng tuổi: 179,10 kg; 12 tháng tuổi: 254,45 kg và lúc phối giống lần đầu đạt 292,90 kg.

- Tuổi phối giống lần đầu trung bình của các nhóm bò F1, F2, F3 và HF là : 547,11 ngày (18,53 tháng).

- Tuổi đẻ lứa đầu trung bình của các nhóm bò F1, F2, F3 và HF là : 841,55 ngày (28,05 tháng).

- Khoảng cách giữa các lứa đẻ trung bình của các nhóm bò F1, F2, F3 và HF là: 446,59 ngày (14,8 tháng): bò F1 có khoảng cách giữa các lứa đẻ thấp nhất: 410,13 ngày (13,67 tháng), cao nhất là nhóm bò F3 466,02 ngày (15,53 tháng), nhóm bò F2 và HF ở mức trung bình F2 451,83 ngày (15,06 tháng) và HF 463,82 ngày (15,46 tháng).

- Hệ số phối giống trung bình của các nhóm bò F1, F2, F3 và HF qua từng lứa đẻ là 1,71 ± 0,06 lần. Thấp nhất là nhóm bò F1 : 1,57 ± 0,11 lần. Cao

nhất là nhóm bò HF : 2,00 ± 0,31 lần; nhóm bò F2 và F3 có hệ số phối giống ở mức trung bình giữa F1 và HF : 1,75 ± 0,10 lần (F2) và 1,66 ± 0,11 lần (F3). - Năng suất sữa trung bình của các nhóm bò là 4164,16 kg/ lứa (F1 Zêbu x HF), 3507,03 kg/ lứa (F2), 3498,55 kg/ lứa (F3), 3667 kg/ lứa (HF) cao nhất là nhóm bò F1 sau đến nhóm bò F2 và thấp nhất là nhóm bò F3. Bò HF có năng suất sữa cao hơn bò F2 và F3, nh−ng thấp hơn bò F1 (Zêbu x HF).

5.2 Đề nghị

- Tăng c−ờng công tác quản lý, chọn lọc giống bò sữa nhằm nâng cao chất l−ợng đàn bò sữa nuôi ở Xí nghiệp Chăn nuôi bò sữa Cầu Diễn.

- Tiếp tục đánh giá khả năng sản xuất của đàn bò lai HF, đàn bò HF thuần nuôi ở các địa ph−ơng khác để đ−a ra các giải pháp chăn nuôi bò sữa đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, tránh những rủi ro và thất bại trong chăn nuôi bò sữa đang xảy ra ở một số địa ph−ơng khác.

- Tăng c−ờng chọn lọc bò cái nền để tạo bò lai F1 có phẩm giống tốt để nhân nhanh đàn bò cái lai F2 và F3, không nên nâng tỷ lệ “máu” bò HF quá cao (trên 87,5% HF).

- Với bò HF nên nuôi ở những vùng có điều kiện đất đai rộng rgi, dồi dào thức ăn thô xanh, khí hậu thời tiết mát mẻ nh−: Mộc Châu, Lâm Đồng. Không nên nuôi bò HF ở những vùng chật hẹp, khí hậu nóng ẩm, gió rét hoặc thiếu nguồn thức ăn thô xanh.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản và sản lượng sữa của các nhóm bò sữa nuôi tại xí nghiệp chăn nuôi bò sữa cầu diễn (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)