I. Nội dung giáo dục môi trường
3. Phương pháp dạy học tích hợp GDMT
3.1. Phương pháp trần thuật. 3.2. Phương pháp giảng giải. 3.3. Phương pháp vấn đáp.
3.4. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. 3.5. Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. 3.6. Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. 3.7. Phương pháp động não.
3.8. Phương pháp giao cho học sinh làm các bài tập ở nhà.
37
Ví dụ: Lượng rác thải ở 1 thành phố lớn ven biển là 15000- 18000 m3/ngày và ngày càng tăng lên do dân số tăng. Dân chúng được cơ quan môi trường hỏi ý kiến về tìm phương án xử lí rác thải.
Ý kiến của các vai có thể như sau:
•Công nhân vệ sinh môi trường đô thị: chuyển rác ra bờ biển đốt rồi quẳng xuống đó.
•Kĩ sư đô thị: lấp vịnh để tạo thêm chỗ xây dựng
•Kĩ sư xây dựng: Sử dụng rác để lấp những chỗ trống trong thành phố để xây dựng.
•Nhà kinh doanh: nén rác, sau đó phủ bê tông làm vật liệu xây dựng.
38
Nếu bạn là thành viên của công ty môi trường đô thị, bạn chấp nhận phương án nào và vì sao? Bạn có gợi ý nào để thay thế các phương án trên không?
Cả lớp theo dõi “vở diễn” tức thời của học sinh và thảo luận cách giải quyết của mỗi “nhân vật” đối với môi trường, rút ra kết luận: mỗi người ở cương vị mình phải làm việc gì đó cho môi trường.
39
Ví dụ: Chúng ta nên làm gì để bảo vệ và phát triển rừng?
• Khích lệ mọi người phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.
• Liệt kê các ý kiến của mọi người và ghi lên bảng hoặc giấy to, không loại trừ một ý kiến nào.
• Phân loại các ý kiến
• Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận về các ý kiến vừa nêu ra.
• Tổng hợp ý kiến của học sinh xem có thắc mắc hay thay đổi gì không?
40
Ví dụ: Khi tìm hiểu nguồn nước địa phương, muốn biết độ trong sạch của nước, có thể tiến hành các thí nghiệm sau:
• Cho học sinh quan sát giọt nước dưới kính hiển vi từ các mẫu nước khác nhau. Tìm bất kì loài tảo nào, cơ thể hữu cơ nhỏ nào có trong giọt nước đó.
• Cho học sinh lấy nước ở các nguồn nước khác nhau, để nước yên tĩnh khoảng 2 giờ. Sau đó quan sát các chất bẩn lắng xuống đáy bình.
41