Bệnh gây nên dị dạng của xương 1 Thiếu chất dẫn đến dị dạng

Một phần của tài liệu bi quyet thanh cong trong chan nuoi ga pot (Trang 51 - 53)

1. Thiếu chất dẫn đến dị dạng

- Thiếu canxi (Ca) và phốt pho (P) hoặc mất cân bằng Ca và P sẽ làm gà con bị còi xương, mềm xương.

- Thiếu Vitamin D3 làm giảm hấp thu Ca và P

- Thiếu Vitamin B1 gà đi lảo đảo, nằm ngiêng và tê liệt, cổ dài. - Thiếu Vitamin B2 làm liệt ngón chân khèo

- Thiếu Vitamin B6, dáng đi thất thường, co giật.

- Thiếu Mn gây thoái hoá sụn làm khớp xương to, ống xương ngắn, biến dạng mắt cá chân tới trật gân.

- Thiếu Cholin s-ng to khớp mắt cá, chân khèo

2. Bệnh Mycoplasma chủng Synovia

Bệnh gây viêm khớp thanh dịch (Bao khớp)

Chữa bệnh bằng các loại thuốc chống Mycoplasma tương tự chữa bệnh CRD

3. Bệnh viêm khớp Reoviral

Gà mắc bệnh lúc 30 ngày tuổi trở đi. Tỷ lệ què tăng dần do viêm khớp một hoặc hai bên khớp mắt cá và khớp khuỷu chân. Có thể lên tới 10% đàn gà bị bệnh. Gà què thường chết vì thiếu nước hoặc bị dẫm đạp

Phòng bệnh:

- Chỉ mua gà giống ở các cơ sở không có bệnh hoặc đã tiêm phòng vaccin dầu. - Tiêm phòng cho đàn gà giống lần 1 lúc 4-5 ngày; lần 2 lúc 30-40 ngày tuổi. Lần 3

trước khi gà đẻ

Điều trị: có thể dùng kháng thể Gumboro của Hanvet kết hợp với kháng sinh phổ rộng

4. Viêm khớp do Staphylococus

Vi khuẩn Staphylococus là mầm bệnh chính hoặc có thể kết hợp với Mycoplasma spp. hoặc Reoviral.

Gà 8 tuần tuổi tới 16 tuổi dễ bị mắc bệnh này.

Khớp viêm, đôi khi viêm da gan bàn chân. Khớp có mủ xanh.

Phòng bệnh: Mua gà giống ở nơi ít bệnh Mycoplasma và viêm khớp Reoviral. Tăng cường vệ sinh

Chữa bệnh: Dùng một trong các kháng sinh sau: - Chlotetradexa, tiêm 1ml/3kg TT

- KCND, tiêm 1ml/3 kg TT - Sunovil-5, tiêm 1ml/2 kg TT Bệnh này chữa ít có hiệu quả

5. Bệnh viêm gan bàn chân

Nguyên nhân xảy ra có nhiều, nh-ng chủ yếu là do ổ lót, chất độn không tốt và do bệnh béo phệ

Viêm da gan bàn chân dẫn đến què, chết, giảm tỷ lệ sinh sản. Gà trống thường mắc bệnh này nhiều hơn gà mái do nặng cân hơn

Phòng bệnh: ổ lót cần giữ khô, không để có amoniac. Thực hiện cho ăn hạn chế sau khi cắt mỏ đối với gà giống. Nuôi tách riêng gà trống, mái đối với gà thịt.

6. Bệnh chân vẹo

Bệnh do gà thịt phát triển nhanh mà dinh dưỡng không cân đối. Gà bị bệnh thường vặn xương chầy và cong ngón

Phần IV Bàn về bí quyết thành công

trong chăn nuôi gà

Theo nhiều ý kiến muốn thành công trong chăn nuôi gà phải đạt được những vấn đề cơ bản sau

Một phần của tài liệu bi quyet thanh cong trong chan nuoi ga pot (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w