Vệ sinh tiêu độc phòng bệnh

Một phần của tài liệu bi quyet thanh cong trong chan nuoi ga pot (Trang 29 - 30)

Dọn sạch chuồng gà, cọ rửa nền chuồng, nếu cần thiết thì nạo vỏ lớp trên cùng của sân chơi, vườn, đồi. Tiêu độc toàn trại khi kết thúc mỗi chu kỳ nuôi gà thịt hay gà đẻ.

Vệ sinh nh- thế sẽ góp phần tăng tỷ lệ nuôi sống, giảm tỷ lệ ốm chết; tăng năng suất ở đàn gà tiếp theo.

- Phải thu dọn ổ lót, đệm để đ-a tới điểm ủ phân hoặc bãi thải.

- Nên tháo dỡ vàđ-a các thiết bị ra khỏi nhà gà để cọ rửa và sát trùng. - Thường xuyên quét sàn nhà, tiêu độc các thiết bị chuồng trại.

- Định kỳ phun các chất chống côn trùng vào các khe, kẽ tường, mái, trần, sàn để diệt hết côn trùng, bọ mạt. Nên đóng kín cửa chuồng và phun hơi Formol hoặc xông Formol với thuốc tím để tạo thành hơi sát trùng. Có thể phun Formol với thuốc 3% thẳng vào đàn gà lớn (nh-ng phải thận trọng tránh ngộ độc).

Chú ý chống độc, vì Formol là tác nhân gây ung th- mạnh.

- Đường ống nước và bể nước cũng phải sát trùng thường xuyên định kỳ.

- Nên nhớ sát trùng cuối cùng bằng Halamid (Chloramin T) với nồng độ 0,2-0,5kg. - Dùng Halamid khử trùng nguồn nước, 3g - 5g cho 1000 lít nước (1 khối)

- Kiểm soát chuột gặm nhấm, cắn gà, ăn thức ăn và là nguồn lây lan bệnh tật.

Chuột có rất nhiều tác hại, chúng phá hoại chuồng, dây điện làm bẩn thức ăn, gây bệnh và truyền nhiễm bệnh vi trùng, virus, cho gà nh-: dịch tả, thương hàn, tụ huyết trùng, virus, cúm gà, gumboro, newcastle.

Do đó phải tiêu diệt chuột bằng mọi cách: bắt, đánh bả độc, ngăn bằng lưới sắt... Nếu đánh bằng mồi bả phải chú ý tránh gây độc cho người và gà.

B. Phòng trị một số bệnh quan trọng

Một phần của tài liệu bi quyet thanh cong trong chan nuoi ga pot (Trang 29 - 30)