Sơ lợc về thân thế và sự nghiệp của I Cantơ

Một phần của tài liệu Chủ thể nhận thức trong Triết học I. Cantơ (Trang 34)

Imanuen Cantơ (Immanuel Kant) sinh ngày 22-04-1724 ở Koênícxơbéc; mất ngày 12-02-1804 tại Koênícxơbéc.

Cantơ chính là nhà triết học sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức. Ông có công rất lớn đối với sự phát triển phép biện chứng. Triết học của Cantơ nói riêng và triết học cổ điển Đức nói chung là một trong những nguồn gốc lý luận của triết học Mác-Lênin. Chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm do ông sáng lập đã có một ảnh hởng rất mạnh mẽ và dài lâu đối với Phích-tơ, Hê ghen và cả nền triết học t sản kế tiếp sau này.

Cantơ sinh tại nớc Phổ, ở Koênícxơbéc trong một gia đình thợ thủ công. Năm 1745, ông tốt nghiệp khoa Thần học tại trờng đại học tổng hợp Ko-ê-níc-xơ-béc. Sau khi học tập, nghiên cứu triết học, toán học và Thần học, Cantơ có một thời gian làm nghề gia s. Năm 1755, ông đợc nhận danh hiệu phó giáo s và từ năm 1770 đợc phong hàm giáo s giảng dạy môn lôgíc học và siêu hình học tại trờng đại học tổng hợp Koênícxơbéc.

Ông sống độc thân suốt cuộc đời và cha bao giờ đi ra khỏi thành phố Koênícxơbéc. Đặc biệt là có rất nhiều giai thoại về sự chính xác nh một chiếc đồng hồ sống trong sinh hoạt hàng ngày của Cantơ. “Toàn bộ cuộc sống của ông luôn

uel Kant (April 22, 1724 – February 12, 1804)

was a German philosopher from Prussia, generally regarded as one of Europe's most influential

thinkers and the last major philosopher of the Enlightenment. He had a major impact on the Romantic and Idealist philosophies of the 19th century, and his work was the starting point for Hegel

nhịp nhàng, đợc tính toán và giống nh một chiếc đồng hồ chính xác nhất. Vào đúng 10 giờ tối ông đi ngủ và dậy đúng 5 giờ sáng. Trong suốt 30 năm ông không một lần dậy không đúng giờ. Ông đi dạo vào đúng 19 giờ. Ngời dân Koênícxơbéc chỉnh đồng hồ của mình theo Cantơ” [15,758-759].

Năm 1781 khi đã 57 tuổi và sau 10 năm suy nghĩ, chỉnh lý, Cantơ đã công bố tác phẩm lớn nhất trong sự nghiệp triết học của ông: “Phê phán lý tính thuần tuý”. Tiếp sau đó là hai tác phẩm chính: “Phê phán lý tính thực tiễn” (1788) và “Phê phán năng lực phán đoán” (1790).

Đây cũng chính là 3 tác phẩm trả lời cho 3 câu hỏi nổi tiếng mà Cantơ đã đặt ra: “Tôi có thể biết đợc cái gì?

Tôi cần phải làm gì?

Tôi có thể hy vọng cái gì?”

Bộ ba tác phẩm này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và chúng đều nhằm mục đích giải quyết không phải về cái gì khác ngoài vì con ngời.

2.2. Quan niệm của Cantơ về cấu trúc và năng lực của chủ thể nhận thức

Lý luận nhận thức chiếm một vai trò quan trọng trong hệ thống triết học của Cantơ, chính ở đó ông đã có nhiều cống hiến, đẵ đặt ra nhiều vấn đề mà cho đến tận ngày nay chúng ta vẫn cần phải nghiên cứu. Một trong những cống hiến cốt yếu của Cantơ đó là việc ông chỉ ra đợc cấu trúc và năng lực cơ bản của chủ thể nhận thức.

Khác với tất cả các nhà triết học trớc mình, Cantơ xuất phát từ t tởng cho rằng trớc khi bắt đầu nhận thức cái gì thì phải nghiên cứu chính ngay công cụ của nhận thức và những khả năng của nhận thức, của chủ thể. Cantơ nuôi tham vọng khắc phục tính chất một chiều, sự phiến diện của cả chủ nghĩa duy cảm lẫn chủ nghĩa duy lý cực đoan. Ông coi nhiệm vụ trực tiếp của lý thuyết triết học là phải nghiên cứu khả năng nhận thức của con ngời, những giai đoạn chủ yếu của quá trình nhận thức, quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Khi thừa nhận sự tồn tại của hai nguồn gốc của nhận thức thực tế là Cantơ muốn gắn chúng lại với nhau. Ông cho rằng, có hai thân cây nhận thức của nhân loại đều bắt nguồn từ cùng một rễ chung

nhng con ngời không biết cái rễ ấy. Cái rễ ấy, theo ông đó là cảm giác và năng lực hiểu biết. Qua năng lực cảm giác, các đối tợng đợc cung cấp cho chúng ta; qua năng lực hiểu biết, các đối tợng đợc t duy. Do đó, nhận thức là một công việc hợp tác giữa chủ thể nhận thức (chủ thể t duy) và sự vật đợc nhận thức. [5, 78]

Cantơ chia năng lực của chủ thể nhận thức ra làm các loại nh sau. Đó là: tình cảm, trí tuệ và lý tính. Phù hợp với ba năng lực nhận thức này là ba bộ phận trong lý luận nhận thức của ông. Thứ nhất là mỹ học tiên nghiệm; thứ hai là phân tích tiên nghiệm và thứ ba là biện chứng tiên nghiệm. Mỹ học tiên nghiệm xem xét những vấn đề liên quan đến năng lực tình cảm. Phân tích tiên nghiệm tập trung vào giải quyết vấn đề về nguồn gốc của những tri thức về tự nhiên thuần tuý và phân tích tiên nghiệm nó còn là học thuyết về trí tuệ. Biện chứng tiên nghiệm trả lời cho câu hỏi liệu triết học (meta phisica ) có thể là một khoa học? Phân tích tiên nghiệm và biện chứng tiên nghiệm cùng nhau tạo nên lôgíc tiên nghiệm.

ứng với các loại năng lực của chủ thể nhận thức trên, theo Cantơ, quá trình nhận thức của con ngời có cấu trúc gồm các giai đoạn nh sau: giai đoạn trực quan cảm tính, giai đoạn giác tính, giai đoạn thông giác và cuối cùng là giai đoạn lý tính. Các giai đoạn nhận thức này biểu thị cho các cấp độ nhận thức từ thấp đến cao, trong đó, giai đoạn nhận thức trực quan cảm tính là giai đoạn mà Cantơ gọi là cảm năng học siêu nghiệm , giai đoạn giác tính chính là quá trình phân tích pháp siêu nghiệm, giai đoạn thông giác chính là nguyên tắc tối cao của mọi sự sử dụng giác tính. Nói cách khác, đây chính là sự phân biệt, sự thống nhất tổng hợp nguyên thủy của thông giác (quan tâm chủ yếu đến vấn đề cái tôi tiên nghiệm và cái tôi siêu nghiệm ). Còn lý tính là cấp độ cao nhất của t duy thuần tuý biện chứng tiên nghiệm.

2.2.1. Cảm tính

Khác với các nhà triết học của trờng phái duy cảm, khi đề cập đến năng lực cảm tính của chủ thể nhận thức, Cantơ đã khẳng định: để nhận thức một cái gì đó tr-

ớc hết ta cần 5 giác quan. Ông gọi chung cho năng lực cảm giác này là “cảm năng” (sinnlichkeit) “Dù bằng cách nào và với phơng tiện gì để một nhận thức có thể quan hệ đợc với các đối tợng, thì quan hệ trực tiếp (unmitelbar) bao giờ cũng bằng trực quan (Anschauung). Mọi t duy đều nhắm vào trực quan nh là phơng tiện. Trực quan chỉ có thể xảy ra trong chừng mực đối tợng đợc mang lại cho ta ; nhng điều này lại chỉ có thể có đợc ít nhất là đối với con ngời chúng ta bằng cách đối tợng kích động (affizieren) lên tâm trí ta một cách nào đó. Năng lực tiếp thu các biểu tợng (tính thu nhận-Rezeptivitọt-) do phơng cách làm thế nào để chúng ta đợc các đối tợng kích động gọi là cảm năng. Vì thế, nhờ cảm năng, những đối tợng đợc mang lại cho ta, và chỉ có cảm năng mới cung cấp cho ta những trực quan “ [7, 135].

Theo Cantơ, cảm năng là khả năng có thể đợc các đối tợng “kích động” ông gọi là “tính thụ nhận” và các tác động ấy của đối tợng sở dĩ mà ta có đợc là nhờ các trực quan. Cantơ gọi kết quả của sự tác động ấy chính là cảm giác. Và loại trực quan này là trực quan thờng nghiệm (tức là loại trực quan nào mà quan hệ với các đối t- ợng thông qua cảm giác).

Ông gọi những gì bên trong hiện tợng tơng ứng với cảm giác là “chất liệu” của hiện tợng và cái gì làm cho nội dung của hiện tợng có thể sắp xếp theo các quan hệ nào đó là mô thức của hiện tợng. Chính từ những quan niệm này, Cantơ đã đa ra hai mô thức1 thuần tuý của trực quan cảm tính nh là những nguyên tắc của nhận thức tiên nghiệm: đó là không gian và thời gian.

Nếu ở kỳ tiền phê phán, Cantơ (chịu ảnh hởng của Hium) coi không gian và thời gian là thuộc lĩnh vực vật tự nó, thì giờ đây ông coi không gian và thời gian thuộc lĩnh vực hiện tợng luận, nghĩa là lĩnh vực của kinh nghiệm cảm tính chủ quan tiên nghiệm của con ngời. Cantơ lập luận rằng “Chúng ta đều thấy mọi đối tợng của tri giác cảm tính đều nằm trong không gian - thời gian . Nhng cái gì đã cho ta căn cứ để xác định mọi đối tợng của tri giác cảm tính đều nằm trong không gian-thời gian ”. [5, 73].

ở đây, Cantơ nhận thấy ngời ta tri giác đợc các hiện tợng này bên cạnh các hiện tợng kia, cái này vuông, cái kia tròn, việc này diễn ra trớc, việc kia diễn ra sau là nhờ ở chỗ trong ý thức con ng… ời đã có sẵn năng lực (tiên nghiệm) để có thể sắp xếp, hệ thống hóa, khái quát hóa những cái lĩnh hội đợc vào trong những hình thức chủ quan.

Theo Cantơ, nhờ giác quan bên ngoài, ta hình dung những đối tợng nh là ở ngoài ta và đều ở trong không gian. Chỉ ở trong không gian, hình thể, độ lớn và quan hệ giữa những đối tợng mới đợc xác định hoặc có thể đợc xác định. Còn giác quan bên trong nhờ đó tâm thức trực quan chính mình hay trực quan trạng thái nội tâm- tuy không mang lại trực quan nào về bản thân linh hồn nh một đối tợng, nhng cũng là một mô thức nhất định, chỉ nhờ đó trực quan về trạng thái nội tâm (bên trong) mới có thể đợc thực hiện ; vì thế, tất cả những gì thuộc về những quy định bên trong đều đợc hình dung trong các quan hệ về thời gian. Ông nói: “Thời gian không thể đợc trực quan từ bên ngoài cũng nh không gian không thể đợc trực quan nh cái gì ở bên trong ta” [10, 143]. Từ những lập luận trên Cantơ đi đến sự khảo sát về không gian và thời gian với câu hỏi đợc đặt ra: vậy không gian và thời gian là gì?

*Không gian

Trớc hết, Cantơ khẳng định “không gian không phải là một khái niệm thờng nghiệm đợc rút ra từ kinh nghiệm bên ngoài” [7, 144]. Bởi vì, theo ông, để cho các cảm giác có thể quan hệ đợc với cái gì bên ngoài tôi (tức với cái gì chiếm vị trí trong không gian khác với vị trí của tôi) cũng nh để tôi có thể hình dung chúng nh là ở bên ngoài nhau và bên cạnh nhau, tức không chỉ khác nhau mà còn khác vị trí với nhau, cho nên biểu tợng về không gian phải có sẵn làm cơ sở. Hay nói cách khác biểu tợng về không gian không thể đợc vay mợn từ các mối quan hệ bên ngoài thông qua kinh nghiệm, mà trái lại, bản thân kinh nghiệm bên ngoài này cũng chỉ có thể có đợc là thông qua biểu tợng này.

Không gian là một biểu tợng tất yếu, tiên nghiệm làm cơ sở cho mọi trực quan bên ngoài. Ngời ta không bao giờ có thể có đợc biểu tợng nếu không có biểu tợng

không gian, dù ngời ta có thể dễ dàng nghĩ rằng, trong không gian ấy không có một đối tợng nào. Trên cơ sở nhận định này, Cantơ cho rằng: “Không gian phải đợc xem nh là điều kiện khả năng cho những hiện tợng , chứ không phải nh là một quy định phụ thuộc vào hiện tợng; nó là một biểu tợng tiên nghiệm, làm cơ sở cho những hiện tợng bên ngoài một cách tất yếu [7, 145]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không gian không phải là một khái niệm suy lý hay nh ngời ta quen nói, không phải là một khái niệm phổ biến về các quan hệ của sự vật nói chung, mà là một trực quan thuần tuý. Bởi vì, theo Cantơ, “ngời ta chỉ có thể hình dung một không gian duy nhất, và khi nói về nhiều không gian, ngời ta hiểu đó là những bộ phận của cùng một không gian duy nhất ấy. Những bộ phận này không thể đi trớc (vorhergehen) cái không gian duy nhất bao trùm tất cả nh thể cái là các bộ phận cấu thành của nó, (từ đó làm cho một sự tổ hợp-Zusammensetzung-có thể có đợc), trái lại chúng chỉ có thể đợc suy tởng nh đều ở trong không gian duy nhất”. [7, 146]. Từ đó, Cantơ đa ra kết luận: Không gian nhất thiết phải là một, duy nhất, còn cái đa tạp trong nó thậm chí cả khái niệm phổ biến về nhiều không gian nói chung là chỉ dựa trên những giới hạn. Và một trực quan tiên nghiệm phải làm nền tảng cho mọi khái niệm về không gian. Nhờ đó mà mọi nguyên tắc hình học, chẳng hạn nh: “trong một tam giác, tổng của hai cạnh lớn hơn cạnh thứ ba” không bao giờ đợc rút ra từ các khái niệm phổ biến về đờng thẳng và tam giác, mà là từ trực quan và nó đợc rút ra một cách tiên nghiệm với sự xác định hiển nhiên.

Vậy là không gian theo Cantơ hiểu xuất hiện là do cảm giác chủ quan. Không gian là hình thức bên ngoài của kinh nghiệm cảm tính tiên nghiệm. Chính tiên nghiệm đã “thông báo” bản chất tất yếu và phổ quát của nó cho sự quan sát trực quan, chính xác về không gian. Hay nói cách khác, không gian chính là mô thức của “giác quan bên ngoài” tức là điều kiện để trực quan các quy định thuộc quan hệ không gian nh: quang tính, hình dạng, hình thể.

Theo Cantơ, “Thời gian không phải là một khái niệm thờng nghiệm đợc rút ra từ một kinh nghiệm nào đó. Bởi vì bản thân việc xảy ra đồng thời hay xảy ra kế tiếp nhau không đến đợc với tri giác, nếu biểu tợng về thời gian không làm cơ sở một cách tiên nghiệm. Chỉ với tiền đề ấy, ngời ta mới có thể hình dung các sự vật là đang tồn tại trong cùng một thời gian (đồng thời) hoặc trong các thời gian khác nhau (kế tiếp nhau). Ông nói: “ Thời gian là một biểu tợng tất yếu làm nền móng cho mọi trực quan. Đối với những hiện tợng nói chung, ngời ta không thể thủ tiêu bản thân thời gian, mặc dù ngời ta có thể hoàn toàn tớc bỏ mọi đối tợng ra khỏi thời gian. Vì vậy thời gian đợc mang lại một cách tiên nghiệm” [7, 155].

Cũng giống nh khi khảo sát về không gian, Cantơ cũng cho rằng: thời gian xuất hiện là do cảm giác chủ quan. Nó là hình thức bên trong của kinh nghiệm cảm tính tiên nghiệm. Tính tiên nghiệm đã thông báo bản chất phổ quát và tất yếu của nó cho sự quan sát chính xác về thời gian. Cantơ nhận định “Chỉ trong thời gian mà mọi tính thực tại của những hiện tợng mới có thể có đợc. Những hiện tợng này có thể mất hết nhng bản thân thời gian (nh là điều kiện phổ biến cho khả năng của chúng) không thể bị thủ tiêu đợc. Khả năng của những nguyên tắc tất nhiên về các mối quan hệ trong thời gian hay các tiền đề về thời gian nói chung đều dựa trên tính tất yếu tiên nghiệm này. Thời gian chỉ có một chiều: những thời gian khác nhau không phải đồng thời với nhau mà là kế tiếp nhau” [7, 156].

ở đây, thời gian ở Cantơ là kế tiếp nhau, là liên tục trong khi đó thì những không gian khác nhau thì cùng tồn tại chứ không có sự kế tiếp nhau. Đây là đặc tính khác biệt giữa hai khái niệm không gian-thời gian. Và các nguyên tắc này theo Cantơ không thể đợc rút ra từ kinh nghiệm, vì kinh nghiệm không mang lại tính phổ biến chặt chẽ hiển nhiên. Từ hiểu biết kinh nghiệm, chỉ có thể nói “ tri giác thông thờng dạy cho ta biết nh thế ” chứ không thể nói : “nó phải thế ”. Các nguyên tắc này là tiên nghiệm có giá trị nh những quy luật tiên nghiệm, nhờ đó những kinh nghiệm nói chung mới có thể có đợc và dạy cho ta biết trớc khi có kinh nghiệm chứ không phải thông qua kinh nghiệm.

Mặt khác Cantơ cũng cho rằng “Thời gian không phải là một khái niệm duy lý hay nh ngời ta thờng gọi, không phải là một khái niệm phổ biến mà là một thức thuần tuý của trực quan cảm tính” [7, 156]. Với nhận định này, thời gian khác nhau đợc hiểu là những bộ phận của cùng một thời gian. Nhng, biểu tợng có thể đợc

Một phần của tài liệu Chủ thể nhận thức trong Triết học I. Cantơ (Trang 34)