4. ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN BẢO VỆ VÀ PHỤC HỒI
4.2. Hiệu năng của thời gian bảo vệ tuyến
Cả hai mô hình bảo vệ tuyến 1+1 và 1:1 đều được đánh giá thời gian hiệu năng. Hai loại của cơ chế phục hồi liên quan tới bảo vệ tuyến 1:1 là hoạch định trước (điều này được nghiên cứu để thấy được sự khác nhau thiết lập trước và mô hình tổng quát hoá M:N) và thiết lập trước. Trong cơ chế thiết lập trước, đường thứ yếu hoặc đường bảo vệ được thiết lập một mức ưu tiên và trong cơ chế hoạch định trước, đường bảo vệ được thiết lập để nhận thông báo lỗi. Cơ chế thiết lập trước được hy vọng sẽ có thời gian bảo vệ tốt hơn cơ chế hoạch định trước. Sự khác nhau chính có liên quan đến tổng thời gian bảo vệ giữa hai phương pháp này đó là: đối với thuật toán hoạch định trước, thời gian giảm thiểu lỗi bao gồm thời gian thiết lập kết nối chéo tại các nút trung gian cần thiết trên đường giảm thiểu lỗi; với các đường bảo vệ thiết lập trước, đường dự phòng được kiểm tra trạng thái cùng lúc với đường chính.
Thời gian phục hồi bắt đầu khi có lỗi và kết thúc với chuyển mạch lưu lượng trên đường dự phòng từ nguồn đến đích, cùng với quá trình xử lý nút hiện thời của việc xác thực phục hồi lưu lượng tới nút nguồn và nút đích. Thời gian phục hồi không bao gồm sự thông tin trao đổi giữa nút nguồn và đích sau khi lưu lượng được phục hồi.
Hiệu năng thời gian bảo vệ tuyến 1+1 đối với các tuyến trình bày trên hình 4.3(b) có phạm vi từ khoảng 40 ms đến dưới 60 ms, giới hạn bởi trế truyền trên đường truyền để đến nút đích. Hiệu năng thời gian đối với bảo vệ tuyến M:N giống như bảo vệ tuyến 1:1 và khác với bảo vệ tuyến 1:1 với N-M yêu cầu hoạt động không được bảo vệ, khi số yêu cầu hoạt động gặp lỗi là M.
Hình 4.3 - Hiệu năng thời gian bảo vệ đối với các tuyến mạng (a) Bảo vệ đoạn 1+1 và 1:1
(b) Bảo vệ tuyến 1+1
(c) Bảo vệ tuyến 1:1 thiết lập trước so với hoạch định trước.
Hiệu năng thời gian bảo vệ tuyến 1:1 của tất cả các tuyến đối với các lõi tuyến đơn được trình bày trong hình 4.3(c). Giả thiết thời gian thông báo lỗi trung bình là 30 ms thông qua mặt phẳng điều khiển đến nút nguồn và nút đích; trong thực tế nó phụ thuộc vào số lượng và độ dài của các nút cũng như trễ mặt phẳng điều khiển. Hiệu năng thời gian bảo vệ được đánh giá bằng thời gian xử lý và chuyển mạch nút tối ưu. Trong trường hợp đường ngắn nhất thời gian bảo vệ của các tuyến thay đổi từ 130 ms đến 160 ms đối với mô hình được thiết lập trước so với khoảng thay đổi từ 140 ms đến 250 ms đối với mô hình hoạch định trước để phục hồi hoàn chỉnh tất cả các yêu cầu lưu lượng, với yêu cầu đầu tiên phục hồi trong thời gian ngắn hơn. Thời gian thông báo và giảm thiểu lỗi nhiều hơn thời gian phục hồi lỗi do thuật toán định tuyến nguồn. Các tuyến với yêu cầu lưu lượng trong miền phục hồi nhanh hơn các tuyến với yêu cầu truyền tải lưu lượng ngoài miền. Khoảng cách giữa các phương pháp thiết lập trước và hoạch định trước được mở rộng là số các nút trung gian gia tăng với mức yêu cầu lưu lượng.