Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu phân bố hàm lượng muối dinh dưỡng (no2, no3, nh4, po4, sio4 -) khu vực cửa sông mêkông (Trang 30 - 34)

Các thông số thủy lý (nhiệt độ, độ mặn, độ đục) được đo ngay tại hiện trường

Luận văn tốt nghiệp khóa 2008-2012 SVTH: Nguyễn Hữu Thắng

Hình 3.3: Máy đo đa yếu tố thủy lý “TOA” AAQ1183 series.

Nguyên tắc chung của phương pháp so màu bằng máy quang phổ.

Phương pháp so màu được sử dụng rộng rãi để xác định các hợp phần dinh dưỡng vô cơ P, N, Si trong nước biển. Phương pháp này dựa trên tính chất của một

số dung dịch có khả năng tạo thành hỗn hợp nhuộm màu khi cho chúng tác dụng với

những hoá chất đặc trưng. Màu của hỗn hợp có thể hiện lên rất rõ ngay cả trong trường hợp nồng độ chất tan trong dung dịch rất nhỏ. Hiển nhiên, cường độ màu của

hỗn hợp tỷ lệ với nồng độ chất tan và độ dày lớp dung dịch.

Với nguyên tắc so sánh màu của dung dịch cần xác định nồng độ với màu của cũng loại dung dịch ấy nhưng đã biết trước nồng độ, ta có thể tìm được nồng độ

dung dịch cần xác định. Dung dịch đã biết trước nồng độ được gọi là dung dịch

chuẩn.

Bộ phận quan trọng của máy so màu quang điện là tế bào quang điện. Nó có

nhiệm vụ đóng mạch điện khi có ánh sáng chiếu vào. Cường độ dòng điện qua

mạch (thể hiện trên màn hình) tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng chiếu vào tế bào quang điện. Kèm theo máy còn có Cuvet, Cuvet là một cốc thuỷ tinh trong suốt (thường có dạng hình hộp hoặc dạng trụ) dùng để chứa dung dịch khi so màu [3].

Luận văn tốt nghiệp khóa 2008-2012 SVTH: Nguyễn Hữu Thắng

Theo định luật cơ bản của quang học, ánh sáng chiếu vào một vật thể trong

suốt sẽ được phân tích thành các thành phần phản xạ, hấp thụ và truyền qua. Những

thành phần này có mối liên hệ theo định luật bảo toàn:

Io = IP + Ih + It (3.V)

Trong đó: Io là cường độ dòng ánh sáng tới (nguồn sáng); IP- phản xạ ở bề

mặt vật thể; Ih -vật thể hấp thụ; It - truyền qua vật thể [3].

Ở máy so màu quang điện, vật thể được chiếu sáng chính là Cuvet có chứa

dung dịch đã hiện màu. Khi ánh sáng đi qua lớp dung dịch, nó sẽ bị hấp thụ một

phần (Ih) - phần này tỷ lệ với cường độ màu của dung dịch, nghĩa là tỷ lệ với nồng độ chất tan trong dung dịch, phần còn lại (It) được đưa tới tế bào quang điện. Những

bộ phận khác nhau của máy có nhiệm vụ biến It (cũng có nghĩa là biến Ih) thành tín hiệu và thể hiện trên màn hình. Giá trị mà đồng hồ biểu diễn gọi là "mật độ quang

học của dung dịch". Hiển nhiên, mật độ quang học của dung dịch tỷ lệ với nồng độ

của nó. Nếu đo được mật độ quang học của dung dịch cần phân tích nồng độ, so

sánh với mật độ quang học của dung dịch chuẩn (đã biết trước nồng độ) ta có thể dễ dàng xác định được nồng độ của dung dịch cần phân tích [3].

Luận văn tốt nghiệp khóa 2008-2012 SVTH: Nguyễn Hữu Thắng

Phương pháp phân tích N-NO2-. (APHA, 2005)

Phân tích N-NO2: bằng phương pháp Bendscchneider và Robinson (J. Mar. Res., 11: 87, 1952) [27].

Trong phương pháp này, NO2 được lên màu với Acid sunlfanilamide

Naphthylamin. Kết quả là tạo ra hợp chất Azon, hợp chất azon có màu hồng tươi. Sau đó, mẫu được xác định bằng phương pháp hấp thụ ở máy quang phổ tại bước sóng 530 nm.

Phương pháp phân tích N-NO3-. (APHA, 2005)

Phân tích N-NO3 bằng phương pháp Morris và Riley (Anal. Chim. Acta, 29: 272, 1963) [27].

Sử dụng phương pháp khử nitrat bằng cột Cu-Cd. NO2 tạo thành được xác

định theo phương pháp NO3 –cột NO2. Kết quả sẽ được tính lại bằng cách trừ đi lượng NO2 đã có sẵn trong mẫu.

Phương pháp phân tích NH4. (APHA, 2005)

Phân tích N-NH4 bằng phương pháp Alternative bởi Riley (Anal. Chim. Acta, 9: 575, 1953) [27].

Trong phương pháp NH4 được lên màu bằng Phenol, javetCitrate (tỉ lệ

1:4) và Sodium nitroprusside. Màu xanh Indophenol được đo bằng máy quang phổ

hoạt động tại bước sóng 640 nm.

Phương pháp phân tích PO4. (APHA, 2005)

Sử dụng phương pháp Ascorbic Acid bởi Murphy and Riley (Anal. Chim. Acta, 27: 31, 1962) [27].

Trong phương pháp này, Phosphomolybdic acid được hình thành sẽ bị khử

bởi Ascorbic acid tạo thành chất có màu xanh Molypdenum. Sau đó được đo bằng

máy quang phổ tại bước sóng 890 nm.

Luận văn tốt nghiệp khóa 2008-2012 SVTH: Nguyễn Hữu Thắng

Phương pháp khử Molybdate bởi Mullin and Riley (Anal. Chim. Acta, 12: 162, 1955) [27].

Trong phương pháp này, Phosphomolybdic acid được hình thành sẽ bị khử

bởi Molybdate tạo thành chất có màu xanh Molypden. Sau đó được đo bằng máy quang phổ tại bước sóng 810 nm.

Một phần của tài liệu phân bố hàm lượng muối dinh dưỡng (no2, no3, nh4, po4, sio4 -) khu vực cửa sông mêkông (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)