Đổi mới cơ chế cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu Ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh (Trang 74 - 80)

II. Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tạ

2. Giải pháp cụ thể để mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thơng Đống Đa

2.2 Đổi mới cơ chế cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh

Nguyên tắc quan trọng đặt lên hàng đầu trong cho vay là “an toàn và hiệu quả”. Thực tế trong công tác cho vay đã xảy ra một số mâu thuẫn cần giải quýet hài hoà là tăng cờng doanh số cho vay, tăng d nợ nhng phải giảm tỷ lệ nơ quá hạn. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trờng, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gia tăng cùng với sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu, ngành nghề kinh doanh phong phú của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, vì vậy việc thờng xuyên đổi mới, hoàn thiện cơ chế cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh là rất cần thiết. Yêu cầu đặt ra đối với cơ chế cho vay là phải gọn nhẹ, linh hoạt, phù hợp với từng thành phần kinh tế, từng loại hình doanh nghiệp, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động cho vay trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, đờng lối chính sách của Nhà nớc.

a. Thủ tục cho vay

Trên thực tế, khách hàng đã phàn nàn về sự rắc rối, nhiêu khê của thủ tục vay vốn. Trong khi đó, những thủ tục đó vẫn không làm giảm rỉu ro tín dụng mà thậm chí còn hạn chế việc khách hàng đến vay vốn Ngân hàng. Do vậy, cần đa ra thủ tục đơn giản, gọn nhẹ mà vẫn bảo đảm an toàn vốn cho Ngân hàng.

Khách hàng vay vốn luôn mong muốn đợc vay nhanh chóng, vì vậy cán bộ tín dụng cần hoàn tất hồ sơ vay vốn trong thời gian ngắn nhất nhng phải đảm bảo yếu tố đúng, đủ. Cán bộ tín dụng cần hớng dẫn khách hàng về những giấy tờ cần thiết một cách rõ ràng, để họ hiểu và thông cảm với những khó khăn của Ngân hàng. Đối với ngời vay là hộ t nhân cá thể, các giấy tờ cần đơn giản hoá, dễ hiểu và in thành mẫu chung. Ngoài ra, Ngân hàng có thể phối hợp với phòng công chứng quận để chứng nhận giấy tờ vừa chính xác và đảm bảo thời gian nhanh chóng.

Tuy nhiên, không phải vì đơn giản hoá mà bỏ qua những thủ tục cần thiết. Ví nh, để giảm thiểu rủi ro pháp lý, Ngân hàng cần xét kỹ địa vị pháp lý của ngời đại diện

vay vốn của doanh nghiệp hay hộ sản xuất. Đặc biệt đối với hộ gia đình không phải là một pháp nhân hay một cá nhân mà chỉ là một chủ thể đặc biệt trong các quan hệ dân sự theo Bộ luật dân sự Việt nam. Sự không phân biệt rõ ràng địa vị pháp lý của cá nhân và hộ gia đình có thể dẫn đến ký kết các hợp đồng tín dụng sơ hở, thiếu căn cứ pháp lý. Vì vậy, khi có tranh chấp giữa Ngân hàng và khách hàng là hộ sản xuất vay vốn thờng xảy ra trờng hợp phán quyết chỉ thi hành cỡng chế đợc tài sản cá nhân mà không thể cỡng chế tài sản chung cả hộ. Điều này dẫn đến rủi ro khi có tranh chấp vì nếu một cá nhân có chút ít kiến thức pháp luật lợi dụng sơ hở này để nhân danh hộ vay vốn thì Ngân hàng khó có thể yêu cầu truy cứu trách nhiệm dân sự của cả hộ. Nh vậy một điều kiện vay vốn tởng rất đơn giản nhng lại ẩn chứa nhiều rủi ro nếu nh không nhận thức đầy đủ theo các quy định của pháp luật.

Tóm lại, thủ tục vay vốn cần đơn giản, nhanh gọn, nhng phải đảm bảo những điều kiện cơ bản trong hoạt động cho vay.

b. Kỳ hạn cho vay

Hiện Ngân hàng Công thơng Đống Đa cho vay ngắn hạn chủ yếu có thời hạn là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng. Nh vậy về thời hạn cho vay ngắn hạn còn cứng nhắc, cha đáp ứng đợc nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp, đặc bệt là đối với những doanh nghiệp ngoài quốc doanh sản xuất kinh doanh đơn lẻ, họ chỉ trả nợ đợc Ngân hàng khi đã thu đợc tiền hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần điều chỉnh thời hạn cho vay linh hoạt hơn đối với từng loại hình doanh nghiệp.

Việc xác định kỳ hạn nợ không chỉ đơn thuần căn cứ vào bảng tổng kết tài sản, kế hoạch sản xuất mà còn phải dựa trên kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, các hợp đồng mua bán tiêu thụ sản phẩm, từ đó Ngân hàng mới xác định kỳ hạn nợ một cách chính xác.

Về kỳ hạn nợ đối với món vay trung, dài hạn:

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có nhu cầu vốn trung, dài hạn lớn do phải đổi công nghệ, thiết bị nhiều, do đó Ngân hàng cần lu ý trong việc xác định kỳ hạn cho vay phù hợp với khả năng sinh lời và tuổi thọ của máy móc,thiết bị. Theo quy định hiện hành trung hạn có thời gian không quá 5 năm, dài hạn là trên 5 năm, nhng Ngân hàng không nên gò ép thời hạn cho vay theo chủ quan sẽ dẫn đến áp lực về tài chính cho doanh nghiệp.

Một số trờng hợp trớc đây do thiếu vốn nên có những doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã sử dụng vốn lu động để mua sắm thiết bị, xây dựng cơ bản mà cha có nguồn bù đắp thì nên tiếp tục cho các doanh nghiệp đó đợc vay vốn trung, dài hạn để bù đắp nhằm tháo gỡ khó khăn cho họ.

Ngân hàng nên mở rộng các hình thức đầu t, cho vay mới thích hợp với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó chú trọng hình thức tín dụng thuê mua.

c. Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay là vấn đề không chỉ Ngân hàng quan tâm mà các chủ thể kinh doanh luôn chú ý, là điểm hội tụ của nhiều mối quan hệ, liên quan trực tiếp đến lợi ích vật chất của các bên. Lãi suất cho vay phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế khác nhau nên để đa ra mức lãi suất mới cần phải thay đổi nhiều yếu tố khác. Hiện nay, Ngân hàng Công thơng Đống Đa thực thi mức lãi suất dựa trên khung lãi suất do Ngân hàng Công thơng Việt nam quy định. Ngân hàng áp dụng mức lãi suất chung cho tất cả các thành phần kinh tế và mức lãi suất cho vay ngắn, trung, dài hạn chung là 0,85%/ tháng. Tuy nhiên, với mức lãi suất cứng nhắc sẽ trở thành yếu tố kìm hãm hoạt động cho vay của Ngân hàng, vì vậy lãi suất cần đợc vận dụng linh hoạt.

Chính sách lãi suất phải linh hoạt theo kỳ hạn của món vay. Thông thờng lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn lãi suất cho vay trung, dài hạn vì cho vay trung, dài hạn chứa nhiều yếu tố rủi ro hơn. Nhng trong các khoản cho vay trung, dài hạn, Ngân hàng nên điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng định kỳ của thời hạn cho vay chứ không nên chỉ áp dụng một mức lãi suất trong suốt kỳ hạn cho vay vì dễ dẫn đến rủi ro lãi suất. Nếu lãi suất thị trờng tăng cao hơn mức lãi suất cho vay của món vay trung, dài hạn nào đó thì khi đó Ngân hàng sẽ bị thiệt và ngợc lại lãi suất thị tr- ờng giảm thấp hơn lãi suất cho vay của Ngân hàng thì doanh nghiệp bị thiệt. Nh vậy, cả Ngân hàng và khách hàng đều có nguy cơ thua lỗ nếu trong suốt thời hạn của món vaychỉ áp dụng một mức lãi suất.

Để đảm bảo tính công bằng trong cho vay, Ngân hàng chỉ áp dụng một mức lãi suất chung cho tất cả các thnàh phần kinh tế. Tuy nhiên, với sự non yếu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của ta hiện nay thì cần có mức lãi suất u đãi để hỗ trợ họ cùng phát triển.

Thêm vào đó, Ngân hàng cần áp dụng lãi suất linh hoạt theo mức vay vốn. Để khuyến khích khách hàng vay vốn, Ngân hàng nên đa ra mức lãi suất linh hoạt theo lợng vốn vay của khách hàng. Ví nh những khoản vay với khối lợng lớn nên áp dụng mức lãi suất thấp hơn.

Ngân hàng là ngời đi vay để cho vay, do đó không thể tăng quy mô cho vay kinh tế ngoài quốc doanh nếu công tác huy động vốn của Ngân hàng không đợc cải thiện. Để tiến tới giảm lãi suất cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, Ngân hàng cần có chi phí đầu vào thấp. Tăng cờng nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng là một giải pháp hạn chế chi phí đầu vào. Ngoài ra, Ngân hàng nên hạn chế tối đa các chi phí không cần thiết khác để hạ lãi suất đầu ra nhằm tăng trởng tín dụng ngoài quốc doanh, tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

d. Cơ chế bảo đảm

- Tài sản thế chấp: đất đai, nhà cửa, .... thuộc quyền sở hữu của ngời đi vay và đợc định gía70% giá trị tài sản thế chấp.

- Cầm cố: các loại chứng từ có giá, kim loại quý, đá quý... - Bảo lãnh: Tuỳ thuộc vào mức độ tin cậy của ngời bảo lãnh.

- Ký quỹ tiền gửi: số tiền ký quỹ tơng ứng ít nhất với một kỳ trả nợ.

Hiện nay, Ngân hàng mới chỉ áp dụng hình đảm bảo bằng tài sản thế chấp. Trong khi đó các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hầu nh có tài sản với giá trị rất thấp, vì vậy họ không đủ điều kiện để vay vốn lớn thậm chí họ không có tài sản đáng giá để co thể đem thế chấp. Vì vậy, Ngân hàng nên kết hợp nhiều hình thức đảm bảo khác nhau để giải quyết đợc nhiều nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Có thể phân định một số dạng cụ thể nh sau:

+ Đối với doanh nghiệp đợc bảo lãnh tín dụng một phần và đủ tài sản thế chấp cho phần cón lại thì yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đảm bảo đủ nợ theo yêu cầu.

+ Đối với doanh nghiệp đợc bảo lãnh tín dụng một phần và tài sản thế chấp không đủ đảm bảo cho phần còn lại thì yêu cầu doanh nghiệp dùng tài sản hình thành bằng vốn vay tiếp tục bảo đảm cho phần nợ vay còn lại.

+ Đối với các doanh nghiệp không đủ điều kiện để thực hiện nh hai dạng trên thì Ngân hàng phải chú trọng thẩm định dự án, phơng án vay bằng vốn thông qua hội đồng tín dụng, trong đó có các chuyên gia t vấn theo chuyên môn, yêu cầu để quyết định có cho vay hay không và cho vay ở mức bao nhiêu.

Bản thân tài sản thế chấp cũng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro nh tính chính xác về quyền sở hữu tài sản mang thế chấp, sự biến độn giá cả tài sản đem thế chấp và những tác động khác gây h hại cho tài sản thế chấp ... Vì vậy, không những phải đa dạng hoá hình thức bảo đảm còn phải có phơng pháp quản lý tài sản thế chấp, cầm cố, có kế hoạch xây dựng kho bãi để cất trữ và bảo quản những tài sản này nhằm tránh những mất mát do sự giảm giá trị của tài sản thế chấp.

Rất nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có giấy tờ đất đai, giấy phép xây dựng hoặc mua bán các tài sản đó đều không thông qua các cơ quan chức năng có thẩm quyền mà chỉ là tờ giao kèo giữa bên mua và bên bán. Vì vậy, Ngân hàng cần tăng cờng khâu quản lý, kiểm tra thờng xuyên đối với những tài sản thế chấp, cầm cố để có những biện pháp chấn chỉnh và xử lý kịp thời để tránh trờng doanh nghiệp dùng một tài sản thế chấp đi vay nhiều Ngân hàng trong cùng một lúc. Để hoạt động này có hiệu quả, Ngân hàng cần có sự phối hợp chặt chẽ với các Ngân hàng khác, chính quyền địa phơng và những cơ quan Nhà nớc có chức năng trong việc thẩm tra, giám sát tài sản của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

- Phát triển hình thức bảo đảm bằng các chứng từ có giá. Đây cũng là một loại tài sản đem thế chấp nhng nó là một đặc biệt. Ưu điểm của loại tài sản này là gọn nhẹ, không bị tác động của những yếu tố môi trờng, những tác động lý, hoá nên dễ bảo quản. Nhng u điểm lớn nhất vẫn là loại tài sản nay có khả năng sinh lời, tất nhiên là vẫn còn nhiều yếu tố rủi ro vì những tác động kinh tế. Muốn áp dụng hình thức bảo đảm này một cách rộng rãi thì điều kiện đầu tiên là phải phát triển thị tr- ờng chứng khoán để các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, thơng phiếu... dễ dàng đợc mua bán trên thị trờng mà không phải qua các cơ quan trung gian và giá cả của các chứng khoán đợc xác định rõ ràng. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trờng chứng khoán của chúng ta hiện nay thì loại giấy tờ có giá mà có tính ổn định cao và chứa đựng ít rủi ro nhất là trái phiếu Chính phủ, Ngân hàng nên mở rộng hình thức bảo đảm bằng loại tài sản này.

- Hình thức bảo lãnh cũng là một hình thức bảo đảm có nhiều u điểm, giúp cho những doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập có điều kiện vay vốn Ngân hàng thông mà vẫn đảm bảo an toàn vốn cho Ngân hàng.Tuy nhiên, ở Việt nam hoạt động bảo lãnh vẫn còn hạn hẹp vầ quy chế bảo lãnh cha đầy đủ. Do đó, Ngân hàng Việt nam và ngân hàng Công thơng Việt nam cần sớm đa ra những quy định cụ thể trong hoạt động bảo lãnh để các Chi nhánh áp dụng một cách tốt nhất những u thế của hình thức bảo lãnh mang lại. Đặc biệt đối với các đơn vị kinh tế thuộc khu vực ngoài quốc doanh hiện cha có cơ quan nào quản lý và “đỡ đầu”, do vậy, phát triển hình thức bảo đảm vốn vay thông qua dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng, tổ chức, doanh nghiệp lớn có uy tín là rất cần thiết.

- Bên cạnh đó còn hình thức bảo đảm bằng các khoản phải thu, hàng tồn kho, các hợp đồng...Hình thức này đòi hỏi nhiều thủ tục hành chính và sự giám sát thờng xuyên.

Mỗi hình thức bảo đảm đều có những u và nhợc điểm của nó, tuy nhiên, việc sử dụngchúng một cách tổng hợp và linh hoá để chúng bù đắp và bổ sung cho nhau thì sẽ tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay đợc vốn Ngân hàng mà Ngân hàng vẫn baỏ toàn vốn.

e. Đa dạng hoá phơng thức cho vay

Hiện nay, nhctrung, dài hạn chủ yếu cho vay từng món, phơng thức cho vay này đảm bảo an toàn vốn nhng không tạo điều kiện thuận lợi cho những khách hàng có vòng quay vốn nhanh. Việc cho vay từng lần quá phiền phức về thủ tục, nhiều khi chậm trễ làm nỡ cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp vốn là những khách hàng truyền thống và quan trọng. Do đó, nên cho phép khách hàng đợc rút vổntong một giới hạn nào đó (mức vay hoặc d nợ tối đa) quy định trong thời hạn hiệu lực của hợp dồng tín dụng. Đây chính là hình thức tín dụng hạn mức. Hiện nay các Ngân hàng

của ta mới chỉ áp dụng hình thức này đối với các doanh nghiệp Nhà nớc, tuy nhiên để mở rộng cho vay ngoài quốc doanh, Ngân hàng cần áp dụng hình thức này đối với những doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn có uy tín và là khách hàng truyền thống của Ngân hàng.

Ngân hàng có thể áp dụng kỹ htuật cấp tín dụng hạn mức nh sau:

• Cho vay theo luân chuyển vật t hàng hoá

Đây là việc Ngân hàng ký với khách hàng một hợp đồng tín dụng thoả thuận về hạn mức tín dụng, cách thức giải ngân, thu nợ, thu lãi, phơng thức thanh lý hợp đồng và biện pháp bảo đảm và các điều kiện khác.

Hạn mức tín dụng = Nhu cầu vốn lu động cao nhất – Vốn của khách hàng tham gia vào tài sản lu động

Nhu cầu vốn lu động cao nhất do khách hàng tính toán theo thời điểm mà tại đó nhu cầu dự trữ có thể đạt mức tối đa. Sau khi tính toán hạn mức tín dụng cần phải so sánh với các giới hạn cho vay theo luật định để thoả thuận hạn mức tín dụng trớc khi đi đến ký kết hợp đồng tín dụng chính thức.

Giải ngân: Trong phạm vi hạn mức tín dụng, khách hàng có thể rút vốn trên

Một phần của tài liệu Ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w